Ung thư da là gì, phân loại, dấu hiệu, nguyên nhân, cách điều trị

Trong 10 bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, ung thư da là cái tên được nhắc tới với những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm. Làm thế nào phát hiện ra bệnh hay điều trị ra sao để không gây nguy hiểm đến sức khỏe? Cùng tham khảo những thông tin về căn bệnh này qua các chia sẻ dưới đây.

1. Tìm hiểu ung thư da là gì?

Ung thư da là bệnh lý ung thư phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Bệnh hình thành do sự phát triển mạnh của các tế bào da bất thường. Xuất phát từ tổn thương trong cấu trúc phân tử ADN, tác động lên tế bào da, từ đó tạo nên những khiếm khuyết về gen. Các tế bào da bất thường phát triển một cách nhanh chóng và hình thành các khối u ác tính trên da.

Ung thư về da có thể xảy ra ở mọi đối tượng

Ung thư về da có thể xảy ra ở mọi đối tượng (Nguồn: genvita.vn)

2. Các loại ung thư da

Bệnh ung thư trên da được phân chia thành 3 loại, bao gồm:

2.1. Ung thư biểu mô tế bào vảy

Ung thư biểu mô tế bào vảy ở da (SCC) chiếm khoảng 20 phần trăm tất cả các trường hợp ung thư về da. Đây là tình trạng tăng sinh tế bào sừng không điển hình, chuyển dạng với sự biến đổi ác tính.

Loại ung thư này thường hình thành do những tổn thương khi da tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím như cổ, tay, vùng da mặt,… Bệnh có thể tiến triển thành những vết sẹo hay loét sang các bộ phận khác nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

2.2. Ung thư da tế bào đáy

Ung thư tế bào đáy (BCC) là loại phổ biến nhất, chiếm tới 75% trong các loại ung thư về da. Bệnh thường phát triển trong các tế bào nằm trong lớp biểu bì với biểu hiện vùng da không đau, hơi sáng màu, da lồi hoặc loét.

Bệnh phát triển từ từ và có thể lan dần sang các mô xung quanh. Ung thư tế bào đáy thường xuất hiện ở các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như vùng da mặt, cổ, lưng,… và gặp nhiều ở người trên 50 tuổi.

2.3. Ung thư da ác tính

Ung thư da ác tính là loại nguy hiểm nhất trong các loại ung thư về da.  Bệnh phát triển từ các tế bào cung cấp cho màu da gọi là melanocytes. Loại ung thư này thường biểu hiện dưới dạng nốt ruồi và xảy ra ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể. Bệnh thường để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

2.4. Các loại ung thư da dạng hiếm ít gặp

Kaposi sarcoma

Đây là loại ung thư được hình thành bởi các khối u phát triển không bình thường trên da cũng như nhiều bộ phận khác trên cơ thể như miệng, mũi,…

Ung thư tế bào Merkel

Ung thư tế bào Merkel còn gọi là ung thư biểu mô thần kinh nội tiết của da. Đây là một loại ung thư khá hiếm gặp thường xuất hiện ở lớp da phía trên cùng. Bệnh hình thành do sự tiếp xúc quá nhiều của da với tia cực tím

Ung thư biểu mô tuyến bã nhờn

Loại ung thư còn có tên gọi là bã nhờn tuyến ung thư biểu mô, phát triển trên tuyến bã nhờn của da. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.

Nốt ruồi là một dấu hiệu của ung thư trên da

Nốt ruồi là một dấu hiệu của ung thư trên da (Nguồn: hellobacsi.com)

3. Các giai đoạn ung thư da

Dựa vào kích thước khối u, khả năng lây lan, loại ung thư này được phân chia thành năm giai đoạn với những biểu hiện khác nhau. Việc xác định được giai đoạn phát triển sẽ đóng góp rất lớn cho hiệu quả chữa trị bệnh.

