Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn rất nhạy cảm, nếu không cẩn thận có thể gây tổn thương cho thai nhi. Hãy cùng Blog Useful tìm hiểu các dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu để luôn chủ động trong việc phòng ngừa, hạn chế, tránh được những rủi ro nghiêm trọng xảy ra.
1. Nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu là gì
1.1. Nguyên nhân từ mẹ
Những thai phụ có nguy cơ cao gồm các đối tượng:
Mang thai khi đã lớn tuổi: từ tuổi 35 trở lên, thể chất cơ thể giảm, trẻ có nguy cơ bị bất thường về các vấn đề di truyền cao, thai phụ dễ mắc bội nhiễm thai kỳ như tiểu đường, huyết áp, gây nguy cơ thai lưu.
Mẹ thiếu hoặc thừa cân: Thai phụ có cân nặng chưa tới 40 cân hoặc quá 85 cân đều phải đối mặt với nguy cơ khó sinh, đặc biệt là trong giai đoạn mới bắt đầu hình thành bào thai. Vì vậy trước khi có ý định mang thai thì mẹ hãy đến các phòng tập gym, yoga để được hướng dẫn tập luyện tăng, giảm cân cho phù hợp với giai đoạn thai kỳ.
Mẹ mắc bệnh: Một số bệnh lý từ mẹ khiến thai có nguy cơ bị chết lưu cao như: lao phổi, còi xương, dị tật đường sinh dục, thiếu máu, cao huyết áp, tim, tiểu đường, thận, gan.
Mẹ có tiền sử khó sinh, chết lưu: Khi mang thai lần tiếp theo, tỉ lệ phát sinh rủi ro sẽ tăng lên.
Mẹ sử dụng các loại thuốc khi mới mang thai: Nhiều loại dược tính không an toàn cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên nhiều trường hợp phụ nữ chưa biết mình có bầu nên vẫn sử dụng thuốc bình thường, khiến bào thai bị mắc bệnh, dị tật, thậm chí là kết thúc thai kỳ.
Không nên tùy tiện sử dụng thuốc khi mang thai (Nguồn: moki.vn)
1.2. Bất thường nhiễm sắc thể
Tình trạng nhiễm sắc thể bị bất thường, rối loạn có thể là do di truyền từ mẹ hoặc gặp các tác nhân gây hại từ môi trường khiến tình trạng đột biến xảy ra. Càng cao tuổi, tỉ lệ thai lưu do đột biến nhiễm sắc thể càng cao.
1.3. Bệnh lý nhiễm trùng trong thai kỳ
Các căn bệnh nhiễm trùng mà mẹ mắc phải có thể theo đường máu, qua nhau thai và khiến thai ngừng phát triển. Trong đó phổ biến là các bệnh rubella, herpes, giang mai, HIV.
Khám thai định kỳ và thường xuyên để biết được tình trạng của thai nhi và của người mẹ (Nguồn: vinmec.com)
1.4. Nguyên nhân từ nhau thai
Nhau thai có vai trò vận chuyển các chất dinh dưỡng và oxy cho thai nhi phát triển. Khi gặp các vấn đề dị thường ở bộ phần này, thai có thể ngừng phát triển. Những dị tật thường gặp gồm: nhau thai không hoàn thiện, hoạt động không đúng cách, bị bong nhau khỏi thành tử cung.
Siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường của thai nhi (Nguồn: marrybaby.vn)
1.5. Vấn đề với dây rốn
Dây rốn bất thường như cuốn cổ, chân hoặc tay thai nhi mà không được phát hiện sớm có thể khiến bé không phát triển được.
1.6. Vấn đề với tử cung
Khi cổ tử cung không đảm bảo chắc chắn, nội mạc tử cung mỏng, bào thai không thể làm tổ và phát triển được có thể khiến thai bị dừng lại, thậm chí còn ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ bầu.
