Đau bụng chuyển dạ là thời điểm mẹ bầu cần hết sức chú ý để tránh xảy ra những điều đáng tiếc không mong muốn. Vậy đau bụng chuyển dạ như thế nào? Cùng Useful tìm hiểu về 11 dấu hiệu mà mẹ bầu và gia đình không nên bỏ qua nhé!
1. Quá trình chuyển dạ như thế nào
Đau bụng chuyển dạ như thế nào? Đó là thời điểm mà sản phụ sẽ cảm thấy có cơn đau đầu tiên ở tử cung. Cơn đau ban đầu nhẹ sau đó ngày một tăng dần liên tục và đều đặn. Nó xuất phát từ việc tử cung bắt đầu co thắt để chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng. Chuyển dạ sẽ trải qua 3 giai đoạn.
Chuyển dạ như thế nào? Giải đáp cho mẹ bầu và gia đình (Nguồn: wp.com)
1.1. Giai đoạn xóa mở cổ tử cung
Giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn chuyển dạ là xóa mở cổ tử cung của mẹ. Tại giai đoạn này, cổ ngoài và trong của tử cung sẽ có xu hướng nhập lại thành một phên mỏng và cổ tử cung sẽ từ từ mở ra. Điều này khác biệt với việc bị bịt kín, đóng lại bởi nút nhầy khi mang thai.
Dưới tác động của cơn đau tử cung, tử cung mở với việc nút nhầy bị thoát đi kèm theo một chút máu từ các mao mạch bị vỡ ở cổ tử cung. Nhờ vậy, mẹ có thể biết được mình đang ở giai đoạn tiềm khởi (tiền chuyển dạ) và giai đoạn hoạt động.
Giai đoạn tiềm khởi, sản phụ sẽ cảm thấy cơn đau nhẹ, theo từng cơn. Tử cung co thắt ngắn, nghỉ dài. Cơn co kéo dài trung bình 20 – 30 giây là hết. Thời gian nghỉ tới 2 – 3 phút đồng hồ. Cổ tử cung giai đoạn này mở được khoảng 2 – 3 cm. Khi có dấu hiệu này, mẹ bầu cần ngay lập tức đến bệnh viện uy tín như hệ thống bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec để các bác sĩ tiến hành hỗ trợ sinh.
Giai đoạn hoạt động là khi sản phụ bắt đầu thấy cơn đau bụng nhiều hơn. Cơn co kéo dài 35 – 45 giây. Thời gian nghỉ chỉ còn 85 – 90 giây. Cổ tử cung mở nhiều, khoảng 6cm – 9 cm. Hầu như mọi sản phụ đều cảm thấy cơn đau khủng khiếp từ chuyển dạ trong giai đoạn này.
1.2. Giai đoạn rặn cho bé chào đời
Giai đoạn tiếp theo là thời điểm em bé sẽ ra đời. Cơn đau tử cung lúc này đã tăng cao với cường độ mạnh. Mẹ sẽ chịu đựng cơn đau từ 100 đến 110 mmHg. Độ mở của cổ tử cung đạt trọn vẹn tới 10 cm. Khi đó túi ối vỡ, đầu của em bé đã lọt xuống thấp. Kết hợp với sự chỉ dẫn của hộ sinh và bác sĩ, sản phụ sẽ tiến hành rặn đẻ theo cơn co của tử cung. Mẹ sẽ thực hiện rặn đẻ cho tới khi em bé cất tiếng khóc chào đời.
1.3. Giai đoạn sổ nhau thai
Sau khi em bé chào đời, mẹ chỉ còn cảm thấy cơn đau nhẹ ở bụng. Tử cung của sản phụ đã co lại và điều này giúp cho nhau thai bong ra và từ từ sổ ra ngoài. Các y bác sĩ sẽ tác động tích cực để lấy nhau ra nhằm hạn chế mất máu ở mẹ, làm giảm tình trạng băng huyết cực kỳ nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của mẹ.