3.1. Giai đoạn 0

Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ. Các tế bào bất thường được thể hiện trong lớp da bên ngoài cùng với biểu hiện là các lớp vảy da và nhanh chóng lan sang các vùng da lân cận. Ở giai đoạn này, người bệnh ít có các biểu hiện và thường bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các vấn đề da thông thường khác.

3.2. Giai đoạn 1

Ung thư da như thế nào được xác định là thuộc giai đoạn 1. Ở thời điểm này, các khối u bắt đầu hình thành với kích thước không lớn hơn 2cm ở điểm rộng nhất của nó. Người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy bị ngứa ngáy và đau rát như bị nổi ban đỏ ở một vùng da. Câu trả lời trên đã giải đáp được thắc mắc “Ung thư da giai đoạn đầu có nguy hiểm không, dấu hiệu và cách trị bệnh?”

Bên cạnh đó là tình trạng lở loét, chảy máu hoặc có mủ viêm nhiễm. Ngay khi có các biểu hiện này, người bệnh nên tới ngay các bệnh viện khám tầm soát ung thư tốt nhất, có uy tín để được bác sĩ thăm khám và chữa trị sớm, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Giai đoạn đầu thường biểu hiện với các lớp vảy da

Giai đoạn đầu thường biểu hiện với các lớp vảy da (Nguồn: genvita.vn)

3.3. Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, các khối u sẽ lớn dần với kích thước lớn hơn 2cm ở điểm rộng nhất của nó. Các tế bào có thể đã di căn đến nhiều bộ phận khác. Vì vậy, cơ thể người bệnh sẽ gặp nhiều biểu hiện nghiêm trọng hơn như bị đau nhức xương, đau dạ dày, đau đầu, khó thở…

3.4. Giai đoạn 3

Bước sang giai đoạn 3, các khối rất có thể đã lan sang một hạch bạch huyết ở một bên cơ thể. Hoặc có những trường hợp bệnh phát triển mạnh hơn và lan xuống xương hàm, hốc mắt, hoặc bên cạnh hộp sọ. Các khối u di căn đến phổi, gan, mạch máu,… khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, tiêu hóa kém,… Người bệnh cần đến các trung tâm y tế để khám và thực hiện tầm soát ung thư kiểm tra xem có phải mình đã mắc bệnh ung thư hay không.

3.5. Giai đoạn 4

Do chủ quan với những dấu hiệu trên da nên rất nhiều người khi được tiến hành tầm soát ung thư mới phát hiện ra mình bị bệnh, và nghiêm trọng hơn là bệnh đã bước vào giai đoạn cuối. Đối với tình trạng bệnh ở giai đoạn cuối, người bệnh sẽ xuất hiện các khối u lớn hơn 3cm nhưng không lớn hơn 6cm. Khối u cũng đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, hốc mắt, xương sọ,…

Giai đoạn cuối các khối u di căn sang nhiều bộ phận khác

Giai đoạn cuối các khối u di căn sang nhiều bộ phận khác (Nguồn: bloganchoi.com)

4. Nguyên nhân dẫn đến ung thư da

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư về da mà bất kỳ ai trong chúng ta cũng cần nên biết để có biện pháp phòng tránh phù hợp.

4.1. Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến và quan trọng nhất gây nên tình trạng bệnh. Khi làn da tiếp xúc quá nhiều dưới tia UV thì có thể làm phá hủy đi cấu trúc của da, gây nên những tổn thương nghiêm trọng. Thông thường những người có làn da trắng sẽ chịu sự tác động của tia UV nhiều hơn những người có làn da đen và nâu. Do đó các chuyên gia y tế luôn khuyên bạn nên chọn và sử dụng các loại kem chống nắng trước khi ra ngoài.

4.2. Da trắng

Thực tế đã chứng minh những người có da trắng, tóc sáng màu dễ mắc bệnh hơn người có làn da và tóc tối màu. Da trắng chịu ảnh hưởng nặng nề hơn của tia cực tím cũng như có khả năng chịu tổn thương từ ánh nắng hay bức xạ kém hơn da đen.

