Trẻ bị thủy đậu tắm lá gì? 4 sai lầm mẹ thường mắc và 6 lưu ý cần nhớ

Bệnh thủy đậu là bệnh da liễu cấp tính do virus Varicella-zoster (VZV) gây ra và có thể để lại nhiều hậu quả xấu nếu không chữa trị đúng cách. Cùng Useful tìm hiểu trẻ bị thủy đậu tắm lá gì và các sai lầm mà bố mẹ hay gặp phải khi chữa trị cho con.

1. Những hiểu lầm khi trẻ bị bệnh thủy đậu

1.1. Kiêng tắm

Hầu hết các bậc phụ huynh luôn cho trẻ tránh tiếp xúc với nước để ngăn ngừa các vết thủy đậu lan ra nhanh và gây nhiễm trùng da. Tuy nhiên, đây là một hiểu lầm nghiêm trọng bởi vì có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm khi cơ thể ra mồ hôi và không được vệ sinh sạch sẽ. Muốn điều trị thủy đậu nhanh và giảm bớt tình trạng ngứa ngáy thì nên cho trẻ cắt móng tay, chân và làm sạch thân thể bằng các dụng cụ vệ sinh cho bé an toàn và tiện lợi nhằm ngăn chặn vi khuẩn sinh ra mầm bệnh hoặc có thể hỏi ý kiến bác sĩ việc trẻ bị thủy đậu tắm lá gì để hỗ trợ làm sạch da và ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát

Bệnh nhân cần nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát (Nguồn: s1.bloganchoi.com)

1.2. Kiêng gió

Ngoài việc kiêng tắm thì các gia đình còn bảo vệ da cho trẻ bằng cách trùm kín cơ thể. Việc làm này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe và để lại những hậu quả không lường trước được. Vì vậy, cần để trẻ nhỏ nghỉ ngơi ở những nơi sạch sẽ, thoáng mát để tránh ảnh hưởng đến các nốt mụn nước.

1.3. Bôi thuốc xanh methylen vô tội vạ

Khi thấy trẻ bị mắc bệnh thì cha mẹ thường bôi xanh methylen khi phát hiện các nốt mụn đỏ để tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, chỉ khi các nốt phỏng bị vỡ ra thì mới nên chấm trực tiếp methalyn lên các nốt mụn để sát khuẩn, se nốt và phòng tránh các bệnh về da.

1.4. Trẻ bị thủy đậu tắm lá gì        

Bên cạnh việc dùng thuốc tây để chữa bệnh thì phụ huynh còn phải có các biện pháp chăm sóc da an toàn cho trẻ. Việc vệ sinh cơ thể cho trẻ là rất quan trọng trong giai đoạn điều trị bệnh và câu hỏi trẻ bị thủy đậu nên tắm nước lá gì an toàn và hiệu quả được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Các loại lá dùng để đun nước tắm giúp kháng viêm, chống khuẩn có thể kể đến như lá kinh giới, lá tre, lá sầu đâu,.. Đây là các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm ngứa và làm khô những vết mụn nhanh chóng. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể mua các sản phẩm vệ sinh bé an toàn, dịu nhẹ và tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc trẻ bị thủy đậu nên tắm lá gì để không gây tổn thương cho da cho trẻ.

1.5. Cách ly trẻ

Bệnh thủy đậu sẽ lây lan nhanh nếu tiếp xúc với chất nhầy từ quần áo hoặc nước bọt khi nói chuyện vói người bệnh. Vì vậy cha mẹ cần cách ly con với hàng xóm, nhà trẻ và trường học để tránh lan truyền bệnh.