2. Các dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu bố mẹ cần cảnh giác
2.1. Thai không chuyển động, hay chuyển động yếu ớt
Nếu khi nằm nghiêng trong một thời gian mà mẹ không cảm nhận được thai máy hay chuyển động nào, cần tìm đến bác sĩ thăm khám ngay bởi rất có thể thai nhi đang gặp các vấn đề về sức khỏe, thậm chí là ngừng hoạt động sống.
Thai máy là dấu hiệu cho thấy bé phát triển tốt (Nguồn: conlatatca.vn)
2.2. Tử cung không nở rộng phát triển
Tử cung của mẹ sẽ lớn theo sự phát triển của bào thai. Nếu tốc độ tăng trưởng của tử cung không theo kịp thai nhi, rất có thể quá trình mang thai gặp vấn đề và cần phải được điều trị. Trong trường hợp bào thai không còn sự sống, tử cung cũng sẽ không phát triển nữa.
2.3. Tim thai yếu không nghe được
Trong quá trình khám thai định kỳ, bác sĩ luôn kiểm tra nhịp tim thai, kể cả trong những trường hợp khó tìm. Tuy nhiên nếu không nghe được, mẹ sẽ cần kiểm tra xem thai có phát triển không, có xảy ra hiện tượng lưu thai không.
2.4. Vỡ ối sớm
Nếu nước ối chảy ra từ âm đạo mà mẹ chưa chuyển dạ hay vỡ nước ối thì rất có thể thai đã chết lưu. Tình trạng này còn gây nguy hiểm đến tính mạng của mẹ do vi khuẩn xâm nhập vào buồng ối và dạ con.
2.5. Không bị nghén
Nếu thường xuyên ốm nghén, khó chịu nhưng bỗng nhiên các triệu chứng này biến mất mà không rõ nguyên nhân, bạn cần kiểm tra lại. Đây có thể là dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu mà mẹ chưa kịp nhận biết.
2.6. Bụng không phát triển
Theo sự phát triển của bé thì bụng mẹ sẽ ngày càng lớn lên về kích thước. Nhưng nếu chu vi vòng bụng không phát triển hoặc đã to rồi nhưng ngày càng bé lại thì khả năng thai lưu rất cao. Đi kèm với dấu hiệu này có thể là các vấn đề như ngực mềm lại, không còn căng tức, thấy sữa non tiết ra, hơi đau tức và nặng vùng bụng.
Kiểm tra sự phát triển của vòng bụng (Nguồn: conlatatca.vn)
2.7. Ra máu âm đạo
Những đốm máu nâu hoặc máu chảy thành vệt đỏ là dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu dễ thấy nhất. Tình trạng này xuất hiện do hormone sụt giảm, quá trình sảy thai có thể xảy ra.
2.8. Đau nhức kèm chảy máu
Chảy máu âm đạo kèm với dấu hiệu nặng bụng, chuột rút, râm ran khó chịu, đau tức lưng thì đây là dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu rất rõ ràng.
2.9. Thay đổi về tâm trạng
Mẹ bầu có tâm trạng lo lắng khi mang thai là điều dễ hiểu. Nhưng nếu tâm trạng có sự thay đổi bất thường, khó kiểm soát, cảm thấy bồn chồn trong người, khi đó hãy kiểm tra thật kỹ các vấn đề khác về thể trạng cơ thể và đi khám ngay để giải tỏa những nghi ngờ của mình. Do sự thay đổi của hormone, linh cảm của người mẹ cũng là một trong những điều chỉ dẫn tới các dấu hiệu thai lưu. Nếu đã khám và mọi thứ đều bình thường thì mẹ bầu hãy thử giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc các quyển sách thai giáo hay, hoặc đơn giản là làm những gì mình thích
2.10. Đau bụng dữ dội
Cơn đau bụng bất thường, kèm theo tình trạng lưng bị đau có thể là dấu hiệu sảy thai sớm. Mặc dù mẹ bầu thường xuyên gặp phải tình trạng đau mỏi trong suốt thai kỳ, nhưng nếu trước tuần 12 mà bị đau dữ dội, bạn cần phải đến gặp bác sĩ vì rất có thể quá trình mang thai đã bị đình chỉ.
