10 cách cho bé ăn dặm đúng cách sạch bát theo lời khuyên khoa học 2022

Với những người làm mẹ lần đầu thường khá bối rối trong việc chọn thực phẩm gì, lên thực đơn như thế nào hợp lý cho trẻ ăn dặm. Dưới đây là 10 lời khuyên tập cho bé ăn dặm đúng cách nhất. Mời các mẹ cùng tham khảo nhé!

1. Cho bé ăn dặm đúng cách đủ chất dinh dưỡng

Đây là kiến thức cơ bản, cần có khi cho bé ăn dặm. Một thực đơn đầy đủ dưỡng chất cho bé ăn dặm phải đảm bảo có đủ bốn nhóm chất.

Thực phẩm cho bé ăn dặm phải đảm bảo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng cần thiết

Thực phẩm cho bé ăn dặm phải đảm bảo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng cần thiết (Nguồn: i.imgur.com)

1.1 Chất đường bột

Đây là nhóm chất cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho bé vận động khỏe mạnh và phát triển. Mẹ có thể chọn các thực phẩm khô giàu đường bột như gạo, bún, phở, bánh mì, bột mì, khoai, ngô. Đặc biệt, yến mạch được xem là vua ngũ cốc, vừa cung cấp chất tinh bột vừa cung cấp chất xơ rất tốt cho bé.

Các thực phẩm như bánh mì và gạo không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm

Các thực phẩm như bánh mì và gạo không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm (Nguồn: phunu3x.com)

1.2 Chất đạm

Chất đạm góp phần quan trọng trong việc hình thành, phát triển và phục hồi của các tế bào cơ và não bộ. Do đó, trong thực đơn ăn dặm không thể thiếu nhóm chất này. Các thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa, lươn, tôm tép, các loại đậu.

Đạm là dưỡng chất thứ 2 cần có cho trẻ ăn dặm

Đạm là dưỡng chất thứ 2 cần có cho trẻ ăn dặm (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

1.3 Chất béo

Chất béo ngoài việc mang lại nguồn năng lượng dồi dào thì đây còn là nhóm chất góp phần hình thành nên các tế bào và mô não. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi hòa tan các loại vitamin để cơ thể hấp thụ tốt hơn. Mẹ có thể mua các loại dầu ăn thực vật chất lượng để nấu thức ăn dặm cho bé.

Lựa chọn các loại dầu ăn thực vật nấu đồ ăn dặm cho bé

Lựa chọn các loại dầu ăn thực vật nấu đồ ăn dặm cho bé (Nguồn: blog.adayroi.com)

1.4 Vitamin và khoáng chất

Nhóm chất này cung cấp chất xơ và các vi khoáng cần thiết cho cơ thể giúp bé phát triển toàn diện, khỏe mạnh hơn. Mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm rau xanhcác loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất.

Bổ sung các loại rau và trái cây để giúp bé có thêm chất xơ, vitamin

Bổ sung các loại rau và trái cây để giúp bé có thêm chất xơ, vitamin (Nguồn: familyaz.net)

Một điều các mẹ nên lưu ý khi cho bé ăn dặm là phải có lịch ăn dặm phù hợp với từng độ tuổi của bé. Theo khuyến cáo, chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do có thể mẹ phải cho bé ăn dặm sớm hơn từ bốn tháng tuổi để có đầy đủ chất dinh dưỡng. Với bé từ bốn đến sáu tháng tuổi thì mẹ chỉ nên cho bé ăn từ hai đến bốn muỗng cà phê thức ăn dặm và ăn hai lần mỗi ngày mà thôi. Còn đối với bé từ bảy tháng đến một tuổi thì tăng khẩu phần ăn lên ba bữa một ngày và mỗi bữa lượng thức ăn nhiều lên bằng một nắm tay của bé.

Khẩu phần ăn dặm tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ

Khẩu phần ăn dặm tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ (Nguồn: vinamilk.com.vn)

2. Đa dạng các loại thực phẩm

Với các loại bột ăn dặm cho bé đủ bốn nhóm dinh dưỡng trên, mẹ hãy đa dạng món ăn cho bé càng nhiều càng tốt. Điều này giúp bé không bị ngán, tiếp xúc với nhiều vị thức ăn, sau này lớn sẽ không bị kén ăn. Nói đến việc đa dạng thực phẩm cho bé ăn dặm thì phải kể đến cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Theo đó, các bữa ăn của bé sẽ được thay đổi liên tục, phối hợp đa dạng nhiều nguồn thực phẩm khác nhau để kích thích bé ăn tốt hơn. Với kiểu ăn dặm này, bé sẽ không bị nhàm chán, tăng kỹ năng nhai, kích thích vị giác cũng như giúp bé tự lập hơn.

Chủ động thay đổi thực đơn giúp bé hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và không kén ăn

Chủ động thay đổi thực đơn giúp bé hấp thu nhiều chất dinh dưỡng và không kén ăn (Nguồn: mecuti.vn)

3. Hạn chế tối đa nêm mắm, muối vào món ăn dặm của bé

Nước mắm, muối là những gia vị có nhiều thành phần phức tạp, chất bảo quản sẽ chưa thích hợp với dạ dày còn non nớt của bé. Nhiều bà mẹ muốn trẻ được tiếp xúc với vị mặn, ngọt sớm nên thường nêm nếm nước mắm, muối vào đồ ăn dặm nhưng lại vô tình gây quá tải cho hệ tiêu hóa của bé yêu.

