Viêm màng não mô cầu là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng não mô cầu tuy là bệnh hiếm gặp nhưng khi mắc bệnh thì chúng có thể giết chết một cơ thể khỏe mạnh chỉ sau 24 giờ. Do đó, bạn nên chủ động trang bị các kiến thức về triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị cũng như tiêm vắc xin phòng ngừa.

1. Bệnh viêm màng não mô cầu là bệnh gì?

Viêm màng não do mô cầu là tình trạng bị viêm màng bao quanh não và tủy sống. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong chỉ sau vài giờ đồng hồ. Ngay cả những người khỏe mạnh cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh và tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Đa phần những bệnh nhân bị viêm màng não do mô cầu nếu được chữa trị kịp thời và đúng cách đều có thể chữa khỏi và hồi phục. Tuy nhiên, có không ít trường hợp bị những thương tật vĩnh viễn như mấy thính giác, tổn thương não hay học tập kém…

Sự khác nhau giữa bộ não bình thường và bộ não bị viêm não mô cầu

Sự khác nhau giữa bộ não bình thường và bộ não bị viêm não mô cầu (Nguồn: luongynhutumau.com)

2. Các loại bệnh viêm màng não mô cầu

Viêm màng não do mô cầu có thể biến chứng với nhiều dạng khác nhau như: nhiễm vi khuẩn huyết do não mô cầu, viêm màng não tủy cấp có mủ, viêm màng trong tim do não mô cầu hay viêm khớp do não mô cầu…

Có 5-10% người bệnh ở địa phương bị nhiễm não mô cầu ở họng, hầu mà không hề có triệu chứng lâm sáng. Điều này rất nghiêm trọng vì nó có thể lây lan ra cộng đồng, đồng thời khiến người bệnh không biết biểu hiện, triệu chứng để đến gặp bác sĩ.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm màng não mô cầu

Bệnh do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra. Loại vi khuẩn này có thể gây viêm ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể như đường hô hấp, đường tiêu hóa hoặc trên da. Khi vi khuẩn lây lan qua máu, đi tới hệ thần kinh sẽ gây nên viêm màng não.

Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể vào sâu bên trong hệ thần kinh khi bạn bị chấn thương, nhiễm trùng vùng đầu hay phẫu thuật…

Bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra

Bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra (Nguồn: vinmec-prod.s3.amazonaws.com)

4.  Triệu chứng viêm màng não mô cầu

Tùy vào từng trường hợp bệnh mà người bệnh có thể thấy những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu thấy các triệu chứng bất thường dưới đây thì có thể bạn đã bị viêm màng não do mô cầu cần đi khám bác sĩ chuyên khoa giỏi ngay để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

Thứ nhất là bị sốt cao đột ngột. Việc sốt cao này diễn ra khi cơ thể bạn đang khỏe mạnh, không hề bị cảm, bị sốt hay đau nhức ở đâu trên cơ thể. Tiếp theo là bạn đau đầu dữ dội, đau buốt và rất khó chịu, uống thuốc vẫn không thấy đỡ. Kèm theo đó bạn có thể bị buồn nôn hoặc nôn, cơ thể mệt mỏi. Cổ bạn sẽ bị cứng lại và khó điều chỉnh theo hướng mong muốn.

Nặng hơn, có thể bạn sẽ bị hôn mê hoặc lơ mơ không kiểm soát được hành vi và ý thức của mình. Trên cơ thể xuất hiện các nốt ban hoặc mụn nước. Việc nổi phát ban hay mụn nước là một triệu chứng quan trọng, nhất là khi bạn ấn vào mà nó không biến mất thì có khả năng bạn đã bị nhiễm độc máu, cần mang đi cấp cứu ngay lập tức.

Trẻ em cũng là đối tượng rất dễ bị viêm màng não mô cầu. Khó khăn hơn đối với trẻ còn nhỏ chưa thể tự cảm nhận hoặc nói ra những thay đổi trong cơ thể. Do đó, bạn có thể quan sát và phát hiện bệnh ở bé qua những biểu hiện như: khóc dai dẳng, rên rỉ, thóp phình, thở nhanh, thở gấp, dễ bị kích thích, ngủ gà ngủ gật, tay chân lạnh, nổi các nốt ban màu xanh hoặc xám.

Nặng hơn cơ thể bị co giật, không nhận thức được. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý quan sát trẻ, ngay khi có những dấu hiệu bất thường cần cho trẻ đến phòng khám nhi chuyên khoa tại bệnh viện để kịp thời xử lý.

