Nhập cảnh Mỹ trong mùa dịch virus corona Vũ Hán như thế nào?

Trong bối cảnh dịch bệnh viêm phổi lạ ở Vũ Hán xảy ra không ít người đang hoang mang không biết liệu có được nhập cảnh Mỹ hay định cư Mỹ đặc biệt trong thời gian vừa hết dịp nghỉ tết nguyên đán 2022 tại Việt Nam. Vậy rốt cuộc người Việt có được nhập cư Mỹ trong lúc bệnh dịch virus Corona không? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết bài viết sau đây được cập nhật  từ những tin tức U.S của Mỹ.

Các biện pháp phòng dịch đặc biệt của Mỹ

Chính quyền Mỹ đã triển khai hàng loạt biện pháp phòng dịch đặc biệt cùng với tuyên bố dịch Corona là vấn đề khẩn cấp y tế cộng đồng. Cụ thể, Mỹ cấm nhập cảnh với những người nước ngoài trong 2 tuần qua đã đến Trung Quốc dù bất kỳ lý do gì hay bất kỳ nơi nào trên lãnh thổ nước này.

Bên cạnh đó Mỹ còn cấm nhập cảnh, nhập cư tất cả các công dân nước ngoài, ngoại trừ thân nhân trực tiếp (là vợ chồng, cha mẹ, con cái – PV) của các thường trú nhân và các công dân Mỹ đã tới Trung Quốc trong vòng 2 tuần qua. Đây cũng là tuyên bố của bộ trưởng Y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ ông Alex Azar.

Kết quả hình ảnh cho China has corona virus"

Trước đó, ngày 31/1/2020 ông này đã tuyên bố dịch bệnh do virus viêm phổi lạ Vũ Hán (Corona) gây ra là vấn đề cấp thiết, khẩn cấp y tế cộng đồng tại Mỹ khi nước này đã có bảy ca nhiễm virus Corona. Cùng ngày, chính quyền Mỹ cũng đã thông báo sẽ cấm nhập cảnh với các công dân nước ngoài đã đến TQ trong vòng 14 ngày qua để phòng ngừa dịch bệnh. Tin tức được cập nhật bởi hãng tin AFP của Mỹ.

Lệnh cấm nhập cảnh, nhập cư Mỹ có hiệu lực khi nào?

Theo Đài Foxnews Hoa Kỳ mọi công dân Mỹ trở về từ tỉnh Hồ Bắc (TQ) sẽ buộc phải cách ly theo dõi 2 tuần. Thời gian có hiệu lực từ lúc 17h00 ngày 2-2 giờ Mỹ, tức 5h sáng ngày 3-2 tại Việt Nam. Không riêng gì Hồ Bắc (Trung Quốc) nếu công dân Mỹ khác đã tới các khu vực khác trên lãnh thổ nước này sẽ được hướng dẫn tự theo dõi những triệu chứng bệnh do virus Corona gây nên có thể có khác.

Còn đối với người nước ngoài khác nhập cảnh Mỹ trong thời gian này sẽ áp dụng luật cấm nhập cảnh Mỹ như đã nêu trên.

Mỹ hạn chế các chuyến bay vào lãnh thổ nước này

Theo Reuters, dù Washington hiện vẫn chưa cân nhắc tới các giải pháp cực đoan hơn dành cho Trung Quốc như ngăn chặn tất cả các chuyến bay đến từ nơi bùng phát dịch virus Corona. Hiện chính quyền Mỹ cũng sẽ hạn chế các chuyến bay từ Trung Quốc tới bảy sân bay của Mỹ mặc dù các hãng bay có thể tự nguyện ra những quyết định khắt khe hơn.

Kết quả hình ảnh cho check body temperature at airport"

Trước đó, Mỹ vừa xuất hiện thêm ca nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán thứ 7 ở nước này do Cơ quan phòng chống và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ xác nhận ở thành phố Bay Area tại hạt Santa Clara, bang California và cũng là trường hợp người bệnh nhiễm virus Corona đầu tiên tại đây.

Và vừa mới đây ngày 31-1 cả ba hãng bay lớn của Mỹ là American Airlines, Delta Air Lines và United Airlines đều đồng loạt công bố hủy các chuyến bay tới Trung Quốc đại lục khi chính quyền Mỹ chính thức thông báo những bước triển khai bổ sung nhằm ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Các nước “siết” nhập cảnh với Trung Quốc để chống dịch virus Corona

Không riêng gì Mỹ nhiều nước cũng đang tạm ngưng cấp thị thực nhập cảnh cho công dân Trung Quốc, giữa lúc virus chủng Corona mới gây viêm phổi cấp đang lây lan với tốc độ chóng mặt.

Nga

Kết quả hình ảnh cho check body temperature at airport"

Hãng tin Reuters cùng ngày với Mỹ đưa tin chiều 30/1/2020 Hãng RIA của Nga cho biết Maxcơva quyết định tạm ngừng cấp thị thực điện tử cho người Trung Quốc và quy định này ngay lập tức. Sau khi thế giới đã chứng kiến các trường hợp lây từ người sang người Nga đã chính thức ra quy định này và đây cũng là động thái giúp Nga ngăn chặn nguy cơ công dân bị lây nhiễm virus. Nga cũng là nước có biện pháp quản lý nhập cảnh áp dụng tạm thời với Trung Quốc sau Mỹ để tránh hiểm họa virus Corona.