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên và không nêm nếm khi nấu ăn dặm cho bé

Sử dụng nguyên liệu tự nhiên và không nêm nếm khi nấu ăn dặm cho bé (Nguồn: thanhnienvietnam.edu.vn)

4. Không nên ép bé ăn quá nhiều

Các mẹ nên nhớ rằng, ăn dặm là giai đoạn bổ sung thêm chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ mà thôi. Còn sữa mẹ vẫn phải là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Do đó, đừng ép bé ăn dặm quá nhiều bởi điều này có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý khiến việc ăn uống của bé sau này sẽ khó khăn hơn. Bé dễ bị sợ ăn, biếng ăn dẫn đến khó hấp thu chất dinh dưỡng.

Ép bé ăn dặm dễ khiến bé bị sợ ăn, biếng ăn sau này

Ép bé ăn dặm dễ khiến bé bị sợ ăn, biếng ăn sau này (Nguồn: tinhbothe.vn)

5. Cho bé uống nước trái cây nhiều hơn

Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách nữa đó là tăng cường nước trái cây cho bé bên cạnh nước sôi để nguội. Trong nước trái cây chứa nhiều vitamin, chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt cũng như ăn dặm không bị táo bón. Các loại nước trái cây tốt cho bé như nước cam, nho, cà rốt…

Dùng nước trái cây song song với sữa mẹ giúp bé có thêm vitamin, chất xơ

Dùng nước trái cây song song với sữa mẹ giúp bé có thêm vitamin, chất xơ (Nguồn: rotavitkids.vn)

6. Bổ sung dầu ăn trẻ em vào đồ ăn dặm

Như đã nói ở trên, chất béo có vai trò rất quan trọng với sự phát triển của bé. Do đó, tuy không cần nhiều nhưng cũng không thể thiếu chất béo trong thực đơn ăn dặm. Mẹ không nên dùng chung dầu ăn của người lớn vì có thể không thích hợp với dạ dày của bé. Mà thay vào đó, hãy dùng dầu ăn cho trẻ em có nguồn gốc thực vật là tốt nhất.

Nên thêm dầu ăn dành riêng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm

Nên thêm dầu ăn dành riêng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm (Nguồn: shoptretho.com.vn)

7. Cho bé tăng cường vận động

Ngoài việc xây dựng thực đơn cho bé ăn dặm hợp lý thì cũng không nên quên cho bé vận động để phát triển thể chất. Với những bé còn nhỏ chưa đi lại được thì có thể cho bé phơi nắng hay với những bé lớn hơn thì đi dạo. Điều này giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn, từ đó kích thích vị giác, bé hấp thu nhanh hơn.

Kích thích bé vận động để có được thể chất tốt hơn

Kích thích bé vận động để có được thể chất tốt hơn (Nguồn: enfa.con.vn)

8. Cho bé ăn thức ăn mềm đa dạng

Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn thực phẩm từ dạng mềm trước để bé làm quen cũng như tốt với dạ dày hơn. Không nên cho bé ăn thô như cơm, ngô, khoai vì bé sẽ rất khó hấp thu.

Thực phẩm ăn dặm dạng nước, bột hay sệt sẽ giúp bé dễ hấp thu hơn

Thực phẩm ăn dặm dạng nước, bột hay sệt sẽ giúp bé dễ hấp thu hơn (Nguồn: singlemum.vn)

9. Ghi nhớ nguyên tắc cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc

Trước khi ăn dặm, nguồn thức ăn chính của bé là sữa mẹ, dạng lỏng, phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của bé. Do đó, khi ăn dặm mẹ cũng nên cho bé làm quen dần với bột ăn dặm từ loãng tới đặc dần, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc để bé làm quen và hấp thụ tốt hơn

Cho bé ăn dặm từ loãng tới đặc để bé làm quen và hấp thụ tốt hơn (Nguồn: conlatatca.vn)

10. Cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức song song với đồ ăn dặm

Bí quyết cho bé ăn dặm đúng cách cuối cùng các mẹ cần đặc biệt ghi nhớ là không cắt bỏ sữa mẹ hoặc sữa công thức khi con đang ăn dặm. Bởi quá trình ăn dặm chỉ bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé mà thôi. Nguồn dinh dưỡng chính vẫn từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Chưa kể nhiều bé ăn dặm ít, nếu không cho bú mẹ hoặc uống sữa công thức thì bé sẽ bị đói, thiếu chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, trong quá trình ăn dặm mẹ vẫn nên đảm bảo bé được bú từ ba đến bốn lần một ngày kết hợp ăn dặm hai đến ba bữa. Sau đó, số lượng ăn dặm có thể tăng lên và sữa mẹ, sữa công thức giảm dần.

Kết hợp giữa ăn dặm và bú sữa trong giai đoạn ăn dặm của bé

Kết hợp giữa ăn dặm và bú sữa trong giai đoạn ăn dặm của bé (Nguồn: afamily.com)

Ăn dặm là giai đoạn mẹ cần nhiều thời gian để tìm hiểu và xây dựng thực đơn phù hợp. Chuẩn bị sẵn những dụng cụ hỗ trợ việc ăn dặm đảm bảo, an toàn cho bé để các mẹ có thể dễ dàng đem đến những bữa ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất. Hi vọng với những lời khuyên cho bé ăn dặm đúng cách đã kể trên sẽ giúp mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh, phát triển và khôn lớn mỗi ngày!