Giai đoạn sổ nhau thai như thế nào (Nguồn: mamibai.com)
2. Dấu hiệu hiện tượng chuyển dạ như thế nào
2.1. Vỡ ối
Thông thường, khi mang thai, nước chảy ra khỏi cửa mình của sản phụ thường là nước ối. Và đây là một dấu hiệu chuyển dạ không nên bỏ qua. Nếu chậm trễ đi khám, mẹ có thể sẽ phải hối hận vì chủ quan. Do đó, nếu mẹ bầu ở trường hợp ra nước làm ướt đồ lót, băng vệ sinh, có cảm giác buồn đi tiểu dù không hề mắc tiểu thì hãy đi kiểm tra ngay lập tức vì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
2.2. Bụng gò theo cơn
Khi lựa chọn đăng ký các gói thai sản và sinh con trọn gói, khi ở những tháng cuối thai kỳ, mọi bác sĩ đều khuyến cáo mẹ bầu nếu thấy hiện tượng bụng gò theo cơn thì nên đi khám hay nhập viện ngay lập tức. Đặc biệt là các cơn gò đều đặn 20 phút 1 lần. Vì đây là một dấu hiệu của việc mẹ chuyển dạ. Ngoài ra, trong trường hợp, thai đã 40 tuần tuổi mà chưa có dấu hiệu chuyển dạ, các chị em cần hết sức chú ý để không gặp trường hợp đáng tiếc.
2.3. Bụng bầu tụt xuống
Vào cuối của thai kỳ, em bé sẽ di chuyển xuống dần dần về phía xương chậu để sẵn sàng cho giai đoạn chuyển dạ. Do đó, nếu thấy hiện tượng bụng bầu tụt xuống, rất có thể khoảng vài giờ hoặc vài tuần nữa bạn sẽ chuyển dạ. Do đó, các mẹ mang thai lần đầu cần chuẩn bị và hết sức chú ý vị trí bụng vì dấu hiệu chuyển dạ này dễ bị bỏ qua.
2.4. Cổ tử cung giãn nở
Trước khi sắp sinh khoảng vài ngày hoặc vài tuần, cổ tử cung sẽ có dấu hiệu mở, mỏng đi và giãn ra. Khi đi khám thai, các bác sĩ có thể theo dõi được điều này giúp bạn biết được thời điểm sắp sinh. Thông thường, cổ tử cung giãn nở tới 10cm sẽ là dấu hiệu chuyển dạ chắc chắn nhất cho mẹ.
2.5. Tiêu chảy
Gần đến ngày dự sinh, tiêu chảy cũng là dấu hiệu chuyển dạ bạn không nên bỏ qua. Nguyên nhân là do để bạn thuận lợi sinh em bé, các hormone được tiết ra giúp kích thích ruột hoạt động. Cơ thể mẹ bầu sẽ mệt mỏi do mất nước. Và để khắc phục, mẹ bầu nên uống thêm nước.
Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu báo hiệu sắp chuyển dạ. (Nguồn: conlatatca.vn)
2.6. Cảm thấy mệt mỏi
Bàng quang bị chèn ép khi mang bầu khiến hầu hết các chị em đều khó ngủ một đêm dài vì phải đi tiểu. Do đó, cơ thể các chị sẽ cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, nếu buồn ngủ, chị em nên tranh thủ chợp mắt ngay để có sức khỏe cho thời khắc chuyển dạ quan trọng.
2.7. Giãn khớp
Các khớp xương khi gần đến thời kỳ chuyển dạ sẽ linh hoạt hơn nhằm giúp xương chậu có thể mở rộng, thuận lợi cho việc em bé chào đời. Do đó, đây cũng được xem là một dấu hiệu chuyển dạ mà mẹ bầu nên chú ý.
2.8. Ra dịch nhầy âm đạo
Dấu hiệu đặc trưng nhất khi sắp chuyển dạ ở mẹ bầu là ra dịch nhầy âm đạo, kèm theo ít máu hồng hồng. Khi thấy tình trạng này, chị em cần ngay lập tức nhập viện hoặc đi khám để chuẩn bị cho thời khắc chuyển dạ khó khăn sắp tới.