Triều Tiên

Kết quả hình ảnh cho check body temperature at airport"

Trước đó, ngày 27/1/2020 Triều Tiên đã đóng cửa biên giới nhằm khống chế tình hình dịch bệnh. Quyết định này tạm thời sẽ cấm công dân, du khách Trung Quốc nhập cảnh. Lệnh có hiệu lực kể từ ngày này.

Malaysia và Kazakhstan

Đến ngày 28/1/2020 lần lượt Malaysia và Kazakhstan thực hiện các biện pháp siết chặt thị thực đối với công dân Trung Quốc. Cụ thể, Kazakhstan nước trước đó đang nới lỏng thị thực để thu hút du lịch đã phải tạm dừng chính sách miễn thị thực với công dân TQ trong vòng 72 giờ kể từ ngày 28/1. Malaysia thì tạm thời từ chối nhập cảnh đối với người TQ mang hộ chiếu được sinh ra hoặc cấp tại tỉnh Hồ Bắc.

Ngày 29/1/2020 hàng loạt quốc gia đã bắt đầu chính sách buộc công dân Trung Quốc tới các nước này phải khai báo y tế và cung cấp thông tin về tình hình sức khỏe

Kết quả hình ảnh cho check body temperature at airport"

Cùng ngày hàng loạt quốc gia đã bắt đầu chính sách buộc công dân TQ tới các nước gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Sri Lanka, Ấn Độ, Mỹ, Vương Quốc Anh, New Zealand, Indonesia, Malaysia, UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất), Pháp, Myanmar phải khai báo y tế và cung cấp thông tin tình hình sức khỏe. Thông tin này được Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận.

Từ 12h ngày 29-1, Singapore tạm thời áp dụng biện pháp cấm nhập cảnh hoặc quá cảnh đối với tất cả công dân Trung Quốc từng tới Vũ Hán trong vòng 14 ngày và những công dân Trung Quốc mang hộ chiếu do tỉnh Hồ Bắc cấp.

Singapore cũng tạm dừng cấp các loại thị thực cho công dân Trung Quốc mang hộ chiếu do tỉnh Hồ Bắc cấp, tạm thời không được hưởng chính sách miễn thị thực cho thời gian quá cảnh 96 tiếng.

Những người mang hộ chiếu do tỉnh Hồ Bắc cấp đã được cấp các loại thị thực của Singapore sẽ tạm thời không có giá trị nhập cảnh Singapore.

Lời Khuyên:

Nếu bạn đang ở Việt Nam và chuẩn bị nhập cảnh Mỹ diện du lịch, du học, làm việc hay định cư Mỹ thì hãy không phải lo lắng nếu trước đó 2-3 tuần không đến Trung Quốc. Đặc biệt giữ gìn sức khỏe của mình trong lúc chờ nhập cảnh Mỹ, dưới đây là các triệu chứng cũng như biện pháp phòng ngừa.

Cách thức lây bệnh của corona virus:

Kết quả hình ảnh cho virus infection corona"
  1. Giọt nước bọt mang Corona virus có kích thước khá lớn do đó bất kì khẩu trang thông thường nào (không chỉ N95) đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m (khoảng 10 feet) và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.
  2. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, virus sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu bạn tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào, hãy rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.
  3. Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Đối với quần áo mùa đông không cần/không giặt được hàng ngày, bạn có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus.

Các triệu chứng viêm phổi do corona virus gây ra:

Kết quả hình ảnh cho cough"
  1. Đầu tiên virus sẽ gây viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, vì vậy cổ họng sẽ có cảm giác đau, khô rát kéo dài từ 3 đến 4 ngày.
  2. Sau đó, virus sẽ hòa lẫn vào dịch mũi và nhỏ giọt vào khí quản, xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi. Quá trình này sẽ mất 5 đến 6 ngày.
  3. Khi bị viêm phổi, các triệu chứng điển hình xuất hiện là sốt cao kèm khó thở. Lúc này, cảm giác nghẹt mũi của bạn sẽ không giống cảm cúm hay các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường, bạn sẽ có cảm giác như bị nghẹt, bị chìm trong nước. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên, hãy ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế.

Những biện pháp phòng ngừa:

Kết quả hình ảnh cho wear the mask"
  1. Hình thức lây nhiễm corona virus phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc những thứ ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Virus chỉ có thể sống trên tay bạn trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra (bạn có thể vô tình dụi mắt hay ngoáy mũi,), những hoạt động này làm virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
  2. Ngoài việc rửa tay thường xuyên, hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng (trước khi xâm nhập xuống phổi).
  3. Hãy chăm sóc, bảo vệ bản thân và đừng quên uống thật nhiều nước các bạn nhé!