Ngoài thời kỳ mang thai thì sau sinh cũng là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với một người phụ nữ. Nếu không có sự chăm sóc đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là các kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh trong trường hợp sinh thường và sinh mổ bạn nên tham khảo.
1. Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh đúng cách
1.1. Chăm sóc mẹ sau sinh thường
1.1.1. Chế độ dinh dưỡng
Quá trình diễn ra sinh thường vô cùng khắc nghiệt, các bà mẹ phải trải qua các cơn đau như xé da thịt và dần có các biến chuyển về cơ thể ngay sau sinh. Trong quá trình hồi sức tức 2,3 tháng sau sinh bạn cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để nhanh chóng lấy lại sức khỏe, không nên kiêng khem quá dẫn đến thiếu chất và gây suy nhược cơ thể. Những thực phẩm mà bạn cần bổ sung trong giai đoạn này là rau củ quả tươi xanh đã qua diệt khuẩn, tinh bột trong cơm, ngô, khoai, sắn, bánh mì.. và protein, canxi từ thịt nạc, sữa, trứng và các loại đậu. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm ngon bổ giúp lợi sữa sau sinh như rong biển, móng giò hầm, ngó sen hoặc các loại sữa hạt giàu dinh dưỡng.
Phụ nữ sau sinh thường có cơ thể nhạy cảm cần được chăm sóc đúng cách (Nguồn: huggies.com.vn)
1.1.2. Chế độ nghỉ ngơi
Ngay tuần đầu sau sinh bạn nên dành nhiều thời gian cho các giấc ngủ sâu để thư giãn đầu óc, giảm stress cũng như tăng tốc độ hồi phục sức khỏe cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế làm việc nặng, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, cho trẻ bú sớm để ngăn chặn tình trạng sa tử cung và các dấu hiệu bệnh lý sau sinh nguy hiểm khác.
1.1.3. Vận động vừa phải
Việc vận động vừa phải luôn có trong lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa dành cho mẹ sau sinh. Đây là yếu tố giúp giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi, khắc phục tình trạng đau lưng, tăng cường lưu thông máu, giảm táo bón và giảm tỷ lệ mắc các căn bệnh nguy hiểm khác. Bạn nên vận động bằng cách đi lại trong nhà, xoa bóp chân tay, gập đầu gối, mát xa lưng và tránh xa khói bụi, nắng nóng, tiếng ồn để cơ thể phục hồi nhanh nhất nhé.
Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh để tránh trầm cảm (Nguồn: hellobacsi.com)
1.1.4. Cách xử lý các dấu hiệu sau sinh
Việc một số bộ phận trên cơ thể bỗng nhiên “dở chứng”, gây khó chịu sau sinh diễn ra ở không ít bà mẹ. Các dấu hiệu phổ biến có thể nhắc tới là đau bụng, đi tiểu nhiều, chảy máu âm đạo và táo bón triền miên. Khi có các triệu chứng này thì bạn không nên lo lắng mà tập trung uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế vệ sinh âm đạo bằng dung dịch hóa học, đi lại nhẹ nhàng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo tư vấn của bác sĩ để hạn chế quặn thắt tử cung.
1.2. Chăm sóc mẹ sau khi sinh mổ
1.2.1. Cách chăm sóc vết mổ
Quá trình sinh mổ diễn ra nhanh hơn nhưng các triệu chứng khó chịu để lại sẽ dai dẳng và phức tạp hơn sinh thường. Vết mổ là vị trí quan trọng nhất mà bạn cần chăm sóc để tránh nhiễm trùng cũng như nhanh hồi phục. Ngoài các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ thì bạn nên kết hợp lau người bằng nước ấm nhẹ nhàng và hạn chế làm ướt vết mổ, tuyệt đối không bôi các loại thuốc nằm ngoài chỉ định của bác sĩ.
1.2.2. Chế độ dinh dưỡng
Từ ngày thứ 2 sau khi sinh thì các mẹ nên bổ sung nhiều đạm và canxi cho cơ thể bằng cách ăn các loại thịt nạc hữu cơ tươi sạch, sữa hạt hoặc trứng. Ngoài ra, nên tìm hiểu và loại bỏ các thực phẩm dễ gây kích ứng ruột cũng như gây tiêu chảy ra khỏi thực đơn của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại rau xanh giúp lợi sữa, tăng tốc độ hồi phục cho cơ thể như mồng tơi, thì là, giá đỗ…..
1.2.3. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý
Ngay sau khi gỡ ống tiểu, bạn cần thường xuyên đi lại nhẹ nhàng hoặc kết hợp với các bài tập mát xa tay chân để lưu thông mạch máu, nhanh chóng hồi phục các chức năng của cơ thể và hạn chế các biến chứng sau sinh mổ. Đối với các mẹ đã nghỉ ngơi được 1 tháng thì có thể bắt đầu thực hiện các bài tập nhẹ nhàng giúp giảm cân hiệu quả, tăng độ dẻo dai và tăng tốc quá trình hồi phục.