5. Ai có nguy cơ mắc bệnh viêm não mô cầu?

Tuy là bệnh hiếm gặp nhưng viêm màng não do mô cầu có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Nguy cơ mắc bệnh tăng lên khi tiếp xúc với vi khuẩn hoặc người bị nhiễm bệnh vì bệnh sẽ lây nhiễm qua đường hô hấp. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

6. Bệnh viêm màng não mô cầu có nguy hiểm không?

Bệnh viêm não mô cầu lây lan qua đường hô hấp, nước bọt khi ho, hắt hơi và tiếp xúc trò chuyện với người bệnh. Bệnh có diễn biến rất nhanh và tỷ lệ tử vong cao. Chỉ trong vòng 24 tiếng, người khỏe mạnh bình thường cũng có nguy cơ tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Tỷ lệ tử vong của bệnh lên tới 70% khi ở thể tối cấp và tới 40% khi ở thể viêm màng não mủ. Trường hợp sống sót cũng để lại nhiều di chứng hết sức nặng nề.

Khi các biểu hiện chưa rõ ràng thì thường người bệnh không thấy những điều bất thường trong cơ thể. Thời gian ủ bệnh có thể từ 2-10 ngày nên khi phát hiện ra thì bệnh đã ở thể nặng hơn.

Đôi khi, có những dấu hiệu bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác như màng não do virus, viêm não… khiến công tác chẩn đoán và điều trị có thể đi sai hướng, dẫn đến bệnh tình càng nặng nề hơn.

7. Cách điều trị bệnh viêm màng não mô cầu hiệu quả

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ lấy dịch não tủy hoặc máu để xét nghiệm. Điều này giúp phát hiện nguyên nhân và chẩn đoán có đúng bị bệnh viêm não mô cầu hay không. Nếu mắc viêm não mô cầu thì hiệu quả nhất chính là dùng khánh sinh để giảm lây nhiễm và ngăn ngừa bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện điều trị dự phòng đối với trẻ em như sau:

  • Với trẻ dưới 5 tuổi và người lớn thì dùng Sunfamit trong 5 ngày. Trẻ nhỏ dùng 1 gam/ngày chia làm hai lần, người lớn 2gam/ngày chia làm hai lần. Với trẻ trên 5 tuổi thì dùng 0.05 gam/kg/ngày chia làm 2 lần, dùng trong 5 ngày.

Để điều trị đặc hiệu, đối với trẻ sơ sinh đến ba tháng thì cho dùng ampicillin 200 mg/kg và cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg bằng cách tiêm vào tĩnh mạch từ 2-3 lần trong 24 giờ.

  • Đối với trẻ dưới 10 tuổi thì dùng ampicillin 200 mg/kg và chloramphenicol 25mg/kg hoặc ampicillin 200mg/kg và cephalosporin 25mg/kg tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ.
  • Đối với người lớn thì dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm vào tĩnh mạch 2 giờ/lần hoặc dùng ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam, tiêm vào tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình khoảng 10 ngày.

Với những người còn khỏe mạnh, nếu có thể thì không nên tiếp xúc với người bị mắc bệnh viêm não mô cầu. Cách ly người bệnh với cộng đồng trong vòng 24 tiếng. Hạn chế thăm nom người bệnh.

Với người lành chăm sóc cho người bệnh cũng cần theo dõi các triệu chứng, nếu cần thiết thì phải kiểm tra để xem có bị lây nhiễm hay không.

8. Có tiêm phòng viêm màng não mô cầu được không?

Ở Việt Nam hiện nay có chủ yếu 3/13 chủng loại vi khuẩn gây nên viêm não mô cầu, đó là: chủng A, B và C. Rất may là bạn có thể tiêm phòng để tránh bị viêm não mô cầu. Hiện có hai loại vắc xin là vắc xin viêm màng não A-C và vắc xin viêm màng não mô cầu B-C.

Khi được tiêm vắc xin, cơ thể bạn sẽ có sức đề kháng chống lại những tác nhân gây hại và dẫn đến bệnh viêm não mô cầu, đặc biệt là với trẻ em. Các bậc cha mẹ nên chủ động tiêm phòng viêm não BC để bảo vệ trẻ trước nguy cơ bị mắc bệnh.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu (Nguồn: giadinhvatreem.vn)

9. Viêm màng não mô cầu tiêm mấy mũi?

Hiện nay, chưa có chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia với vắc xin viêm màng não. Do đó, cha mẹ nên chủ động đưa bé đến các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để tiêm vắc xin này.

