Tổng hợp những gợi ý hay về cách chụp ảnh phong cảnh đẹp giúp người chụp có thể bắt kịp và lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ.
1. Các bước setup chụp phong cảnh
1.1. Lên kế hoạch lựa chọn địa điểm
Xem xét tình hình thời tiết bên ngoài là điều kiện đầu tiên và quyết định cả quá trình chụp ảnh. Ở cùng một địa điểm, thế nhưng khi được chụp trong những điều kiện khác nhau, màu sắc tổng thể của bức ảnh cũng sẽ khác nhau. Thời điểm lý tưởng để bạn khoe tài với chiếc máy ảnh chuyên nghiệp, hiện đại DSLR có thể là một ngày nắng chan hòa nhưng cũng có thể những vần mây u ám với bầu trời ảm đạm nếu đó là những bức hình tâm trạng, cảm xúc.
1.2 Sử dụng máy ảnh ống kính góc rộng
Đối với cách chụp ảnh phong cảnh đẹp, nội dung chính vẫn là bối cảnh, địa điểm thực hiện và chủ đề cần tới độ dài tiêu cự phải tốt nhất. Thế nên chụp góc rộng là bí kíp đầu tiên bạn cần “nằm lòng” vì nó sẽ giúp bức ảnh trở nên sống động hơn.
Ống kính có độ tiêu cự từ 10-20mm sẽ phù hợp với máy ảnh APS-C còn đối với những chiếc máy ảnh full-frame thì khoảng 15-30mm sẽ đáp ứng được trường cảnh rộng lớn.
1.3 Bảo quản dụng cụ cẩn thận
Đóng gói dụng cụ cẩn thận là một bước rất cần thiết đối với tình huống phải di chuyển đường dài tới địa điểm chụp. Một tới hai ống kính, bộ lọc, phụ kiện, pin dự phòng, tham khảo thêm các mẫu Filter để tạo hiệu ứng mới lạ khi chụp và không thể thiếu quần áo để phù hợp với mọi thời tiết. Đó chính là những dụng cụ cần có trong túi đồ của bạn.
1.4 Thiết lập các thông số
Cần thiết lập độ ISO. Có nhiều loại máy ảnh kỹ thuật số bị nhiễu vị độ ISO quá cao. Vì vậy, để có một bức ảnh chất lượng tốt và không bị nhiễu hạt thì nên lựa chọn những loại máy ảnh hiện đại, chất lượng tốt với độ nhạy sáng thấp nhất có thể, khoảng từ ISO 100 đến 400.
Sử dụng khẩu độ hẹp và kỹ thuật lấy nét chính xác ảnh hưởng đến việc tối đa hóa độ sắc nét và độ sâu của trường ảnh. Sử dụng RAW là cách tốt nhất để lấy nét trong chụp ảnh phong cảnh, nó đem lại hiệu quả không ngờ dù rằng hơi mất thời gian một chút.
Để chụp phong cảnh nhiếp ảnh gia không thể thiếu bộ lọc phân cực. Sử dụng bộ lọc này sẽ giúp bầu trời xanh hơn, đồng thời cũng làm giảm phản xạ và bão hòa màu tăng lên, loại bỏ được một mức độ chói.
Chụp ảnh phong cảnh đẹp mê lòng người (Nguồn: tinhte.vn)
Sử dụng bộ lọc ND để điều chỉnh thông số mở rộng thời gian. Lượng ánh sáng có thể vào ống kính sẽ bị bộ lọc này làm giảm đi. Bộ lọc ND có tác dụng giúp nhiếp ảnh chụp dòng chảy hay sóng có hiệu ứng mờ khi chuyển động. Bên cạnh đó nó còn giúp các nhiếp gia có thể có được những bức ảnh tuyệt đẹp được chụp bằng hiệu ứng bokeh, kết hợp với hiệu ứng của ánh sáng, giảm chiều sâu của trường ảnh.
Cần sử dụng bộ lọc trung hòa, đây là bộ lọc gần giống như bộ lọc ND, nhưng nó luôn mang sự “trung tính”, gồm một phần sáng và một phần tối giúp nhiếp ảnh chụp được những cảnh có ánh sáng chênh lệch lớn như bầu trời và mặt đất mà vẫn thu được đầy đủ chi tiết chỉ với một bức ảnh.
1.5 Lựa chọn thời điểm thích hợp
Bầu trời cũng là một yếu tố quyết định bố cục ảnh phong cảnh có phù hợp hay không. Nếu không biết cách chọn thời điểm hay góc đẹp nhất để máy, điều đó sẽ khiến cho bầu trời trong bức ảnh trở nên vô cùng nhàm chán, có thể bố cục hay ý tưởng bức hình bị phá vỡ.
Lựa chọn khung giờ vàng để chụp phong cảnh. Sau bình minh và trước hoàng hôn, khoảng thời gian lý tưởng để chụp ảnh.Đó là thời điểm mà sắc xanh trên bầu trời dần chuyển sang đỏ và dần sang cam, mang cảm giác dịu nhẹ. Vì vậy, các hình ảnh đổ bóng sẽ không bị quá đậm trong hình.
