Trầm cảm là một dạng bệnh lý phức tạp do rối loạn sức khỏe tâm thần gây ra xuất phát từ những biến cố, áp lực cuộc sống. Hiện nay, có một khái niệm khá mới xuất hiện đó là trầm cảm nhẹ. Vậy bệnh trầm cảm nhẹ là như thế nào? Dấu hiệu trầm cảm nhẹ. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Trầm cảm nhẹ là gì?
Đề trả lời cho câu hỏi trầm cảm ở mức độ nhẹ là gì? Trước tiên hãy tìm hiểu trầm cảm là gì? Theo giải thích y khoa, trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng, gây ra một cảm giác buồn và mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể dẫn đến những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.
Trầm cảm nhẹ là trầm cảm ở mức độ chưa nghiêm trọng. Tuy ở mức độ chưa nghiệm trọng, nhưng trầm cảm nhẹ cũng mang các dấu hiệu khá rõ ràng. Nếu chủ quan hoặc không nhận biết các triệu chứng trầm cảm kịp thời, bệnh lý này dễ dàng trở nặng và có thể gây ra những hậu quả đau lòng.
Ngày càng có nhiều người trở thành nô lệ của căn bệnh trầm cảm và chọn cách kết thúc cuộc đời mình vì nó (Nguồn: phunuvietnam.vn)
2. Ai hay bị trầm cảm nhẹ
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WTO, cứ mỗi năm sẽ có hơn 350.000 người mắc phải trầm cảm. Trong đó, có đến 1 triệu người mỗi năm chọn cách tự sát khi không thể vượt qua trầm cảm. Điều này chứng tỏ, trầm cảm chính là “sát thủ vô hình” trong xã hội ngày càng phát triển này.
Vậy câu hỏi đặt ra là những đối tượng nào dễ mắc phải trầm cảm nhẹ. Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của trầm cảm. Chúng ta cần phải xác định rõ các nhóm đối tượng cụ thể để có thể dễ dàng điều trị. Những nhóm đối tượng hay có dấu hiệu trầm cảm nhẹ bao gồm: người thiếu điều kiện kinh tế, người đang mắc bệnh mãn tính, ung thư hay tim mạch, con bị ảnh hưởng bởi cha mẹ trầm cảm, người hay bị căng thẳng.
Nhìn chung, các nhóm đối tượng này có một điểm tương đồng đó là vì một nguyên nhân hoặc một biến cố nào đó trong cuộc sống dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và lo âu.
Những người hay bị stress được liệt kê vào nhóm dễ mắc bệnh trầm cảm (Nguồn: gl.amthuc365.vn)
3. Triệu chứng dấu hiệu trầm cảm nhẹ phổ biến
Dưới đây là 10 dấu hiệu trầm cảm nhẹ phổ biến và dễ nhận biết nhất:
3.1. Thường xuyên cáu gắt
Nếu một ngày, bạn trở nên dễ dàng cáu gắt với tất cả mọi chuyện thì hãy tìm cách để bản thân được thư giãn, giải tỏa nhanh nhất có thể. Vì đây chính là dấu hiệu trầm cảm nhẹ, phản ánh dấu hiệu bất thường của não bộ.
3.2. Có nhiều cảm xúc tiêu cực, thất vọng về bản thân
Đây chính là dấu hiệu trầm cảm nhẹ mà bất kỳ ai đang mắc chứng trầm cảm đều gặp phải. Khi bị trầm cảm, họ dễ dàng xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực, cảm thấy không hài lòng về mọi chuyện, luôn cảm thấy bản thân vô dụng và thất vọng về bản thân mình.
3.3. Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, chậm chạp
Đây chính là tín hiệu cơ thể đang mách bảo rằng bộ não có vấn đề. Não bộ chính là bộ phận đầu não, điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể. Nhưng một ngày cơ thể không còn hoạt động linh hoạt thì chứng tỏ sức khỏe hệ thần kinh đang gặp vấn đề.
3.4. Gặp khó khăn khi tập trung
Khi mắc phải trầm cảm, người bệnh thường bị suy giảm khả năng tập trung do họ bị nhiều suy nghĩ tiêu cực phân tán. Lúc này cảm giác thường xuyên xuất hiện ở người bị trầm cảm chính là sự chán nản và lo lắng. Đây chính là dấu hiệu trầm cảm nhẹ.
3.5. Nhàm chán, không có động lực làm việc
Nhàm chán chính là trạng thái thường xuyên của người mắc bệnh trầm cảm. Đôi khi họ thường bị rơi vào tình trạng mất tập trung, lơ là thậm chí bị tê liệt hoàn toàn cảm xúc. Nguyên nhân là do lúc này não bộ đã bị tổn thương tâm lý nên chính họ cũng không thể điều chỉnh cảm xúc của mình.
3.6. Không muốn gặp gỡ, tiếp xúc với người khác
Người mắc chứng trầm cảm thường có xu hướng thu mình lại với thế giới xung quanh. Họ thường cho rằng bản thân mình vô dụng từ đó sinh ra ích kỷ và không muốn chuyện của mình gây phiền hà đến mọi người xung quanh.
