Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-12 tháng các bữa sáng trưa chiều và bữa phụ

Từ 6 tháng tuổi trở đi, cùng với sữa mẹ, thực đơn ăn dặm cho trẻ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cân nặng, trí tuệ. Thực đơn ăn dặm cần cân bằng các dưỡng chất cần thiết gồm chất béo, đường bột, chất đạm, vitamin, khoáng chất phù hợp với trẻ.

1. Thực đơn ăn dặm cho trẻ cần chú ý điều gì?

1.1. Ăn từ loãng tới đặc

Trước 6 tháng tuổi trẻ được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và đang quen với thức ăn chính dạng loãng này. Chính vì thế, khi cho trẻ ăn dặm, mẹ nên sử dụng bột được pha loãng theo tỉ lệ được hướng dẫn trên bao bì để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần trước khi cho ăn các món đặc hơn như cháo, cơm. Nếu mẹ tự xay bột nên chú ý hỗn hợp dạng kem, không quá loãng hoặc quá đặc cho trẻ.

Ăn dặm cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ

Ăn dặm cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho trẻ (Nguồn: singlemum.vn)

1.2. Ăn từ ít tới nhiều

Ăn từ ít tới nhiều cũng là một quy tắc quan trọng cần chú ý khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ. Mới bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Chỉ nên ăn ½ bát bột (bát bằng bát ăn cơm thông thường) để đảm bảo trẻ không bị rối loạn tiêu hóa. Sau đó có thể từ từ năng lượng thức ăn lên nếu cảm thấy trẻ hấp thu tốt.

1.3. Ăn từ ngọt tới mặn

Trẻ mới tập ăn dặm không nên cho ăn mặn luôn. Vì việc chuyển từ sữa mẹ có vị ngọt dịu sang thực phẩm mặn luôn sẽ khiến trẻ không quen thậm chí là bỏ ăn. Nên cho trẻ ăn các loại bột ngọt như bột gạo, bột yến mạch kết hợp với rau củ quả, không nên cho các gia vị mặn vào để nấu. Sau khoảng một tháng mẹ có thể sử dụng thịt, cá để nấu bột mặn cho trẻ, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn

Cho trẻ ăn dặm từ ngọt đến mặn (Nguồn: vinamilk.com.vn)

1.4. Nhu cầu năng lượng của trẻ hàng ngày

Nhu cầu năng lượng (Kcal)Nhu cầu protein (g/ngày)Nhu cầu chất trẻo (%/ tổng số năng lượng)Calci (mg/ngày)Photpho (mg/ngày)Magie (mg/ngày)
Dưới 6 tháng5552045-503009036
Từ 6-11 tháng710234040027554

2. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 6-7 tháng tuổi

Trong giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và nhạy cảm. Chính vì thế, mẹ không nên ép buộc trẻ ăn quá nhiều dễ khiến trẻ sợ hãi với đồ ăn. Hãy sử dụng các thực phẩm có vị ngọt, màu sắc để tạo sự thích thú cho trẻ. Hãy tạo cho trẻ cảm giác vui vẻ khi ăn những đồ ăn mới.

2.1. Bữa sáng

Bữa sáng nên chọn cho trẻ các thực phẩm cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Có thể là bột gạo kết hợp sữa hoặc bột ăn dặm kết hợp với yến mạch. Bạn cũng có thể sử dụng các thực phẩm nhiều protein và chất xơ như bột gạo và cà rốt, khoai lang nghiền, đậu phụ non…

2.2. Bữa trưa

Không nên sử dụng các thực phẩm đã ăn buổi sáng trong danh sách thực đơn ăn dặm của trẻ buổi trưa. Điều này dễ khiến trẻ ngán đồ ăn và sợ các thực phẩm đó khi ăn quá nhiều. Hãy đan xen các thực phẩm khác nhau trong ngày. Một số gợi ý cho buổi trưa của trẻ như bột gạo và bí đỏ, bột ăn dặm và sữa, khoai lang nghiền.

