Hiện tình trạng thiếu ối có thể gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi và cả việc sinh nở của mẹ. Vậy bạn đã biết các mẹ bầu thiếu ối có sinh thường được không? Cùng tìm hiểu nhé!
1. Thiếu ối là gì?
Nước ối chính là dưỡng chất mỗi ngày dành cho các bé khi còn trong bụng mẹ, chịu trách nhiệm như màn chắn bảo vệ an toàn cho bé khỏi các lực tác động từ bên ngoài. Đây là môi trường ổn định giúp thai nhi phát triển cơ, xương và hoàn thiện các bộ phận cơ thể.
Thiếu ối xảy ra phổ biến nhất ở 3 tháng cuối thai kỳ (Nguồn: giadinhtre.vn)
Cũng vì vậy mà chỉ số nước ối được đặc biệt quan tâm trong suốt thai kỳ. Đến cuối thai kỳ, khoảng tuần 36, nước ối có thể lên tới 800 -1000ml và giảm dần cho quá trình chuyển dạ. Thiếu ối là tình trạng có quá ít nước ối, ít hơn 500ml ở tuổi thai 32-36 tuần hay chỉ số nước ối (AFI) bằng hoặc nhỏ hơn 5cm. Việc thiếu ối có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong giai đoạn mang thai, nhưng phổ biến nhất trong 3 tháng cuối.
Vì mức độ ảnh hưởng của thiếu ối đối với thai nhi cũng tùy thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ. Chú ý lịch khám thai định kỳ để tiện theo dõi tình hình cả mẹ và bé. Nếu có các dấu hiệu thiếu ối hoặc thừa ối có thể điều trị hoặc bổ sung các dinh dưỡng cần thiết kịp thời.
2. Thiếu nước ối ảnh hưởng gì đến thai nhi
2.1. Thai nhi suy dinh dưỡng
Thiếu ối sẽ khiến cho các hoạt động của bé trong môi trường màng ối bị hạn chế và các chất bảo đảm cho sự sống và phát triển của bé, dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi mẹ bị thiếu ối, bên cạnh cải thiện lượng nước ối, mẹ bầu có thể bổ sung các loại vitamin tổng hợp giúp an thai, khỏe mạnh.
2.2. Sảy thai
Túi ối thiếu lượng nước ối, trở nên chật chội làm ảnh hưởng các hoạt động trong bụng mẹ của bé. Đặc biệt, các mẹ bầu nên để ý những dấu hiệu thai lưu giai đoạn giữa thai kỳ vì thiếu ối có thể gây sảy thai.
Ở giai đoạn cuối, nước ối ít khiến thai nhi thường bị lộn đầu, nên khi sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đau đớn cũng có thể bị sảy thai (tỷ lệ lên đến 80%). Nên hầu hết các mẹ bầu thường lo lắng liệu thiếu ối có sinh thường được không ở các giai đoạn cuối thai kỳ, và thường được chỉ định sinh mổ vì lượng nước ối thay đổi gây nguy hiểm đến mẹ và bé.
2.3. Thai chết lưu
Thiếu ối trong 3 tháng đầu khiến khả năng thai chết lưu có thể xảy ra. Vì nước ối là môi trường bảo vệ trẻ khỏi nữa sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn cũng như an toàn trước những chấn động ngoài bụng mẹ. Việc thiếu ối làm “tấm khiên” bảo vệ của bé bị suy yếu gây nhiễm trùng bào thai và tử cung dẫn đến tử vong thai nhi.
2.4. Dị tật bẩm sinh
Mẹ bầu bị thiếu ối, thai nhi có thể bị hạn chế phát triển hệ hô hấp, phổi của bé dễ bị suy, gây dị tật sau này. Trường hợp này dễ gặp nhất ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Ngoài ra, ở các tuần cuối, lượng nước ối ít không bảo vệ thai nhi được trọn vẹn nên bé dễ bị chèn ép, va đập dẫn đến tình trạng thái biến dạng và dị tật, yếu ớt sau sinh.
Chính vì vậy, thai phụ nên kiểm tra sức khỏe thai định kỳ, lựa chọn các gói chăm sóc thai sản từ các bệnh viện uy tín ở từng giai đoạn để đảm bảo lượng nước ối, tránh những hậu quả không mong muốn.
2.5. Chậm phát triển
Trẻ bị chậm phát triển cũng là một trong những lo lắng của mẹ khi bị thiếu nước ối ảnh hưởng gì đến thai nhi. Bởi bé không thể cử động tự do trong bụng, từ đó hệ xương không được phát triển đúng chuẩn
Thiếu ối là tình trạng nhạy cảm gây nhiều nguy hiểm cho thai nhi (Nguồn: htgetrid.com)
3. Thiếu ối có sinh thường được không
Trong nhiều trường hợp bị thiếu ối, vì lượng nước ối thay đổi, mẹ sẽ buộc phải sinh mổ theo chỉ định của bác sĩ. Vậy thiếu ối có sinh thường được không và lượng nước ối bao nhiêu thì được sinh thường, bao nhiêu thì phải sinh mổ?
Tuổi thai tăng thì lượng nước ối cũng sẽ tăng theo, cho đến tuần 40 của thai kỳ sẽ có khuynh hướng giảm để chuẩn bị cho bé chào đời. Lượng nước ối nhiều hay ít là do ảnh hưởng từ các yếu tố sản sinh và tiêu thụ nước ối. Do vậy, ở tuần thai 37 trở đi, khi nước ối xuống dưới 200ml, tức là có nguyên nhân nào đó tác động làm giảm sự sản sinh nước ối hoặc tăng yếu tố tiêu thụ nước ối, gây tình trạng thiếu ối, các mẹ bầu sẽ được chỉ định để sinh mổ.
Vì nước ối quá cạn, khi chuyển dạ, thai dễ bị ngạt khi tử cung co bóp mạnh, siết chặt vào thai, khiến thai có thể bị suy và tử vong. Chính vì điều này, bác sĩ sẽ chỉ định việc sinh mổ để đảm bảo cho sự an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ bầu thiếu ối nhiều ở cuối thai kỳ có thể được chỉ định sinh mổ (Nguồn:conlatatca.vn)
Các kiến thức sinh sản cho việc thiếu ối có sinh thường được không sẽ là thông tin hữu ích cho bạn. Việc thiếu ối hay đa ối đều có thể gây nguy hiểm cho trẻ và cho chính cơ thể mẹ bầu. Các chị em khi mang thai nên đăng ký gói thai sản trọn gói tại bệnh viện uy tín để đảm bảo em bé chào đời thật khỏe mạnh.