4.3. Nắng và khí hậu nơi sinh sống

Ánh nắng và khí hậu là những nguyên nhân gây ung thư da khá phổ biến. Những người dân sinh sống ở khu vực gần với xích đạo như châu Phi, do nhận lượng bức xạ lớn hơn nên khả năng bị ung thư cũng cao hơn.

4.4. Nốt ruồi

Nốt ruồi là một trong những biểu hiện và cũng là nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư về da. Tại những vùng da có nốt ruồi, da dễ bị tổn thương và bị hạn chế về khả năng bảo vệ, từ đó làm dễ dàng nảy sinh các khối u.

Nốt ruồi là dấu hiệu điển hình của ung thư về da

Nốt ruồi là dấu hiệu điển hình của ung thư về da (Nguồn: baovegiadinhviet.com)

4.5. Tổn thương da tiền ung thư

Tại những vùng da từng bị tổn thương do tai nạn, bỏng hay bất kỳ nguyên nhân nào khác đều dễ dàng bị ung thư. Những vùng da này bị ảnh hưởng, làm hạn chế chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài.

4.6. Tiền sử gia đình mắc bệnh

Di truyền không phải là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư về da, thế nhưng chúng ta cũng không nên loại trừ khả năng gây bệnh từ nguyên nhân này. Nếu trong gia đình từng có người mắc loại ung thư này, tốt nhất chúng ta nên thực hiện các xét nghiệm sức khỏe càng sớm càng tốt để nhận biết tình trạng sức khỏe rõ hơn.

4.7. Tiền sử ung thư da

Bạn cần biết bệnh có thể tái phát trở lại nếu không được chữa trị dứt điểm hoặc không có biện pháp bảo vệ sau điều trị.

4.8. Suy yếu miễn dịch

Cơ thể chúng ta có thể dễ dàng nhiễm bất kỳ loại bệnh nào nếu như khả năng miễn dịch bị suy giảm. Ung thư về da cũng vậy, hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến làn da dễ dàng bị tổn thương từ các yếu tố bên ngoài và từ đó hình thành bệnh.

Và đó là lý do chúng ta đừng quên tăng cường miễn dịch cho da bằng việc bổ sung các loại vitamin và thực phẩm dinh dưỡng phù hợp với cơ thể.

4.9. Tiếp xúc với bức xạ

Các loại bức xạ cũng là nguyên nhân gây nên vô số bệnh cho con người trong đó có ung thư da. Bức xạ từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,… kích hoạt sự phát triển của tế bào ung thư ở da. Ngoài ra, những người sống gần các nhà máy hóa chất cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người sống ở các khu vực khác.

4.10. Tiếp xúc với hóa chất

Hóa chất là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư về da khá phổ biến. Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất có thể gây biến đổi gen như benzene, berilli,… Từ đó hình thành nên bệnh ung thư về da.

Những người thường xuyên làm việc trong nhà máy, xưởng nhuộm hoặc sống gần các mỏ khoáng sản, các nhà máy hóa chất thì nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn.

Bức xạ từ điện thoại là nguyên nhân gây bệnh

Bức xạ từ điện thoại là nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: baomoi.com)

5. Các dấu hiệu của bệnh

Vậy làm thế nào để nhận biết ra căn bệnh này? Một vài dấu hiệu ung thư về da và cách chữa trị dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào xác định được tình trạng bệnh của cơ thể.

5.1. Các dấu hiệu ung thư da tế bào đáy

Ung thư tế bào đáy thường được nhận diện thông qua màu sắc hay các vết sẹo trên da. Thông thường, người bệnh sẽ thấy vùng da có màu trắng, màu da hoặc màu hồng mờ trong suốt.

Ở một vài trường hợp sẽ xuất hiện các vết thương màu nâu, đen hoặc xanh dương. Bên cạnh đó là miếng vá bằng phẳng, vẩy, màu đỏ và vết sẹo trắng, sáp, vết sẹo mà không có một đường biên xác định rõ ràng.

