Thai nhi quay đầu là dấu hiệu cho thấy em bé sắp chào đời, giúp mẹ sinh thường dễ dàng. Tuy nhiên, bạn đã biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu để chuẩn bị sẵn sàng cho kỳ vượt cạn của mình. Hãy cùng tìm hiểu hành trình chào đời của bé trong bài viết dưới đây.
1. Thai bao nhiêu tuần thì quay đầu
Trong quá trình phát triển cơ thể, thai nhi nằm trong bụng mẹ theo chiều mông bé hướng về tử cung. Tuy nhiên, vào giai đoạn thai lớn và chuẩn bị chào đời, thai sẽ quay ngược lại, đầu hướng về phía cổ tử cung. Tư thế quay đầu thường thấy ở các thai nhi đó là gáy hướng về bụng mẹ, đầu nằm gần xương chậu nhờ đó mà dễ dàng chui ra khỏi bụng mẹ hơn.
Tuy nhiên, với mỗi mẹ bầu, thời điểm quay đầu của thai nhi là khác nhau. Nó còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, số lần mang thai của mẹ. Với các mẹ mang thai lần đầu, thời gian thai quay đầu trung bình khoảng tuần thứ 34-35. Đối với mẹ bầu mang thai lần 2, có thể tới tuần 36-37 thai mới chịu quay đầu. Trong giai đoạn thai cuối, các mẹ thường sẽ khá tò mò và muốn biết liệu thai 38 tuần tuổi đã phát triển thế nào, sinh được chưa để chuẩn bị cho việc sinh nở của mình. Ngoài ra, trong một số trường hợp, thai có thể quay đầu sớm hơn dự kiến, thậm chí sau 28 tuần.
Có phải thai nhi nào cũng sẽ quay đầu? Có nhiều thai nhi với ngôi thai ngược, sẽ giữ nguyên tư thế kể cả đến ngày cận sinh. Điều này gây cản trở cho mẹ bầu về việc sinh thường. Bác sĩ sẽ chỉ định cho các mẹ sinh mổ trong những trường hợp này.
Làm sao để biết thai nhi đã quay đầu hay chưa và sinh mổ hay sinh thường mới phù hợp thể trạng mẹ bầu? Khi mang thai bạn hãy chú ý đến lịch khám thai quan trọng dành cho mẹ bầu để theo dõi thức khỏe và tình trạng của cả mẹ và bé..
Khi thai phát triển đủ lớn, bắt đầu sẽ chuyển sang giai đoạn quay đầu (Nguồn: kaliperiodical.com)
2. Thai quay đầu bao lâu thì sinh
Như đã đề cập ở trên, vấn đề thai bao nhiêu tuần thì quay đầu sẽ còn phụ thuộc vào thể trạng của mẹ và số lần mang thai của mẹ. Việc thai quay đầu sớm hay muộn không quyết định mẹ sinh sớm hay muộn. Tuy nhiên khi thai quay đầu, mẹ cần chú ý hơn trong quá trình di chuyển, vận động, tránh ảnh hưởng đến thai. Và nếu nhận thấy các dấu hiệu thai quay đầu thì bạn nên tới kiểm tra bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
3. Dấu hiệu nhận biết thai nhi quay đầu
3.1 Tăng áp lực bụng dưới
Một trong những dấu hiệu nhận biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu đó là khi mẹ cảm thấy áp lực đè lên phần bụng dưới. Bởi đây là nơi tạo nếp gấp khi ngồi. Có thể không phải mẹ nào cũng cảm nhận được điều này, vì nó còn phụ thuộc vào thành bụng của mẹ dày hay mỏng. Một trong những mẹo khá hay đó là mẹ nhờ bố áp tai vào bụng dưới để cảm nhận xem em bé đã quay đầu hay chưa.
3.2 Sinh hoạt dễ dàng hơn
Khi thai đã chúc đầu xuống dưới, áp lực không còn đè nặng lên cơ thể phía trên cùng phổi và dạ dày của mẹ. Chính vì thế mà mẹ sẽ dễ thở hơn. Việc ăn uống cũng không còn khó khăn, thậm chí mẹ sẽ còn cảm thấy nhanh đói do tiêu hóa của mẹ tốt hơn. Những mẹ mắc chứng ợ nóng thai kỳ thì trong giai đoạn bé quay đầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn. Bởi khi đó, bàng quang chịu áp lực lớn. Bạn nên cố gắng sinh hoạt và làm việc gần nhà vệ sinh để tiện cho việc đi tiểu.
