Để phát hiện sớm và giúp con vượt qua căn bệnh trầm cảm, cha mẹ cần chủ động quan tâm, trò chuyện đặc biệt là nắm rõ các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em. Dưới đây là 14 dấu hiệu cảnh báo thường thấy đối với căn bệnh trầm cảm này ở trẻ.
1. Khó chịu hoặc tức giận
Trẻ thường xuyên thể hiện cảm xúc như tức giận, khó chịu với những vấn đề nhỏ và ngay cả khi chúng đã được giải quyết. Đôi khi, chính bản thân trẻ cũng không thể hiểu lý do của sự tức giận, bực bội đó là gì.
Cảm giác khó chịu hoặc tức giận luôn thường trực ở trẻ (Nguồn: heysigmund.com)
2. Cảm giác buồn bã và vô vọng liên tục
Đây cũng là dấu hiệu phổ biến của căn bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh hay các chứng bệnh trầm cảm khác. Biểu hiện chính là tâm trạng buồn bã, tuyệt vọng, không còn tin tưởng ở bản thân và dễ khóc.
3. Xa lánh xã hội
Dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em còn được thể hiện ở việc trẻ tự tách mình với mọi người xung quanh. Trường học, khu vui chơi hay những nơi tập trung đông người đều không phải là sự lựa chọn của trẻ. Lúc này ba mẹ cần phải trở thành người bạn chia sẻ với bé, thường xuyên chơi đùa, kể những cuốn truyện bổ ích cho bé nghe hay cùng nhau làm những gì bé thích để bé vẫn cảm nhận được sự quan tâm từ những người xung quanh.
Trẻ có xu hướng tự tách mình với mọi người (Nguồn: hindustantimes.com)
4. Tăng độ nhạy cảm với sự từ chối
Đôi khi, những sự từ chối từ cha mẹ, bạn bè hay những người xung quanh có thể tạo ra các phản ứng tiêu cực hơn từ trẻ. Mức độ thất vọng, buồn bã hay giận dỗi của bé sẽ cao hơn so với bình thường.
5. Thay đổi khẩu vị – tăng hoặc giảm
Những món kem mát lành được các bé ưa thích trước đây bỗng dưng bị chính bé từ chối bởi sự thay đổi về khẩu vị. Trẻ cũng có thể ăn đồ mặn hay nhạt hơn, cay hơn so với trước.
6. Thay đổi giấc ngủ – mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
Triệu chứng trầm cảm ở trẻ em có thể biểu hiện ở cả giấc ngủ. Trẻ có thể bị mất ngủ hoặc ngủ nhiều hơn so với mọi ngày. Nguyên nhân có thể đến từ những suy nghĩ, lo âu và tâm lý không ổn định của trẻ. Tập cho trẻ có được thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ bằng các phương pháp có được giấc ngủ sâu hiệu quả để cải thiện tình hình sức khỏe cũng như ngăn chặn căn bệnh trầm cảm.
Trẻ có thể thức khuya và ngủ nhiều hơn vào ban ngày (Nguồn: memoryfoamtalk.com)
7. Trẻ khóc và hát to hơn
Khi gặp những vấn đề về tâm lý, khả năng kiểm soát cảm xúc và biểu lộ chúng sẽ không còn được ổn định. Các bé sẽ có xu hướng khóc to hơn, hát to hơn với những ca từ được lặp lại và hết sức khó hiểu.
8. Khó tập trung
Bé có thể luôn trong trạng thái lơ đãng, không chú ý. Bạn thường phải lặp đi lặp lại một câu hỏi rất nhiều lần, bé cũng không nhớ những sự kiện vừa mới xảy ra do không có sự tập trung. Tuy nhiên, biểu hiện khó tập trung lại rất phổ biến ở trẻ nhỏ.
9. Mệt mỏi và năng lượng thấp
Cảm giác mệt mỏi và thiếu năng lượng theo bé hàng ngày ngay cả khi bạn đã cố gắng bổ sung chế độ dinh dưỡng tối ưu cho bé. Đây là vấn đề xuất phát từ tâm lý của trẻ, những phương pháp như tập thể thao hay vận động đều không mấy hiệu quả.
Trẻ thể hiện sự uể oải và không muốn vận động (Nguồn: stonybrook.edu)
10. Khiếu nại về thể chất (như đau dạ dày, đau đầu) không đáp ứng với điều trị
Bé sẽ nói với bạn rằng mình đang bị đau đầu hoặc đau dạ dày và muốn nghỉ ngơi. Nhưng khi bạn đề nghị đến bệnh viện để khám hay uống thuốc thường sẽ bị bé từ chối. Vậy nên cha mẹ cần hiểu rõ vấn đề để giúp bé vượt qua căn bệnh này.
11. Giảm khả năng hoạt động
Đa số trường hợp trẻ em bị trầm cảm thường không muốn tiếp xúc với đám đông. Các hoạt động như ngoại khóa hay sự kiện đông người bé sẽ tìm cách để né tránh và không hứng thú tham dự như những đứa trẻ khác.
Xu hướng của trẻ bị trầm cảm là né tránh đám đông (Nguồn: successtms.com)
12. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi
Bé có thể sẽ nhạy cảm hơn với những góp ý từ người khác. Bản thân bé khi bị trầm cảm sẽ luôn tự dằn vặt, cảm giác vô dụng và tội lỗi. Những lời lẽ hay hành động trách phạt gay gắt từ người lớn có thể khiến bé dẫn đến hành động tiêu cực nhất là tự tử.
13. Suy nghĩ hoặc tập trung suy giảm
Khả năng tập trung và tư duy, suy luận của bé sẽ bị suy giảm khi mắc phải chứng trầm cảm. Kéo theo kết quả học hành sa sút, khả năng giao tiếp cũng không còn ổn định.
Trẻ không thể suy nghĩ hay tập trung về một vấn đề lâu hơn (Nguồn: therahnuma.com)
14. Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
Đây là dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em nguy hiểm nhất mà bạn cần đặc biệt lưu tâm. Đôi khi, bé sẽ hỏi mọi người xung quanh những câu hỏi liên quan tới cái chết thậm chí là ý định tự tử. Việc tiếp xúc với Internet hay các luồng thông tin độc hại khác rất có thể sẽ khiến bé trở lên tiêu cực và bất ổn hơn.
Bạn nên đặc biệt chú ý về những nội dung mà bé tiếp xúc trên mạng (Nguồn: theconversation.com)
Trên đây là những ý kiến chia sẻ về các dấu hiệu bệnh trầm cảm ở trẻ em. Xin lưu ý rằng trầm cảm không đồng nghĩa với trạng thái cảm xúc như buồn rầu, chán nản không có khuôn mẫu và biểu hiện nhất định nên cách tốt nhất để cùng con vượt qua và tránh khỏi căn bệnh này là sự quan tâm, chia sẻ từ cha mẹ, bạn bè và người thân. Bên cạnh đó, việc đọc và tham khảo những cuốn sách hay về chăm sóc và nuôi dạy con là phương pháp điều trị tâm lý hiệu quả sẽ giúp cha mẹ rất nhiều trong việc thấu hiểu và làm bạn với con cái.