Mang thai sinh đôi là tình trạng khá phổ biến hiện nay, đặc biệt độ tuổi của mẹ càng cao thì khả năng mang thai song sinh càng lớn. Vậy mang thai sinh đôi có tốt không? Những biến chứng gặp phải là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Các trường hợp sinh đôi hiện nay
1.1. Song thai cùng trứng
Song thai cùng trứng là trường hợp một trứng được thụ tinh với một tinh trùng nhưng trong quá trình phát triển thành hợp tử lại được tách đôi và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi này sẽ giống nhau y đúc cả về cấu trúc gen và hình thể phát triển bên ngoài.
1.2. Song thai khác trứng
Song thai khác trứng là trường hợp người mẹ trong chu kỳ kinh nguyệt rụng 2 trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng riêng biệt. Do đó trong trường hợp song sinh khác trứng thai nhi có thể hoàn toàn khác nhau cả về hình thể và cấu trúc gen. Chúng chỉ cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Một số trường hợp đặc biệt song thai khác trứng khi sinh ra có thể là 2 đứa trẻ cùng mẹ khác cha.
Có 2 trường hợp sinh đôi hiện nay là sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng (Nguồn: hellobacsi.com)
2. Mang thai sinh đôi có tốt không?
2.1. Xác xuất sảy thai gấp đôi thai kỳ bình thường
So với những thai nhi bình thường thì song thai có nguy cơ sảy thai cao hơn. Một số trường hợp thường xảy ra như một thai bị hỏng và thai nhi còn lại phát triển thành thai đơn hoặc một số trường hợp xấu hơn thì cả hai thai đều hỏng.
2.2. Tỷ lệ sinh mổ cao
Thông thường đối với những ca sinh đôi thường được bác sĩ đề nghị sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong trường hợp sinh thường có thể dẫn tới tình trạng ngạt nước ối gây nguy hiểm cho thai nhi.
2.3. Sinh non
Nhiều người thắc mắc rằng sinh đôi có tốt không thì câu trả lời là Không tốt vì đa phần các trường hợp sinh đôi các bé sẽ được sinh ra ở khoảng tuần 36 hoặc ít hơn khiến cơ thể bé chưa được phát triển toàn diện. Trường hợp sinh non các bé cần được chăm sóc một cách đặc biệt để hạn chế mắc bệnh do cơ thể chưa đủ trưởng thành như các bệnh về hô hấp, các bệnh nhiễm trùng, vàng da,…
Mang thai sinh đôi thường rất dễ xảy ra tình trạng sinh non (Nguồn: cncenter.cz)
2.4. Thai nhẹ cân
Vì là song thai nên thường nhẹ cân hơn so với những thai nhi đơn do môi trường phát triển hạn chế và lượng dinh dưỡng cung cấp từ mẹ phải được chia cho cả 2 bào thai. Do đó đối với trường hợp mang thai đôi mẹ cần đặc biệt chú ý tới việc bồi bổ chất dinh dưỡng.
2.5. Bệnh lý trong thai kỳ
Mang thai sinh đôi có tốt không cho mẹ? Người mẹ cũng có thể gặp phải nhiều bệnh lý trong thai kỳ như tình trạng rối loạn nước ối, sản giật, tiền sản giật, tiểu đường, nhau thai bong sớm,…nên hoàn toàn không tốt cho cả mẹ và bé.
2.6. Sức khỏe con kém
Mang thai song sinh có nguy hiểm không? Đối với trẻ nhỏ sinh đôi, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng do nguy cơ sinh non thường cao. Cơ thể của trẻ không có đủ thời gian để hoàn thiện và trở nên cứng cáp hơn từ đó trẻ có thể mắc một số bệnh về đường hô hấp, tình trạng vàng da,… Ngoài ra, mang thai đôi còn có thể xảy ra hội chứng truyền máu song thai (truyền máu giữa hai bào thai) có thể dẫn đến một bào thai được nhận nhiều chất dinh dưỡng còn bào thai còn lại thì không, gây ảnh hưởng không tốt cho cả 2 thai nhi.
2.7. Dị tật thai
Đối với những trường hợp thai song sinh, đặc biệt là song sinh cùng trứng tình trạng dị tật có nguy cơ xảy ra cao hơn.
2.8. Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không cho mẹ và thai nhi? Có thể nói đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm, thường gặp khi mang thai sinh đôi do phải bồi bổ nhiều chất dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phù,…. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi như: thai nhi nặng hơn bình thường, tụt canxi, vàng da,…sau khi sinh.
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ là rất cao nếu không ăn uống hợp lý (Nguồn: phunudep24h.com)
3. Giải pháp ngừa biến chứng sau sinh đôi
Để ngăn ngừa những biến chứng sau sinh đôi có thể mắc phải các mẹ cần học cách chăm sóc mình ngay trong thai kỳ cũng như tìm hiểu kỹ về cách chăm sóc mẹ bầu sau sinh an toàn hiệu quả để đảm bảo luôn có một sức khỏe tốt.