Nếu thấy cơn đau bụng mạnh và không dứt cần đến ngay bác sĩ để được theo dõi (Nguồn: marrybaby.vn)
3. Cách xử trí khi thấy dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu
Khi nghi ngờ hay nhận thấy các dấu hiệu thai lưu, bạn cần tới bệnh viện càng sớm càng tốt. Nếu là trong những tuần đầu tiên của thai kỳ thì quá trình tự đào thải sẽ diễn ra, sức khỏe thai phụ không bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên nếu bào thai vẫn còn sót lại trong cổ tử cung thì sẽ cần phải có biện pháp loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dù là trong trường hợp nào, bạn cũng cần tới cơ sở y tế để kiểm tra một cách chính xác.
Thông báo với bác sĩ mọi vấn đề bất thường trong thai kỳ (Nguồn: conlatatca.vn)
4. Biện pháp phòng ngừa
4.1. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Ngay từ khi mang thai, mẹ bầu cần đảm bảo đầy đủ canxi và axit folic để thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 3 tháng đầu, mẹ cần chú ý bổ sung các chất như: protein, sắt, các vitamin nhóm B, kẽm, iod và nhiều chất khác thông qua các bữa ăn hàng ngày, kết hợp với thực phẩm chức năng cần thiết. Bên cạnh các món ăn dinh dưỡng tốt cho thai nhi, mẹ cần tránh những loại thực phẩm có thể gây co bóp tử cung mạnh, đào thải bào thai, không có lợi cho sự phát triển của bé khi ở trong bụng mẹ.
4.2. Đi khám thai định kỳ và thực hiện các xét nghiệm chỉ định
Không chỉ khi mang bầu mới cần đến các dịch vụ khám sức khỏe, mỗi người cần chủ động khám tổng quát định kỳ tại cơ sở y tế đảm bảo để nắm được các vấn đề về tình hình sức khỏe. Khi đó bạn sẽ đánh giá được liệu mình có đủ điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh con an toàn không. Khi mang bầu, việc khám thai định kỳ lại càng cần thiết hơn nữa.
Có rất nhiều xét nghiệm quan trọng trong 3 tháng đầu mà mẹ không nên bỏ qua như: xét nghiệm bào tử cung, xét nghiệm máu, siêu âm kiểm tra, sinh thiết gai nhau. Mỗi hoạt động khám và kết quả xét nghiệm sẽ xác định được tình trạng sức khỏe và sự phát triển của con trong mỗi giai đoạn. Các dấu hiệu sảy thai 3 tháng đầu cũng sẽ được kiểm tra chặt chẽ khi đi khám để phát hiện sớm vấn bất thường, gia tăng cơ hội chữa trị.
Nếu cảm thấy e ngại sự đông đúc ở bệnh viện, có tâm lý ngại gặp bác sĩ hoặc sợ quên mất các buổi khám quan trọng, mẹ bầu có thể tham khảo thêm các gói thai sản tại bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec. Tại đây, những e ngại của mẹ bầu sẽ được gỡ bỏ. Với cơ sở vật chất hiện đại, trang thiết bị tối tân cùng đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng tận tâm, chuyên nghiệp, cả mẹ và bé sẽ được chăm sóc chu đáo, tận hưởng những dịch vụ đẳng cấp ngay từ khi mang bầu. Dịch vụ sinh con và chăm sóc sau sinh được quan tâm đến từng chi tiết, mọi vấn đề đều được kiểm soát chặt chẽ, mang đến cho mẹ và bé sự an toàn và thoải mái tối ưu. Đặc biệt, khi đăng ký Useful và sử dụng ưu đãi thẻ Vinmec Prepaid, bạn sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể cho các dịch vụ đẳng cấp tại đây.