2.9. Sút cân
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, nếu mẹ thấy sút cân, điều này có nghĩa là mẹ sắp được gặp mặt thiên thần nhỏ của mình. Nguyên do vì lượng nước ối lúc này đã giảm đi khiến cho cân nặng giảm xuống.
2.10. Chuột rút, đau lưng dưới
Khi sắp sinh, tình trạng chuột rút, đau lưng dưới hay đau hai bên háng sẽ diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Đặc biệt đối với các mẹ bầu mang thai lần đầu. Nguyên do cho hiện tượng này là tử cung và xương chậu kéo căng để em bé chào đời.
2.11. Thai đạp yếu
Thai đạp yếu không phải dấu hiệu chuyển dạ nhưng là tín hiệu cho thấy mẹ bầu cần phải đi khám ngay lập tức. Mỗi lần ăn xong, thai nhi đạp ít hơn 4 lần, mẹ bầu nên đi khám để không gặp phải tình trạng đáng tiếc.
Khớp xương giãn ra giúp mở rộng xương chậu – dấu hiệu báo sắp chuyển dạ mẹ nên chú ý. (Nguồn: lamthenao.com)
3. Phân biệt chuyển dạ giả và chuyển dạ thật sự
3.1. Chuyển dạ sinh thật sự xảy ra như thế nào?
Mẹ mang thai lần đầu trung bình cơn đau chuyển dạ kéo dài tới 16 tiếng. Mẹ mang thai từ lần 2 trở đi cơn đau chuyển dạ kéo dài 8 tiếng. Chuyển dạ như thế nào? Đó là khi mẹ cảm thấy cơn đau lưng cũng như đau bụng. Khi sờ tay lên bụng, thai phụ cảm thấy được rõ ràng gò cứng. Cơn đau bụng kéo dài 20 đến 30 giây rồi nghỉ 2 đến 3 phút. Sau đó, cơn đau tăng dần không ngừng. Đây được xem là dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự không thể nhầm lẫn.
Cùng với những cơn đau bụng tăng dần về tần suất, mẹ bầu sẽ thấy dịch nhầy âm đạo (nhớt hồng). Hay mẹ thấy vỡ nước ối. Khi đi khám, mẹ có hiện tượng xóa mở cổ tử cung dần dần.
3.2. Chuyển dạ giả xảy ra như thế nào?
Khác biệt với chuyển dạ sinh thật sự, chuyển dạ giả là hiện tượng xuất hiện trước chuyển dạ thật khoảng 4 đến 6 tuần. Mẹ bầu sẽ cảm thấy tử cung cũng cứng dưới da bụng khi sờ vào. Cơn đau không đều đặn, nằm nghỉ là hết. Nó có tác dụng giúp cho em bé trong bụng xoay trở ngôi thai. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm đại tràng … Do đó, mẹ bầu nên đi khám sức khỏe tổng quát để biết được nguyên do chính xác của hiện tượng này.
3.3. Giai đoạn tiền chuyển dạ kéo dài bao lâu
Các dấu hiệu tiền chuyển dạ có thể kéo dài từ 1 đến 2 tuần để đến thời điểm sinh em bé. Do đó, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đã vỡ nước ối thì cần phải đi sinh con ngay trong vòng 24 giờ để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và bé. Cùng với đó, mẹ nên tham gia các gói chuyển dạ tại các bệnh viện, phòng khám uy tín như đăng ký gói chuyển dạ Vinmec cho thai đơn, thai đôi nữa nhé.
Chuyển dạ thực sự như thế nào? (Nguồn: conlatatca.vn)
Hy vọng rằng bài viết này đã giúp cung cấp rõ ràng từ A đến Z về chuyển dạ như thế nào và dấu hiệu nhận biết. Chúc chị em vượt cạn thành công. Đừng quên truy cập Useful, mua ngay gói thai sản và sinh con trọn gói giá ưu đãi, chuẩn bị chào đón bé yêu chào đời.