3.1. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên trong thai kỳ
Trong trường hợp mang thai đôi bạn cần thường xuyên đi khám và kiểm tra sức khỏe thai kỳ để có thể phát hiện sớm những trường hợp xấu có thể xảy ra. Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn nên nhập viện hoặc lựa chọn chỗ ở gần bệnh viện để có thể theo dõi kịp thời.
Kiểm tra thai kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé (Nguồn: cdn02.static-adayroi.com)
3.2. Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai cũng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn so với bình thường vì bạn cần phải nuôi tới hai em bé thay vì một em bé như mang thai đơn. Tuy nhiên chế độ ăn uống cần phải khoa học để tránh mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Bạn nên bổ sung khoáng chất và 29 loại rau củ quả tốt cho bà bầu nhưng có hàm lượng đường thấp cho cơ thể. Ngoài ra, cần bổ sung canxi, sắt, vitamin, axit folic, Magie, kẽm…vào trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Trong quá trình thai nhi phát triển khiến phần ruột của mẹ bị chèn lên và quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Những thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp mẹ hạn chế tình trạng táo bón trong thời kỳ mang thai của mình. Để có một chế độ ăn uống phù hợp cách tốt nhất là các mẹ nên lên thực đơn mỗi ngày để kiểm soát được lượng dinh dưỡng cũng như kịp thời bổ sung những chất còn thiếu để cơ thể của cả mẹ và bé luôn được tốt nhất.
3.3. Uống đủ nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp loại bỏ chất thải độc hại của thai nhi và hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn, chính vì thế hãy cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày.
Khi mang thai bạn nên uống khoảng 2 – 3 lít nước lọc tinh khiết trải đều trong ngày, đặc biệt là nên uống nhiều vào sáng sớm và giảm dần lượng nước sau khoảng 8h tối. Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc. Cách đơn giản nhất để kiểm tra lượng nước nạp vào cơ thể đã đủ hay chưa mẹ bầu nên quan sát màu sắc nước tiểu của mình. Nếu bạn uống đủ nước thì nước tiểu sẽ có màu trong hoặc vàng nhạt và ngược lại. Ngoài nước lọc thì các mẹ cũng có thể bổ sung nước bằng việc uống nước canh hoặc sử dụng nước trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình.
Uống nước đầy đủ mỗi ngày (Nguồn: 3.bp.blogspot.com)
3.4. Tập luyện nhẹ nhàng
Nhiều mẹ bầu thường thắc mắc không biết tập luyện khi mang thai sinh đôi có tốt không? thì câu trả lời là tốt. Trong quá trình mang thai các mẹ cũng nên tập luyện nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe, kiểm soát cân nặng và đặc biệt đây cũng là một trong 20 cách cải thiện tinh thần và giảm stress khi mang thai được nhiều mẹ bầu yêu thích. Mẹ nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi tập luyện và chỉ nên tập luyện với những động tác nhẹ. Trong khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm bào thai chưa ổn định, mẹ chỉ nên tập luyện thật nhẹ nhàng hoặc không tập luyện trong khoảng thời gian này vì có thể dẫn tới tình trạng động thai, sảy thai,…Tránh tập những động tác có tác động mạnh tới bụng hoặc những động tác làm va chạm tới bụng. Một số bài tập phù hợp dành cho các mẹ bầu trong thời kỳ thai kỳ như đi bộ, leo cầu thang, tập yoga, bơi lội dưới nước. Tuy nhiên, không phải hồ bơi nào cũng lý tưởng dành cho bà bầu. Các mẹ nên lựa chọn những bể bơi sạch, có nguồn nước an toàn để thư giãn trong thời kỳ mang thai nhé.
Nếu bạn vẫn đang lo lắng sinh đôi có tốt không thì đừng quá lo lắng, chỉ cần bạn biết cách chăm sóc đúng và thăm khám sức khỏe thai kỳ thường xuyên thì nỗi lo lắng sẽ trở thành niềm vui khi gia đình bạn có thể chào đón thêm hai thành viên mới. Để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra khi mang thai và sau khi sinh các mẹ nên mua dịch vụ thai sản trọn gói đảm bảo an toàn, chất lượng hoặc theo tuần để thường xuyên theo dõi và chăm sóc thai nhi được tốt nhất. Useful – trang thương mại điện tử của Vingroup luôn cung cấp các gói dịch vụ thai sản chất lượng đến từ các bệnh viện hàng đầu giúp mẹ và bé được chăm sóc một cách toàn diện ngay từ những ngày đầu thai kỳ.