Sử dụng dịch vụ thai sản trọn gói tại bệnh viện Vinmec (Nguồn: bau.vn)
4.3. Thông báo cho bác sĩ ngay những tình huống bất thường
Đừng xem nhẹ những vấn đề khác lạ của cơ thể hay tự xử lý bằng các phương pháp dân gian, truyền miệng. Các tình huống bất thường có thể là những điều ngoài tầm kiểm soát của bạn, thậm chí là dấu hiệu thai lưu 3 tháng đầu. Vì vậy hãy thông báo cho bác sĩ ngay để được kiểm tra và có kết luận chính xác.
4.4. Tiêm phòng theo chỉ định
Tiêm phòng là cách để mẹ bầu tránh được rất nhiều bệnh nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu được, hãy lên kế hoạch sinh con và tiêm phòng trước khi thai kỳ diễn ra để mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất. Nếu gia đình có di truyền về một số bệnh truyền nhiễm thì việc này là rất cần thiết. Một số loại vắc xin phổ biến dành cho mẹ bầu là: tiêm phòng cúm, mũi tổng hợp phòng ho gà – bạch hầu – uốn ván. Các chủng ngừa khi có chỉ định gồm: viêm gan A, B, phế cầu, sốt vàng.
Mẹ bầu cần tiêm phòng đúng lịch theo chỉ định của bác sĩ (Nguồn: sante-pratique-paris.fr)
4.5. Tránh đồ uống có cồn, rượu bia, chất kích thích
Rượu, bia, chất kích thích, cà phê, trà đặc hay nước ngọt có ga đều là những thứ cần kiêng khi mang thai trong 3 tháng đầu. Chúng tạo ra môi trường sống độc hại, khiến thai nhi tổn thương do cơ thể non nớt không đủ sức thải độc. Vì sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi, tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh xa các sản phẩm độc hại trên trong suốt cả thai kỳ và đừng ăn những loại rau quả bà bầu không nên ăn gây sảy thai nhé.
Bia, rượu, các thức uống có cồn hay trà, nước ngọt đều không tốt cho thai kỳ (Nguồn: phapluatdansinh.phapluatxahoi.vn)
4.6. Không hút thuốc lá và hút thụ động
Hút thuốc lá dù là chủ động hay bị động thì đều rất có tác hại bào thai. Khi mẹ hít phải, các chất độc như nicotine, chì, carbon monoxide, xyanua có thể theo máu truyền tới thai nhi, dẫn tới tình trạng hẹp mạch máu, tiếp nhận oxy kém. Đồng thời do nhiễm phải độc tố, thai nhi sẽ bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Nếu mẹ bầu hít phải nhiều khói thuốc trong thời gian dài, khả năng thai chết lưu ngày càng cao.
4.7. Tránh va chạm vùng bụng, hoạt động quá sức
Trong 3 tháng đầu, bào thai rất mỏng manh. Bởi vậy nếu phải chịu tác động lực mạnh từ bên ngoài có thể khiến âm đạo chảy máu, bào thai bị tổn thương, thậm chí trở thành nguyên nhân thai lưu 3 tháng đầu mà mẹ không lường trước được.
Vận động quá sức sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và quá trình phát triển của bé (Nguồn: hellobacsi.com)
Thai lưu là vấn đề không ai mong muốn. Việc chủ động phòng tránh và nhận diện các dấu hiệu bất thường sẽ giúp thai nhi có cơ hội được phát triển bình thường và khỏe mạnh, các mẹ có thể đến ngay bệnh viện Quốc tế chuẩn 5 sao Vinmec để được thăm khám chu đáo nếu gặp phải những dấu hiệu trên. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây mẹ sẽ có một sức khỏe thai sản tốt nhất và tránh được những rủi ro không đáng có nhé!