Bên cạnh khung giờ vàng, thì những người chụp ảnh cũng cần để ý đến “khung giờ xanh”. Tức là trong ngày cần chú ý những đặc biệt trong ngày gọi là giờ xanh. Đấy là những lúc mà bầu trời xuất hiện những dải nhiều màu, bắt mắt. Khi chụp ảnh những lúc như thế nhiếp ảnh gia sẽ không phải bận tâm đến ánh sáng bị đổ bóng hay quá gắt nữa, việc chụp hình sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Giờ xanh trong ngày sẽ xuất hiện 2 lần,là khoảng thời gian trước và lúc mặt trời mọc và lần thứ 2 là sau khi mặt trời lặn. Khoảng thời gian đó kéo dài từ 20 – 40 phút, điều này phụ thuộc và thời tiết của từng khu vực chụp. Những lúc như thế bầu trời sẽ có màu vàng, hồng, cam đẹp mắt.
Phong cảnh đồng quê đẹp mê hồn (Nguồn: thuonggiaonline.vn)
2. Cách chụp ảnh phong cảnh đẹp chuẩn bố cục
2.1. Nhấn mạnh tiêu điểm
Những điểm sáng nhất của bức ảnh luôn khiến chúng ta bị thu hút. Hãy soạn bố cục chụp ảnh phong cảnh dựa trên chính đặc tính đó sao cho thật đẹp. Bức ảnh của một bông sẽ gây tượng hơn nhiều nếu như chụp gần và có tia ánh sáng chiếu vào thay vì chụp bông hoa đó được đặt ở gốc cây và trong bóng râm.
Nên chú ý đến vùng tương phản ánh sáng, đồng thời soạn lại khung cảnh xung quanh của các điểm sáng nhất ở khung cảnh. Điều quan trọng là sử dụng độ phơi sáng, chính vì thế hãy sử dụng spot meter để đọc chủ đề. Dùng histogram để đảm bảo không bị sáng quá ở những điểm nổi bật.
Bức ảnh phong cảnh say mê lòng người (Nguồn: herworldvietnam.vn)
2.2. Lặp lại các hoa văn
Một khung cảnh hay những hoa văn xuất hiện nhiều lần trong bố cục tạo hiệu quả. Nếu bạn chú ý quan sát thì trong những cách chụp ảnh phong cảnh đẹp, hoa văn lặp đi lặp lại thường xuất hiện ở bất cứ đâu. Ví dụ như đường gân của những chiếc lá, hoặc đơn giản như cảnh lá rơi nhiều vào mùa thu.
Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vậy, cô lập những chi tiết hoa văn lặp đi lặp lại đó sẽ được lấp đầy các mẫu đó trong khung hình. Việc dùng đến ánh sáng phía sau hay ánh sáng bên cạnh đều nhấn mạnh được kết cấu và thành phần của chủ đề.
2.3. Sử dụng các đường mép
Quy tắc ⅓, tức là chia 3 phần trên khung hình theo cả chiều ngang và dọc đều được hầu hết các nhiếp ảnh gia biết đến. Với cách bày trí bố cục để chụp hình này bạn cần đặt chủ đề ở điểm cắt nhau của các đường vừa chia. Tuy nhiên, nếu bạn đặt những chủ đề chính vào sát đường méo của khung hình thì bức ảnh trông sẽ sáng tạo hơn. Ví dụ như đặt sát bên dưới khung hình hoặc sát về phía bên phải, sau đó hãy làm mờ những chi tiết còn lại, cuối cùng là ngắm nghía xem thành quả của mình mang đến cảm giác gì nhé!
Phong cảnh biển với bình minh tuyệt đẹp (Nguồn: staticflickr.com)
2.4. Tìm góc nhìn mới lạ
Hầu hết mọi người đều đã từng thu nhỏ hoặc phóng to các chi tiết trong bức hình để xóa đi một số yếu tố. Đôi khi, chúng ta có được tiền cảnh ưng ý rồi nhưng hậu cảnh cũng có những hình ảnh mà ta mong muốn. Sẽ không hiệu quả nếu như chỉ phóng to chi tiết đó một cách đơn thuần.
Kích cỡ của vật thể chính và những mối liên quan của nó với hậu cảnh sẽ phụ thuộc vào việc thay đổi khoảng cách và cả độ dài của tiêu cự. Áp dụng các kỹ thuật cần lưu ý khi chụp tập thể hay sử dụng chụp phong cảnh xa để tăng kích cỡ của hậu cảnh và cũng như nhằm duy trì được kích thước của vật thể chính trong bức ảnh. Tới gần và sử dụng kính góc rộng để giảm kích cỡ của hậu cảnh.
2.5. Tạo khung
Một trong những cách chụp phong cảnh đẹp là cho chủ đề chính một cái khung, gợi ý là nên sắp xếp nó đứng sau một chủ thể khác. Có những khung hình tự nhiên là: tảng đá, cái cây, hay những cấu trúc được tạo ra nhờ con người như tạo ra như hình vòm của chiếc cầu, lối vào cửa hay cửa sổ. Hãy thiết kế khung cho vật thể, có thể thu hút được sự chú ý của người xem chủ thể, không nên tạo ra những khoảng trống làm chủ thể xung quanh bị xao lãng.
Tạo khung cho từng tấm ảnh (Nguồn: blogspot.com)
Để có được một tấm ảnh phong cảnh tuyệt đẹp, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố không chỉ máy tốt, phụ kiện máy ảnh đi kèm chất lượng, chuyên nghiệp mà còn ở các yếu tố kỹ thuật. Hy vọng những chia sẻ về cách chụp ảnh phong cảnh đẹp trên đây sẽ giúp ích cho những ai đang đam mê và có hứng thú với nhiếp ảnh.