1.2.4. Cách vệ sinh và cho con bú
24 giờ sau sinh là thời điểm tốt nhất để các mẹ cho con bú vì lúc này nguồn dinh dưỡng trong sữa sẽ đạt ở mức cao nhất, nhiều khoáng chất và đề kháng cho trẻ tránh khỏi các căn bệnh trong quá trình phát triển. Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh thì bạn nên vệ sinh thân thể thường xuyên bằng khăn ẩm, hạn chế để vết mổ dính nước và đánh răng, rửa mặt kỹ để không nhiễm vi khuẩn sang con.
2. Các bộ phận cần chăm sóc sau sinh mẹ nên lưu ý
2.1. Chăm sóc da
Lắng nghe các kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh từ nhiều chị em phụ nữ thì có vẻ yếu tố được nhiều người quan tâm nhất đó là da mặt và da bụng. Quá trình mang thai khiến da mặt thêm sần sùi, da bụng nhăn nheo và đen sạm nên không ít bà mẹ tự ti và tìm đến các lộ trình chăm sóc đặc biệt để phục hồi nhanh nhất. Hiện nay trên thị trường có không ít các sản phẩm chăm sóc da cơ bản và chất lượng cho bạn tham khảo, ứng dụng hiệu quả.
2.2. Chăm sóc tóc
Không ít bà mẹ phải tìm đến các phương pháp trị rụng tóc sau sinh an toàn để khắc phục tình trạng vô cùng khó chịu này. Đây là biến chứng dễ thấy sau quá trình thay đổi hormone trong cơ thể, các mẹ cần chú ý quan sát dấu hiệu để có biện pháp cải thiện nhanh chóng.
Phụ nữ sau sinh cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách (Nguồn: maxxhair.vn)
2.3. Chăm sóc vóc dáng
Dù bạn phải trải qua quá trình sinh mổ hay sinh thường đều sẽ để lại trên da các vết rạn thâm đen xấu xí, vòng hai thô kệch và chảy xệ khiến bạn mất tự tin. Nếu có thể bạn hãy dành thời gian thực hiện đều đặn các bài tập và thói quen tốt là biện pháp lành mạnh giúp bạn lấy lại vóc dáng sau sinh nhanh chóng. Đây cũng là cách giúp tinh thần thoải mái, tránh khỏi các dấu hiệu trầm cảm và stress.
2.4. Chăm sóc răng
Sau sinh là quãng thời gian mà hầu hết các bộ phận trên cơ thể phụ nữ đều chịu tác động không nhỏ, có những biến chuyển đôi khi không thể cảm nhận rõ rệt. Răng là một trong số đó, thời gian này là lúc răng rất yếu, dễ bị tê buốt và lung lay, vi khuẩn trong khoang miệng xuất hiện nhiều và dễ lây lan sang trẻ. Chính vì thế mẹ cần chọn loại bàn chải đánh răng mềm, súc miệng bằng nước ấm, hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt hoặc tìm đến các sản phẩm chăm sóc răng miệng hiệu quả khác để giữ cho răng chắc khỏe cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong miệng.
2.5. Chăm sóc vùng kín sau sinh
Chăm sóc vùng kín sau sinh mổ sẽ phức tạp và khó khăn hơn sinh thường, tuy nhiên dù bạn trải qua quá trình nào thì đây vẫn là bộ phận cần được chăm sóc đặc biệt. Hệ quả dễ thấy ở các chị em phụ nữ sau sinh là âm đạo giãn mạnh, thâm đen hoặc đau buốt do bị rách. Để khắc phục điều này, chị em phụ nữ cần đặt túi chườm lạnh lên vết rách, vệ sinh âm đạo thường xuyên bằng nước ấm, lau khô sạch sẽ trước khi mặc quần áo hoặc sử dụng dầu bôi trơn nếu cảm thấy khô rát. Trong khoảng 2-4 tuần sau sinh, các mẹ cũng nên để ý tới dịch âm đạo, nếu thấy xuất hiện nhiều máu hoặc có mùi hôi thì nên tìm đến các cơ sở uy tín để tiếp nhận các tư vấn của bác sĩ.
Trên đây là toàn bộ các kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ sau sinh cho chị em phụ nữ tham khảo, cũng như giúp các ông chồng biết cách hỗ trợ vợ trong quá trình hồi phục. Ngoài việc thực hiện ở nhà, gia đình nên tìm mua các dịch vụ chăm sóc sau sinh chuyên nghiệp để hạn chế các biến chứng gây nguy hiểm cho cơ thể mẹ. Hiện nay trên Useful đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc mẹ bầu và sau sinh uy tín và chất lượng, bạn có thể đặt lịch nhanh chóng và nhận giá cả ưu đãi bất ngờ.