5.2. Biểu hiện ung thư da tế bào vảy

Đối với loại ung thư này, biểu hiện dễ thấy nhất đó là các mảng sần sùi, mảng cứng nổi cao, chắc nổi trên da. Chúng sẽ có màu hồng đến đỏ đậm đồng thời bị loét, dễ chảy máu hoặc đóng vảy tiết nâu đen. Và khi khối u di căn, vùng da bị ung thư sẽ xuất hiện các vết loét, chảy máu, nhiễm khuẩn, bốc mùi hôi thối. Đây là một trong những dấu hiệu và nguyên nhân của ung thư da tế bào vảy mà các bạn cần chú ý kĩ.

5.3. Triệu chứng ung thư da ác tính

Các nốt ruồi màu sẫm dần và đặc biệt nếu có dấu hiệu loét, sùi hoặc đang từ màu nâu đồng nhất trở nên đa sắc là một trong những dấu hiệu của loại ung thư này. Bên cạnh đó, các vết bớt trên da lâu lành, các vết loét có bờ cứng khó lành có u nhú hạt và gây chảy máu nhiều cũng là một dấu hiệu cần quan tâm.

Ung thư tế bào vảy với các lớp sừng cứng trên da

Ung thư tế bào vảy với các lớp sừng cứng trên da (Nguồn: doctors24h.vn)

6. Ung thư da có nguy hiểm không?

6.1. Biến chứng, hậu quả của ung thư da

Ung thư về da là căn bệnh để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Có thể kế đến một vài biến chứng, hậu quả sau đây:

Khả năng tái phát sau điều trị cao: Việc phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng như nhiều loại hóa chất khác mà khả năng tái phát bệnh rất cao. Đặc biệt là đối với những vùng da bị tổn thương do tai nạn, bỏng,…

Di căn sang các bộ phận khác: Những dấu hiệu của bệnh thường bị chủ quan bỏ qua hoặc dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh về da thông thường. Vậy nên, bệnh thường được phát hiện muộn, và khi đó các tế bào ung thư thường đã di căn đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể.

Xuất hiện các loại ung thư da thứ phát: Việc xuất hiện khối u ở các vùng da lân cận, xung quanh vị trí da đã từng bị ung thư là điều dễ dàng xảy ra.

6.2. Ung thư da có chết không? Tiên lượng điều trị là bao nhiêu?

Ung thư da sống được bao lâu? Giai đoạn bệnh nào nguy hiểm nhất?. Câu trả lời làThực tế có rất nhiều người thông qua các xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ phát hiện ra bệnh ở giai đoạn sớm và hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, nếu người bệnh xem nhẹ các triệu chứng và để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì việc đối mặt với nguy hiểm là điều sẽ xảy ra. Việc điều trị sẽ trở nên khó khăn và cơ hội sống sót sẽ giảm nếu các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận khác.

6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh

Khả năng chữa khỏi và điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như thời điểm phát hiện bệnh sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ cao hơn và ngược lại. Những người trẻ tuổi, sức khỏe còn tốt và hệ miễn dịch còn khỏe thì việc điều trị bệnh cũng sẽ dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, phương pháp điều trị cũng đóng vai trò quan trọng trong khả năng chữa trị bệnh. Và việc chọn lựa một bệnh viện lớn, có cơ sở vật chất hiện đại, công nghệ tiên tiến chắc chắn sẽ mang đến khả năng điều trị thành công cao hơn các cơ sở ý tế nhỏ lẻ, không được kiểm định về chất lượng.

Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm

Bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm (Nguồn: genvita.vn)

7. Các phương pháp điều trị

7.1. Phẫu thuật

Cắt bỏ: Phương pháp này thường được áp dụng cho nhiều loại ung thư. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các khối u trên da, sau đó sẽ dùng phần da lành ở vị trí khác để phủ lên.