Lá kinh giới là đáp án thường gặp cho câu hỏi trẻ bị thủy đậu nên tắm lá gì
Lá kinh giới là đáp án thường gặp cho câu hỏi trẻ bị thủy đậu nên tắm lá gì (Nguồn: homesteam.vn)

2. Những lưu ý khi trẻ mắc bệnh thủy đậu

2.1. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 ngày phát bệnh

Tùy thuộc vào từng thời kỳ phát triển của bệnh và thể trạng của trẻ, thời gian ủ bệnh có thể từ 10 – 14 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh và trong vòng 12 – 24 giờ sau có thể nổi mụn nước toàn thân. Khoảng 1 tuần tiếp theo, những nốt mụn nước này sẽ được đóng vẩy và cần phải được bôi thuốc để không lưu lại sẹo.

2.2. Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng cho bé

Ngoài việc chăm sóc về vệ sinh như cho trẻ bị thủy đậu tắm lá gì thì hiệu quả thì bố mẹ cũng phải lưu ý chế độ ăn uống của bé. Trong lúc bị bệnh, nên tránh cho trẻ ăn thức ăn có nhiều chất béo, các loại đồ ăn cay nóng và mặn. Tốt nhất nên dùng thức ăn thanh đạm, đầy đủ chất dinh dưỡng như các loại rau củ quả tươi xanh ngon sạch từ nông trại VinEco như khoai tây, cà rốt, củ cải trắng,… và uống các loại nước ép từ trái cây tươi hoặc trái cây nghiền để tránh mất nước và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trái cây rất tốt cho người bị bệnh thủy đậu

Trái cây rất tốt cho người bị bệnh thủy đậu (Nguồn: reshpointsouthwest.co.uk)

2.3. Chia 2 bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ

Năng lượng trong mỗi bữa ăn nếu không được tiêu hao trong thời gian quy định, sẽ biến thành năng lượng dự trữ khiến các chất béo tích lũy trong cơ thể gây thúc đẩy chứng viêm nhiễm. Nếu bạn chia nhỏ bữa ăn, không để no lâu thì cơ thể trẻ sẽ dễ hấp thu và tiêu hóa hơn. Ngoài ra, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm các thực phẩm chức năng hỗ trợ miễn dịch an toàn có tác dụng tăng sức đề kháng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.

2.4. Chỉ cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ

Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là do virus cho nên chưa có thuốc đặc hiệu điều trị, vì vậy, cần phải tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ khám bệnh tại các bệnh viện uy tín và không được tự ý mua thuốc để trị bệnh. Tham khảo các review khám nhi ở Vinmec có tốt không để cho thêm nhiều gợi ý thiết thực hơn cho việc chăm sóc bé.

2.5. Nếu trẻ bị ho, nôn trớ phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất

Nếu thấy trên da trẻ xuất hiện các nốt phỏng màu đục thì khả năng cao trẻ đang bị bội nhiễm, đồng thời nếu trẻ ho, nôn trớ, người lờ đờ chậm chạp… thì gia đình cần đưa trẻ ngay tới bệnh viện gần nhất để chữa trị ngay, tránh dẫn đến các bệnh nguy hiểm hơn như viêm màng não.

2.6. Nên tiêm ngừa vắc xin thủy đậu cho bé

Để chủ động phòng tránh bệnh thủy đậu, trẻ em cần được tiêm vaccine đủ liều, đúng lịch và phải được tiêm ngừa từ sớm để có thể sản sinh kháng thể chống lại virus. Top 5 địa chỉ tiêm phòng cho trẻ sơ sinh uy tín sẽ giúp bố mẹ tìm kiếm dễ dàng.

Tiêm phòng vacxin thủy đậuTiêm phòng vacxin thủy đậu (Nguồn: bekhoebevui.vn)

Chắc chắn qua bài viết này thì các bậc cha mẹ đã có câu trả lời cho thắc mắc trẻ bị thủy đậu tắm lá gì cho hiệu quả. Và để đảm bảo an toàn cho trẻ từ sớm thì các bậc cha mẹ nên đăng kí các gói bảo hiểm và dịch vụ theo dõi chăm sóc sức khỏe định kì tại các bệnh viện uy tín  để được khám và điều trị kịp thời nhé.