3.7. Mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ cũng là một dấu hiệu của trầm cảm nhẹ. Đối với trường hợp này thường có hai tình trạng xảy ra: mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều. Trong đó mất ngủ là tình trạng thường gặp hơn
3.8. Thất vọng về bản thân
Như đã đề cập, những người bị trầm cảm thường dễ gặp các cảm xúc tiêu cực. Chính vì nguyên nhân đó nên họ thường xuyên thất vọng về bản thân mình và trở nên nhạy cảm với tất cả mọi chuyện xung quanh. Họ sẽ suy diễn mọi tội lỗi đều xuất phát từ chính bản thân họ.
3.9. Thay đổi thói quen ăn uống
Đây là dấu hiệu về rối loạn ăn uống. Họ thường bỗng dưng chán ăn, không mặn mà với việc ăn uống, trở nên vô cảm với thức ăn hoặc ăn nhiều bất thường, ăn một cách ngấu nghiến không hiểu lý do.
3.10. Hay nằm chiêm bao
Tình trạng hay căng thẳng, lo âu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những suy nghĩ tiêu cực gây tổn thương đến não bộ kéo theo việc hay nằm chiêm bao, ác mộng. Đây cũng có thể là dấu hiệu trầm cảm nhẹ
Thường xuyên cáu gắt chính là dấu hiệu rõ ràng nhất chứng tỏ bạn đang căng thẳng (Nguồn: static2.yan.vn)
4. Cách điều trị trầm cảm nhẹ
4.1. Tư vấn từ bác sĩ
Khi nhận biết bản thân có những dấu hiệu trầm cảm nhẹ như trên, hãy đến gặp bác sĩ tư vấn tâm lý. Bác sĩ sẽ xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bạn đang gặp phải, từ đó sẽ cho ra hướng điều trị trầm cảm phù hợp nhất
4.2. Cân nhắc dùng thuốc điều trị
Sau khi đã nhận được sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, nếu nhận thấy việc dùng thuốc hỗ trợ thật sự cần thiết để hỗ trợ cho quá trình hồi phục của bạn thì hãy cân nhắc sử dụng. Tuy nhiên, cách tốt nhất để điều trị trầm cảm là sự kết hợp giữa phương pháp điều trị tâm lý và dùng thuốc. Hãy nhớ chỉ dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa kê đơn bạn nhé!
4.3. Trị liệu qua tương tác cá nhân (IPT – interpersonal therapy)
Đây là một trong các phương pháp mới mang lại kết quả chữa bệnh hiệu quả. IPT giúp bạn khám phá các mối quan hệ hiện tại nhằm giải quyết các vấn đề bạn đang gặp phải, trong đó có nguy cơ khiến bệnh trầm cảm trở nên nặng hơn. Bác sĩ sẽ giúp bạn cách giải quyết các nỗi buồn và cân bằng cảm xúc của mình.
4.4. Trị liệu hành vi nhận thức (CBT)
Đây là một phương pháp được đánh giá hiệu quả khi chữa trị bệnh trầm cảm, giúp bạn khám phá ra tình trạng – nguyên nhân của những cảm xúc bạn đang gặp phải. Thông qua nhận thức (suy nghĩ) và hành vi (hành động) của bạn, bác sĩ sẽ có hướng dẫn điều trị phù hợp với mức độ bệnh.
4.5. Các phương pháp tự điều trị (tự lực)
Phương pháp tự lực là phương pháp điều trị mà không cần sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dùng thuốc hỗ trợ. Phương pháp này thường được áp dụng đối với trầm cảm ở mức độ nhẹ. Các hình thức tự lực bao gồm: viết nhật ký, đọc sách thư giãn như truyện cười,…, làm điều mình thích, thỉnh thoảng cùng nhóm bạn du hí những chân trời mới, nghe nhạc, chơi các trò chơi giải trí,…
4.6. Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh, khoa học hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc duy trì những cảm xúc lạc quan khi gặp phải các biến cố bất ngờ trong cuộc sống. Tập thể dục đều đặn, tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, ăn uống khoa học lành mạnh, sử dụng thực phẩm an toàn cho sức khỏe, giàu dưỡng chất, gặp gỡ những người mang lại của bạn những điều tích cực, tham gia các nhóm hỗ trợ xã hội, duy trì sự lạc quan sẽ trở thành một vũ khí lợi hại giúp bạn chống lại bệnh trầm cảm.
Yoga là bộ môn nhẹ nhàng nhưng mang lại hiệu quả vô cùng tích cực, đem đến cho bạn tinh thần sảng khoái (Nguồn: yhocdantoc.edu.vn)
Hiện nay, tại Useful.vn có các gói tư vấn tâm lý và điều trị trầm cảm với giá cực ưu đãi đến từ các bệnh viện lớn và uy tín trên khắp đất nước. Chỉ cần vài thao tác đơn giản trên điện thoại/máy tính, bạn đã có thể lựa chọn cho mình các gói khám bệnh cực kỳ chất lượng.
Bước 1: Truy cập mục chăm sóc sức khỏe
Bước 2: Vào thanh tìm kiếm search gói khám trầm cảm vào ô tìm kiếm
Bước 3: Nhấp “Chọn mua” và thanh toán
Cực kỳ tiện lợi đúng không nào! Việc đặt lịch khám trên Useful.vn có thể được thực hiện ở bất kỳ nơi đâu. Bạn bận rộn công việc? Bạn chăm sóc gia đình và làm việc nhà? Bạn không có thời gian đặt lịch khám sức khỏe cho bản thân mình? Đừng lo lắng! Useful.vn có thể giải quyết các vấn đề về thời gian, chất lượng phục vụ. Chúc bạn có một cuộc sống lạc quan và vui vẻ nhé!