11 tác dụng của rau răm với sức khỏe đàn ông, phụ nữ làm đẹp, trị bệnh

Rau răm có vị cay nóng, tính ấm nên thường được kết hợp với các thực phẩm khó tiêu để tiêu trừ chướng bụng. Ngoài ra, các tác dụng của rau răm còn có gì nữa? Tham khảo các thông tin sau đây của Blog Useful để sử dụng loại rau này một cách hợp lý, phát huy tối ưu những công dụng của nó nhé.

1. Ăn rau răm có tác dụng như thế nào

Theo Đông y, rau răm là loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể. Ăn rau răm sống sẽ giúp làm ấm bụng, kích thích tiêu hóa, tán hàn và sát trùng. Ngoài ra nó còn có thể giúp sáng mắt, khỏe gân cốt, trị chứng chuột rút, chữa đầy hơi, đau bụng lạnh, tiêu chảy, kém ăn. Các tác dụng khác như hạ sốt, lợi tiểu, chống nôn hay các bệnh ngoài da đều đã được công nhận là có hiệu quả.

Hình ảnh cây rau răm

Hình ảnh cây rau răm (Nguồn:baomoi.com)

1.1 Chữa bệnh cảm cúm

Để trị cảm cúm, bạn lấy một nắm rau răm và 3 lát gừng, giã nhỏ hai thứ rồi vắt lấy nước uống. Rau răm và gừng đều có tính ấm, thức uống thơm ngon bổ dưỡng từ các nguyên liệu có tác dụng tán hàn giải cảm, giảm tình trạng nghẹt mũi ở người ốm.

1.2 Chữa rắn cắn

Nếu phát hiện có người bị rắn cắn thì nhanh chóng giã nhỏ rau răm, cho bệnh nhân uống nước còn bã thì đắp vào vết cắn rồi băng lại. Thực hiện càng sớm càng tốt. Khả năng giải độc và sát trùng của loại thực phẩm này sẽ là cách sơ cứu rất hiệu quả.

1.3 Giảm và chữa triệu chứng đầy hơi chướng bụng, tiêu hóa kém

Như đã nhắc đến ngay từ đầu, loại rau gia vị rất tốt cho sức khỏe có thể giảm tình trạng chướng bụng nhờ tính ấm và khả năng kích thích tiêu hóa. Nếu bị chướng bụng, bạn hãy lấy một nắm rau răm giã nhỏ, vắt lấy nước uống rồi dùng bã xoa xung quanh rốn. Tình trạng đầy hơi sẽ nhanh chóng biến mất.

Những người dễ bị chướng bụng thì khi ăn các món như trứng vịt lộn nên ăn kèm rau răm để dễ tiêu ngay từ đầu và không nên ăn quá nhiều trong một lần.

Công dụng của rau răm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả

Công dụng của rau răm giảm tình trạng đầy hơi chướng bụng hiệu quả (Nguồn: draxe.com)

1.4 Trị bệnh nước ăn chân

Tác dụng của rau răm ngoài trị các bệnh từ bên trong còn có thể sát khuẩn ngoài da. Nếu bị nước ăn chân hãy lấy rau răm giã nhỏ, đắp vào chỗ bị nước ăn hoặc dùng nước chấm vào vết thương mỗi ngày 2 lần. Hạn chế tiếp xúc với nước, giữ chân được khô ráo để tránh bội nhiễm.

1.5 Điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Rau răm là loại rau củ quả chăm sóc sức khỏe rất tốt cho tất cả mọi người, để biết rau răm trị bệnh gì thì bạn cứ nhìn vào đặc tính của nó là rõ. Với tính ấm, tiêu chướng, tán hàn thì các bệnh có nguyên nhân do tính lạnh gây ra đều có thể dùng rau răm để cải thiện.

Bạn dùng rau răm đã phơi khô cùng với các loại rau củ quả khác là kinh giới, quế, gừng nướng, bạch truật, lương khương và cho vào sắc lấy nước uống. Mỗi ngày 2 lần để cơ thể ấm lại và trị tiêu chảy. Rau răm có công dụng tán hàn nên sẽ nhanh chóng giải quyết được nguyên nhân từ gốc. Ngoài ra, phòng còn hơn chữa nên nếu bụng dạ nhạy cảm thì hãy hạn chế ăn các món có tính hàn, rất dễ bị đau bụng tiêu chảy.

Tác dụng của rau răm giúp điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh

Tác dụng của rau răm giúp điều trị đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh (Nguồn: baomoi.zadn.vn)

1.6 Cải thiện tình trạng kém ăn

Rau răm lấy cả thân cây đem sắc lên rồi uống sau bữa ăn. Tác dụng của rau răm là kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn. Người kém ăn sẽ nhanh chóng muốn ăn và ăn uống tốt hơn. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài mãi không có tiến triển thì bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác mới có thể điều trị được. Rau răm cũng chỉ là thành phần hỗ trợ và là mẹo dân gian mà thôi.

1.7 Hỗ trợ chữa các bệnh ngoài da

Rau răm là thực phẩm từ tự nhiên hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như ghẻ lở, hắc lào bằng cách đem cây rau răm ngâm rượu rồi dùng rượu đó bôi ngoài da. Lấy bã đắp sau khi bôi rồi băng lại. Tính sát khuẩn của rau răm sẽ làm các vết ghẻ nhanh lành.