2.3. Bữa còn lại

Các bữa còn lại mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ để đảm bảo dưỡng chất và sự phát triển tốt của trẻ. Nếu trường hợp bé không được bú sữa mẹ có thể mua các sản phẩm sữa cho bé giai đoạn 2 để thay thế.

Dinh dưỡng trong các bữa ăn dặm của trẻ

Dinh dưỡng trong các bữa ăn dặm của trẻ (Nguồn: conlatatca.vn)

3. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7-11 tháng tuổi

Đây là giai đoạn trẻ đã quen với đồ ăn loãng. Lúc này mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn, độ đặc của thực phẩm như từ ăn bột sang ăn cháo nhuyễn. Trong giai đoạn này, mẹ nên dùng các thực phẩm chứa protein, các loại thịt (heo, tôm, gà, cá) kết hợp với bột ăn dặm bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

3.1. Bữa sáng

Bữa sáng trong giai đoạn này nên chú ý đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Một số gợi ý về thực đơn của trẻ như bột gạo kết hợp cá đồng xay nhuyễn và rau xanh. Bột ăn dặm kết hợp thịt lợn nạc và cà rốt, bột gạo kết hợp tôm và bí đỏ.

3.2. Bữa trưa

Bữa trưa cần thay đổi so với thực đơn buổi sáng để đảm bảo sự đa dạng trong món ăn nhưng vẫn đảm bảo dưỡng chất cho trẻ. Một vài gợi ý thực đơn như bột gạo kết hợp thịt bò và rau xanh, cháo gà hạt sen, cháo yến mạch kết hợp thịt bò và súp lơ, cháo heo và bí đỏ… kết hợp với việc bổ sung sữa bột dinh dưỡng cho trẻ 6-12 tháng phù hợp.

3.3. Bữa chiều

Buổi chiều với thực đơn ăn dặm với trẻ nên chứa nhiều rau xanh. Một số gợi ý như bột gạo kết hợp trứng gà và rau xanh, bột gạo kết hợp tôm và rau xanh, cháo bò kết hợp bí non và đậu hà lan.

3.4. Các bữa còn lại

Các bữa còn lại nên cho trẻ bú mẹ đan xen theo nhu cầu của trẻ.

Gợi ý các món ăn dặm cho trẻ nhỏ

Gợi ý các món ăn dặm cho trẻ nhỏ (Nguồn: kyna.vn)

4. Thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 12 tháng tuổi

Giai đoạn này trẻ có thể ăn thô với các thực phẩm cháo tán, cháo nguyên hạt, rau củ và nhiều loại đậu có lợi cho trẻ. Nếu trẻ gầy mẹ nên mua các loại sữa cho trẻ suy dinh dưỡng trên 1 tuổi để trẻ có cân nặng tốt.

4.1. Bữa sáng

Một số thực đơn ăn dặm gợi ý như cháo cá lóc kết hợp rau xanh, cháo tôm cải bó xôi, cháo thịt heo kết hợp bí đỏ, bún lươn.

4.2. Bữa trưa

Một số gợi ý thực đơn ăn dặm của trẻ trong giai đoạn này như cháo thịt bò kết hợp rau ngót, bột ăn dặm và thịt heo xay, cháo gạo cua đồng xay, tôm và bí đỏ, tim gà và rau ngót.

4.3. Bữa chiều

Bữa chiều nên cho trẻ ăn các thực đơn khác với các bữa khác. Có thể là cháo thịt gà hạt sen, cháo tôm rau xanh, cháo cua. Lúc này mẹ có thể để bé ăn các thực phẩm bổ sung như bánh ăn dặm để bổ sung dưỡng chất cho trẻ trong giai đoạn này.

4.4. Các bữa còn lại

Các bữa còn lại trong ngày cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ.

Thực đơn ăn dặm đẹp mê mẩn của mẹ Nhật

Thực đơn ăn dặm đẹp mê mẩn của mẹ Nhật (Nguồn: eva.vn)

Thực đơn ăn dặm cho trẻ chuẩn khoa học theo từng giai đoạn là bí quyết giúp mẹ nuôi con khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Hãy tuân thủ các nguyên tắc khoa học để việc nuôi dạy trẻ trở nên nhẹ nhàng, vui tươi.