3.3 Áp lực lên vùng xương chậu
Không còn chịu áp lực phần dạ dày, phổi nữa, nhưng mẹ bầu lại phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng cao ở sàn chậu. Đôi khi, mẹ sẽ cảm thấy xương chậu đau nhói cho nó chịu toàn bộ áp lực của thai nhi đè lên. Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất để biết thai bao nhiêu tuần thì quay đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà hãy chú ý nằm nghỉ thư giãn ở tư thế thoải mái nhất.
3.4 Trĩ hoặc táo bón
Thời gian thai nhi quay đầu chính là lúc mẹ đối mặt với triệu chứng táo bón thường xuyên hơn hay trĩ. Có là do áp lực của thai lên vùng xương chậu và hậu môn. Mẹ nên chú ý ăn nhiều rau để bổ sung chất xơ, lợi cho đường tiêu hóa và uống nhiều nước. Sau khi bé chào đời, những khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất.
3.5 Chuyển dạ giả
Chắc chắn khi bé quay đầu, mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho việc chuyển dạ. Nhưng đôi khi, những cơn đau co thắt tử cung lại chỉ là những cơn co dạ giả. Việc này có thể khá bất tiện với các mẹ. Tuy nhiên, việc này cũng giúp tử cung được giãn nở, giúp mẹ sinh bé dễ hơn.
3.6 Đau lưng
Khi thai chúc đầu xuống dưới, cơ bụng dưới của mẹ bị căng, khiến mẹ cần dùng lưng để cơ thể cân bằng. Đồng nghĩa với việc lưng chịu áp lực nhiều hơn. Đôi khi, các mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau nhói. Do đó, mẹ hãy chịu khó thay đổi tư thế trong khi ngồi và nằm để tránh áp lực lâu lên lưng dưới.
3.7 Chất dịch nhầy thay đổi
Chất dịch này trong giai đoạn này có thể dày và dính hơn bình thường. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho đầu thai nhi dần quen với việc ra vào cổ tử cung. Có một số trường hợp mẹ bị chảy máu do áp lực khiến một số mạch máy bị vỡ.
3.8 Dấu hiệu nguy hiểm
Trong thời gian thai nhi lộn đầu, bạn nên theo dõi sát sao để phát hiện các dấu hiệu bất thường. Một số cách giúp bạn phát hiện ra dấu hiệu bất thường của thai nhi đó là đếm số lần thai máy trong khoảng 1 giờ. Thai đạp nhanh và mạnh, hoặc đạp ít hơn 10 lần thì bạn nên gặp bác sĩ. Hoặc nếu mẹ thấy dấu hiệu ra dịch màu nâu, hơi hồng hoặc máu tươi thì cũng cần tới bệnh viện khám nhi uy tín gần nhất để kiểm tra.
Bà bầu cảm nhận áp lực vùng xương chậu lớn là một trong những dấu hiệu thai quay đầu (Nguồn: medicalnewstoday.com)
4. Cách làm cho thai nhi quay đầu
4.1 Tập thể dục
Sau khi đã nắm được thời gian thai bao nhiêu tuần thì quay đầu và bạn nhận thấy thai đang chậm đổi hướng, vậy phải làm cách nào để thúc đẩy quá trình này? Tập thể dục là một phương pháp khá hữu hiệu giúp em bé nhanh chuyển tư thế. Hãy tập các động tác kết hợp chân tay và hông. Mẹ hãy nằm thẳng lưng, nâng chân khỏi mặt đất và giữ khoảng 15 phút. Hay các bài tập ngực và đầu gối: đứng thẳng lưng, ngồi xuống và đưa đầu gối vào sát lưng. Việc này sẽ giúp thai nhi lộn đầu dễ hơn.
Ngoài ra, bạn có thể bơi lội, vừa giúp tăng sức đề kháng, thư giãn, giảm đau cơ bắp và giúp thai xoay đầu đúng hướng.
Tập thể dục thường xuyên là cách khá tốt để kích thích thai quay đầu (Nguồn: ohsu.edu)
4.2 Nằm, ngồi đúng tư thế
Hãy ngồi trong tư thế đầu gối thấp hơn hông của mẹ, đặc biệt, mẹ không nên ngồi quá nhiều, việc này khiến thai khó quay đầu hơn. Thỉnh thoảng nên đứng dậy, di chuyển nhẹ nhàng. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên nằm nghiêng để thai dễ quay đầu hơn và cũng không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho việc nuôi thai nhi. Hãy tham khảo các tư thế giúp dễ ngủ cho bà bầu và có lợi cho thai nhi.
Trên đây là các giải đáp thắc mắc về việc thai bao nhiêu tuần thì quay đầu cũng như những dấu hiệu và cách làm sao để thai dễ đổi hướng. Hy vọng những thông tin hữu ích này có thể giúp bạn trong quá trình mang thai của mình.