Phẫu thuật vi phẫu Mohs:Với phương pháp này các bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các lớp ung thư bằng cách layer, mô kiểm tra dưới kính hiển vi, cho đến khi chỉ mô khỏe mạnh. Phương pháp thường được áp dụng trên da mặt và vùng da nhạy cảm khác.

Điện di và nạo: Đây là phương pháp được tiến hành bằng cách nạo bỏ các khối u trên da bằng thìa nạo y tế. Những vùng da bị ung thư sẽ được đốt điện bằng những dòng điện từ một chiếc máy đặc biệt và kết quả sẽ để lại những vùng sẹo trắng trên da.

Phẫu thuật lạnh: Phương pháp điều trị bằng cách làm đông và tiêu diệt những tế bào bất thường, sau thời gian phun nito, các mô chết sẽ tự rụng đi. Cách điều trị này sẽ không gây đau cho bệnh nhân, tuy nhiên sẽ vẫn để lại những vết sẹo trên da.

Phẫu thuật laser: Bác sĩ sẽ tiến hành đi laser trên vùng da bị ung thư. Từ đó tiêu diệt dần những khối u.

Phẫu thuật được áp dụng nhiều trong điều trị ung thư

Phẫu thuật được áp dụng nhiều trong điều trị ung thư (Nguồn: cumargold.vn)

7.2. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp quen thuộc trong điều trị ung thư. Đây là cách sử dụng những tia năng lượng cao, chiếu thẳng vào tế bào ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư ở những nơi có khối u. Xạ trị có thể để lại nhiều di chứng về sau như sẹo trên da hoặc khiến cơ thể mệt mỏi hơn.

7.3. Hóa trị

Để không ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh khác, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hóa trị. Thuốc sẽ được tiêm, truyền trực tiếp vào tĩnh mạch để tiêu diệt dần các tế bào ung thư.

7.4. Liệu pháp quang động

Quang động là một liệu pháp mới và khá hữu hiệu trong điều trị ung thư. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa chất gây cảm quang đưa vào máu thông qua tiêm tĩnh mạch hoặc được tiêm cục bộ vào khối u. Chất này sẽ giúp tiêu diệt khối u theo hai cách, một là phá vỡ tĩnh mạch của khối u và hai là kích thích hệ miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

7.5. Liệu pháp miễn dịch

Tương tự, liệu pháp miễn dịch cũng là một phương pháp được sử dụng nhiều trong điều trị ung thư gần đây. Phương pháp này thường được kết hợp với liệu pháp quang động, tăng cường và kích thích hệ miễn dịch tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư.

7.6. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Đây là phương pháp sử dụng thuốc để điều trị ung thư. Về mặt kỹ thuật được xem như là hóa trị liệu. Nhưng các loại thuốc trị liệu nhắm mục tiêu không hoạt động theo cách tương tự như các hóa chất trị liệu tiêu chuẩn (chemo). Chúng sẽ hoạt động bên trong tế bào ung thư, loại bỏ những tế bào có dấu hiệu khác thường so với các tế bào khác.

7.7. Thuốc bôi

Ngoài các phương pháp trên, thuốc bôi cũng được sử dụng trong điều trị ung thư. Các loại kem phóng xạ có thể xóa sạch khối ung thư mà không cần đến phẫu thuật hay biện pháp xạ trị truyền thống. Đây được coi là một bước tiến y học và đang được áp dụng tại nhiều bệnh viện lớn ở khu vực châu Á nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Điều trị bệnh nhờ các loại thuốc bôi

Điều trị bệnh nhờ các loại thuốc bôi (Nguồn: alobacsi.vn)

Như vậy, những thông tin về căn bệnh ung thư da là vô cùng rộng và phong phú. Tuy nhiên với những thông tin cơ bản nhất trên đây, mỗi người sẽ có thêm nhiều kiến thức để tự bảo vệ bản thân một cách tốt nhất khỏi căn bệnh nguy hiểm này. Trong đó, hãy cố gắng thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ, bởi đây là biện pháp tốt nhất để sớm nhận biết và bảo vệ sức khỏe một cách hiệu quả.