Đối với vắc xin viêm màng não AC sẽ có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu thuộc tuýp A và C gây ra. Bạn nên tiêm cho trẻ từ hai tuổi. Trong trường hợp trẻ trên sáu tháng tuổi có tiếp xúc với người bệnh cũng nên tiến hành tiêm ngay. Sau 3-5 năm thì tiêm mũi nhắc lại.

Vắc xin viêm màng não BC có tác dụng phòng bệnh viêm não mô cầu do vi khuẩn não mô cầu thuộc tuýp B và C gây ra. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 6 tháng tuổi đến người lớn dưới 45 tuổi. Trẻ em cần tiêm hai mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất từ 6-8 tuần.

10. Phản ứng sau tiêm não mô cầu

Rất nhiều bà mẹ lo lắng về phản ứng của trẻ sau khi tiêm vắc xin viêm não mô cầu, đặc biệt khi có không ít trường hợp trẻ bị sốc thuốc, thậm chí là tử vong do tiêm vắc xin gây nên.

Tuy nhiên, vắc xin viêm não mô cầu là loại vắc xin được phép sử dụng trong cộng đồng, đã được nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm nên độ an toàn cao, ít gặp tác dụng phụ, cha mẹ hoàn toàn yên tâm.

Qua các thống kê, tác dụng phụ của vắc xin viêm màng não mô cầu nếu có thường rất nhẹ, tỉ lệ chỉ 5-10% mắc phải và sẽ mất đi sau 1-2 ngày. Trong đó, có 2-5% có các biểu hiện như đau đầu, sưng nhẹ nơi vết tiêm, mệt mỏi. 3% sẽ có thể bị sốt nhẹ.

Ở một số người thì tác dụng có thể nặng hơn như dị ứng, khó thở, nổi mày đay, cơ thể lơ mơ và mất cảm giác, động kinh. Nhưng các trường hợp này rất hiếm.

Một điều các bạn cần đặc biệt lưu ý, đó là việc tiêm vắc xin phải được sự đồng ý và hướng dẫn từ bác sĩ có chuyên môn. Trong một số trường hợp, nếu người đang bị nhiễm khuẩn cấp tính, sốt, dị ứng tiến triển hoặc bệnh mãn tính chống chỉ định tiêm thì có thể được tiêm mũi đầu tiên nhưng chống chỉ định tiêm mũi thứ hai.

Để biết người bệnh được tiêm hay chống chỉ định tiêm vắc xin thì trước đó bạn cần đưa người bệnh đi thăm khám, xét nghiệm và sàng lọc trước khi tiêm phòng vắc xin. Để đảm bảo hơn nữa, sau khi tiêm bạn nên để người bệnh ở lại 30 phút để theo dõi tác dụng phụ và xử trí kịp thời nếu có những bất trắc xảy ra.

Nên để trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng sau khi tiêm phòng

Nên để trẻ ở lại cơ sở tiêm chủng 30 phút để theo dõi phản ứng sau khi tiêm phòng (Nguồn: i0.wp.com)

11. Giá mũi tiêm viêm màng não mô cầu

Hiện nay, mức giá tiêm phòng bệnh viêm não mô cầu sẽ thay đổi tùy vào cơ sở bạn tiêm chủng là gì. Tuy nhiên, sự chênh lệch cũng không đáng là bao, quan trọng là bạn cần đi thăm khám, chẩn đoán để có xác định đối tượng được tiêm hay chống chỉ định tiêm.

Đối với vắc xin viêm não cầu có giá trên dưới 400.000 VNĐ. Đây không phải là số tiền quá cao, phù hợp với thu nhập của các gia đình Việt. Vì sự an toàn của con trẻ cũng như những thành viên trong gia đình, cha mẹ nên chủ động tiêm phòng vắc xin cho trẻ để tránh những điều không mong muốn có thể xảy ra.

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh viêm màng não mô cầu bằng cách tiêm phòng cho bé, giữ gìn môi trường sống trong sạch, lựa chọn kỹ càng các loại thực phẩm tươi sạch, nguồn gốc rõ ràng, được kiểm duyệt chất lượng để đảm bảo không có nguồn bệnh lây lan. Bên cạnh đó bạn nên tham khảo thêm lời khuyên từ bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Hãy bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình ngay hôm nay!