1.8 Chữa say nắng

Vào mùa hè, khi nhiệt độ tăng quá cao thì rất dễ bị say nắng khi lao động ngoài trời. Khi bị say nắng, bạn lấy rau răm tươi giã nhỏ, vắt lấy nước đun sôi rồi để nguội mới uống. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng chóng mặt, nôn mửa, tiêu chảy của người bị say nắng.

Lợi ích của răm răm chữa say nắng hữu hiệu

Lợi ích của răm răm chữa say nắng hữu hiệu (Nguồn: wikimedia.org)

1.9 Trị mụn nhọt

Các chỗ mụn nhọt bị sưng thì hãy lấy rau răm với vài hạt muối đem giã nhỏ, đắp vào chỗ bị nhọt rồi băng lại. Mỗi ngày thay một lần. Tác dụng của rau răm khi kết hợp với muối giúp chống viêm, tiêu độc và hoạt huyết.

1.10 Hương vị đi kèm không thể thiếu của một số món ăn

Rau răm là một loại rau ăn lá rất phổ biến. Một số món ăn nhất định phải có rau răm đi kèm như trứng vịt lộn, cháo thịt dê, lẩu cá kèo, các món này ăn kèm rau răm sẽ không bị tình trạng chướng bụng, khó tiêu. Một số món như hến, ngao, sò,…thường thêm rau răm để khử tanh và dễ tiêu hóa. Ngoài ra, món bún thang hoặc chả rươi có ăn kèm rau răm để tăng thêm hương vị. Giờ thì bạn đã biết ăn rau răm có tác dụng gì chưa nào?

1.11 Tăng cường sinh lý cho đàn ông

Ngày nay, tác dụng của rau răm trong vấn đề này khác với quan niệm dân gian, gần đây rau răm đã được chứng minh là giúp tăng cường sinh lý đàn ông. Nguyên nhân là do rau răm có tác dụng kích thích sự ngon miệng, ăn no thì sung mãn. Bên cạnh đó, rau răm còn cải thiện được tình trạng di mộng tinh, xuất tinh sớm, giúp tăng khả năng sinh lý.

Công dụng của rau răm giúp tăng cường sinh lý đàn ông

Công dụng của rau răm giúp tăng cường sinh lý đàn ông (Nguồn:baomoi.zadn.vn)

2. Ăn rau răm nhiều liệu có tốt không

Tuy rau răm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng ăn rau răm nhiều có tốt không? Đặc biệt là loại gia vị có tính ấm như rau răm thì nên dùng với liều lượng như thế nào để tránh tác dụng ngoài ý muốn. Với phụ nữ và những người có máu nóng thì nên sử dụng ra sao? Mời bạn xem các thông tin sau để tránh mắc sai lầm khi ăn rau răm.

2.1 Dễ gây ra rong huyết ở phụ nữ

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm vì dễ bị rong huyết. Phụ nữ ngày thường nếu ăn quá nhiều rau răm có thể dẫn tới mất kinh nguyệt và không có khả năng sinh con nữa. Nếu chỉ ăn một vài ngọn rau răm như gia vị ăn kèm món khác thì không sao, nhưng nếu ép nước uống trong thời gian dài thì tuyệt đối không nên. Các chị em chú ý nhé.

2.2 Không nên sử dụng rau răm với người máu nóng, ốm gầy

Những người có máu nóng cũng không nên ăn rau răm, sẽ làm tăng tính nóng trong người, giảm sinh khí và càng gầy gò hơn.

2.3 Có thể gây ra sảy thai

Phụ nữ có thai không nên ăn rau răm vì nó có thể gây sảy thai. Trong dân gian từ xưa đã dùng rau răm để gây sảy đối với thai còn ít tuần. Vậy nên nhất định các bà bầu không được ăn rau răm khi thai nghén. Nếu muốn ăn trứng vịt lộn thì có thể ăn kèm với loại rau khác để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Ăn nhiều rau răm có thể dẫn tới sảy thai

Ăn nhiều rau răm có thể dẫn tới sảy thai (Nguồn: thumbs.mic.com)

Qua bài viết trên, các tác dụng của rau răm đã được bật mí, bạn có thể lưu lại phòng khi có lúc cần nhé. Đặc biệt là hãy luôn ghi nhớ các đối tượng không nên ăn rau răm để tránh trường hợp thiếu sót trong cách chế biến món ăn.

Nếu bạn muốn trổ tài nấu một số món ăn cần rau răm ăn kèm thì hãy ghé qua Useful.vn để mua rau răm và nhiều loại thực phẩm tươi sạch khác nhé. Bạn có thể chọn các loại hoa quả tươi ngon trong nước, nhập khẩu để làm món tráng miệng sau khi đã mua được nguyên liệu nấu món ăn chính. Rất tiện lợi phải không nào?

Chẳng cần mất công chạy ra chợ, đi mỗi hàng mua một loại mà cũng không đảm bảo tươi và sạch như ở Useful. Tại đây, thực phẩm luôn được thay mới mỗi ngày, mùa nào có ngay thức nấy, rất đa dạng cho bạn thoải mái chọn lựa đồng thời với thực đơn dinh dưỡng mỗi ngày đa dạng cải biến bữa ăn gia đình chắc chắn sẽ khiến mọi thành viên trong nhà hài lòng, ngợi khen khả năng bếp núc lên tay của bạn đấy! Chúc bạn cùng gia đình luôn có những bữa ăn tuyệt vời cho sức khỏe mà vẫn ngon miệng nhé!