Báo cáo nghiên cứu cho thấy tình trạng thiếu vitamin có thể dẫn đến các hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Các vấn đề sức khỏe đe dọa tính mạng của một cậu bé 9 tuổi mắc chứng tự kỷ gần đây đã dấy lên một vấn đề vốn trước đây ít khi được chú ý.
Theo lời Tiến sĩ Melody Duvall, nhiều trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc các rối loạn phát triển khác thường có xu hướng rất kén thức ăn và điều này có thể khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, Khía cạnh nào của chứng tự kỷ thường khiến trẻ quay lưng lại với chế độ ăn bình thường và đa dạng? Một chuyên gia đã có một số lý thuyết như sau.
Trẻ tự kỷ thường có xu hướng kén ăn (Nguồn ảnh: Internet)
Tiến sĩ Andrew Adesman, Trưởng khoa nhi phát triển và hành vi, Trung tâm y tế trẻ em Steven & Alexandra Cohen, New Hyde Park, NY, cho biết: “Chúng ta đều biết rằng trẻ mắc chứng bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp các vấn đề về cảm giác. Chúng rất nhạy cảm với một số kiểu kết cấu, âm thanh và thậm chí cả mùi vị.
Nhiều trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ chỉ thích những thứ giống nhau, cảm thấy thoải mái với những thứ lặp đi lặp lại và gặp khó khăn trước những thay đổi.” Những đặc điểm đó thường khiến trẻ khăng khăng chỉ ăn một số rất hạn chế các loại thực phẩm.
“Báo cáo trường hợp này nhấn mạnh các chế độ ăn uống không điển hình và hạn chế của một số trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc các vấn đề phát triển nghiêm trọng khác, cùng với đó là các hệ lụy nghiêm trọng đối với sức khỏe có thể xảy ra”, Adesman nói.
Duvall, bác sĩ của em tại Bệnh viện nhi Boston giải thích, trong trường hợp của cậu bé 9 tuổi, rất khó để xác định rõ tình trạng, Bệnh nhi này đã phải đến khoa cấp cứu hai lần với những cơn đau hông dữ dội khiến cho em không thể đi lại.
Các bác sĩ đã cố gắng tìm hiểu các lý do thần kinh hoặc chỉnh hình chi, nhưng không phát hiện ra nguyên nhân cơ bản. Phương pháp vật lý trị liệu thậm chí còn làm tình trạng bệnh càng xấu thêm. Cậu bé được tiến hành xét nghiệm máu thông thường, nhưng kết quả vẫn hoàn toàn bình thường.
Các bác sĩ sau đó cho rằng bệnh nhi này thể mắc bệnh Lyme, nhưng khả năng này đã bị loại trừ. Sau đó, cậu bé bắt đầu tiến triển các vấn đề về phổi và tim nghiêm trọng, với các triệu chứng như nhịp tim nhanh, ho khan và khó thở. Cuối cùng, tình trạng sức khỏe của cậu bé trở nên hết sức nghiêm trọng nên đã phải chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt.
Thiếu vitamin ở trẻ có thể dẫn đến các hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng (Nguồn ảnh: Internet)
Kết quả chụp X-quang ngực cho thấy phổi phải và nửa dưới của phổi trái bị tràn dịch. Các xét nghiệm cho thấy phía bên phải tim của bệnh nhi hoạt động kém. Các bác sĩ nghĩ rằng cậu bé có thể bị viêm phổi, hoặc thậm chí là ung thư, nhưng những khả năng đó đã bị loại bỏ sau các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Các bác sĩ không biết chuyện gì đang xảy ra. Duvall nhớ lại: “Chẩn đoán xác định các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tăng huyết áp phổi của cậu bé là rất khó khăn. Nhưng sau đó mẹ bé nói với chúng tôi rằng bé thường bị chảy máu lợi khi đánh răng.”
Manh mối đơn giản đó đã dẫn đến chẩn đoán: bệnh nhi bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng. Lợi chảy máu là một dấu hiệu điển hình của bệnh scurvy, một căn bệnh gây ra do không nhận đủ vitamin C. Các bác sĩ đã yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra mức vitamin và khoáng chất. Họ phát hiện ra rằng trong cơ thể bệnh nhi này hoàn toàn không phát hiện mức vitamin C còn vitamin B1, B6, B12 và D thì không đủ.
Lúc này các bác sĩ chuyển sang hỏi về chế độ ăn uống của cậu bé. Mẹ bệnh nhi nói với họ rằng bé sẽ chỉ ăn cơm gà, bánh tráng, bánh quy, uống nước và không chịu uống sữa, nước trái cây, rau và hoa quả và không uống bất kỳ loại vitamin nào.
Để điều trị cho bệnh nhi, các bác sĩ đã sử dụng “loại vitamin tiêm tĩnh mạch để bù đắp lượng thiếu hụt trong cơ thể”, Duvall giải thích. Các vấn đề về tim, phổi và các chi của bé đã sớm được giải quyết, nguyên nhân là do bệnh xương khớp liên quan đến chế độ ăn uống quá đơn điệu của bé.
Khi về nhà, người mẹ cuối cùng cũng tìm được cách để khiến con chấp nhận uống vitamin, Duvall nói. Cô nghiền nát viên thuốc và trộn vào một chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng, với thành phần là kem marshmallow, bơ đậu phộng và bánh mì. Sự kết hợp đó đã ngụy trang thành công hương vị vitamin. Cậu bé cũng bắt đầu được bác sĩ riêng tiêm vitamin thường xuyên.
Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh là điều cực cần thiết với trẻ tự kỷ (Nguồn ảnh: Internet)
Duvall nhấn mạnh rằng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng do thiếu hụt dinh dưỡng không chỉ dừng lại ở trẻ nhỏ mắc chứng tự kỷ hoặc các vấn đề về hành vi. Các đối tượng có nguy cơ cao cũng bao gồm những người chán ăn và rối loạn ăn uống hạn chế khác; người già; những người mắc bệnh tâm thần nặng, như tâm thần phân liệt; người nghiện rượu; người nhập cư và người tị nạn; và bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính, chẳng hạn như HIV/AIDS.
Các nhà nghiên cứu lưu ý mặc dù họ không chứng minh chắc chắn rằng sự thiếu hụt dinh dưỡng gây ra các vấn đề của bệnh nhi kể trên, nhưng tình trạng sức khỏe của cậu bé được giải quyết sau khi được cung cấp bổ sung vitamin.
Các bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ nhi khoa, thường bỏ qua chủ đề dinh dưỡng, Duvall nói.
“Các bác sĩ nhi khoa nên nói về các vấn đề tiêm chủng, chế độ ăn uống và giảm cân, huyết áp, tình trạng bị bắt nạt, bạo lực với cha mẹ trong những lần thăm khám 10 phút. Họ phải lựa chọn chính xác các nội dung cần tư vấn.”
Duvall cho biết các bác sĩ nên thường xuyên sàng lọc thiếu vitamin và khoáng chất bằng xét nghiệm máu đơn giản. Điểm mấu chốt cho người trẻ và già trong chế độ ăn ít lý tưởng là gì? Đó là sử dụng vitamin tổng hợp.