Thai nhi 34 tuần tuổi đạp nhiều biết làm gì, phát triển như thế nào

Ở thời điểm thai nhi 34 tuần tuổi, bé gần như đã phát triển hoàn thiện về thể chất. Chính vì thế, mẹ bầu nào cũng quan tâm đến sự phát triển của bé, ăn uống sao cho hợp lý và những điều nên làm để tốt cho thai nhi. Mời bạn đọc tìm hiểu các thông tin mà Blog Useful tổng hợp sau đây.

1. Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào

1.1. Sự phát triển các bộ phận của thai nhi

Khi siêu âm định kỳ thai tuần 34, bé đã có cân nặng khoảng 2,4kg và chiều dài 46cm. Đây là thời điểm bé đã phát triển hầu hết về thể chất, vì thế thể trạng và các bộ phận của thai nhi có những sự thay đổi. Lá gan của bé đã sản xuất được chất thải, thận cũng phát triển nhiều hơn. Ruột bé chứa phân, đây là hỗn hợp như nhựa đen và đó là yếu tố để khiến hệ ruột bé hoạt động lần đầu trong đời. Hơn nữa, khung xương bé khá phức tạp, sẽ không thể hợp nhất nếu thai chưa đủ số tuần tuổi. Khi sinh, khung xương của bé xốp và uốn theo ống dẫn thai từ mẹ.

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và biết làm gì trong bụng mẹ?

Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển như thế nào và biết làm gì trong bụng mẹ? (Nguồn: babycenter.com)

1.2. Thai nhi 34 tuần tuổi biết làm gì?

Vào tuần thai 34, bé đang dịch chuyển để sẵn sàng tư thế chui ra từ bụng mẹ. Không gian tử cung không còn đủ để bé có thể nhào lộn như trước và chuyển động cũng bị hạn chế, tuy nhiên bé vẫn thực hiện động tác đạp bụng mẹ. Nếu đây là lần mang thai đầu của bạn, thì đến tuần 33 của thai kỳ bé đã chúi đầu xuống vùng xương chậu của mẹ. Nhưng nếu như bé chưa xoay đầu vào lúc này, thì mẹ nên hỏi ngay ý kiến từ các bác sĩ hay hộ sinh.

2. Bà bầu 34 tuần nên ăn gì?

2.1. Món ăn giàu đạm, chất xơ

Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ quả tươi sạch kết hợp với chất đạm có trong thịt, cá,… vào thực đơn hàng ngày trong giai đoạn thai nhi 34 tuần tuổi để bé có sự phát triển tốt nhất cũng như bồi bổ sức khỏe cho mẹ để chuẩn bị quá trình vượt cạn sắp đến gần được suôn sẻ.

Thực đơn mỗi ngày của mẹ nên có đầy đủ chất đạm, chất xơ từ các thực phẩm tươi sạch

Thực đơn mỗi ngày của mẹ nên có đầy đủ chất đạm, chất xơ từ các thực phẩm tươi sạch (Nguồn: conlatatca.vn)

2.2. Các loại hạt

Khi mang thai thì phụ nữ có cảm giác thèm ăn vặt, tuy nhiên mẹ nên chọn lọc các thực phẩm có lợi cho thai nhi như các loại hạt bổ dưỡng, thơm ngon là một sự lựa chọn đúng đắn. Theo đó, bổ sung các loại hạt không lo tăng cân bởi chứa ít lượng calo, giàu axit béo cần thiết, vitamin B, các khoáng chất, protein tốt cho não bộ của thai nhi.

2.3. Nước hoa quả ít đường

Bên cạnh đó, để có thế tăng sức đề kháng cho cơ thể thì mẹ bầu nên bổ sung nước hoa quả ít đường từ các loại trái cây tốt sức khỏe, sạch và an toàn như: cam, cà rốt, cà chua, nho,… Bạn có thể uống mỗi ngày một ly nước ép từ loại hoa quả yêu thích để bổ sung một hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu.

2.4. Sữa chua

Sữa chua giàu canxi tốt cho răng và xương bé chắc khỏe, vì thế mẹ bầu nên ăn đúng thời điểm trong ngày để có thể đáp ứng được sự phát triển cho thai nhi. Thêm vào đó, mẹ nào thường mắc chứng táo bón khi mang thai, vì thế ăn sữa chua là một phương pháp chữa táo báo hiệu quả cho bà bầu giúp cho hệ tiêu hóa được ổn định, hạn chế sự đầy hơi khó tiêu.

Hàm lượng canxi cao trong sữa chua giúp răng và xương bé phát triển tốt

Hàm lượng canxi cao trong sữa chua giúp răng và xương bé phát triển tốt (Nguồn: babaucanbiet.com)

2.5. Vitamin và các loại dưỡng chất bổ sung

Ngoài ra, các chị em khi mang thai cũng nên cung cấp đủ các loại vitamin có lợi như: A, B, C, D, E,… cũng như các loại dưỡng chất bổ sung: sắt, canxi,… để cho bé lẫn mẹ có sức khỏe tốt. Ngoài ra, mẹ bầu nên kiểm tra và chắt lọc các loại thực phẩm an toàn và tìm hiểu những loại thực phẩm gây sảy thai cao cần tránh, tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc ăn uống để bảo vệ được cho mẹ và thai nhi.

3. Bà bầu mang thai tuần 34 nên làm gì?

3.1. Sống chậm lại và tiết kiệm năng lượng

Khi thai nhi 34 tuần tuổi, đây là thời điểm mẹ nên sống chậm lại cũng như tiết kiệm năng lượng cơ thể để chuẩn bị cho lần chuyển dạ đang đến rất gần cũng như việc chăm sóc con yêu sau khi sinh. Theo đó, nếu mẹ bầu nằm nghỉ hoặc ngồi trong thời gian khá lâu rồi đứng dậy hay cử động nhanh là điều không nên, bởi máu lúc này có thể  đang dồn ở bàn chân hoặc chân gây nên tình trạng huyết áp giảm tạm thời cho cảm giác chóng mặt.

Nếu thấy da có vết sưng hoặc bị đỏ ngứa trên đùi, mông hay bụng thì có thể mẹ đang bị chứng sẩn phù thai phụ, tuy vô hại nhưng đây là tình trạng gây khó chịu cho mẹ bầu. Vào lúc này, mẹ có thể đến cơ sở y tế để nghe chẩn đoán từ các bác sĩ để chắc chắn đây không phải là vấn đề xấu. Từ đó có những biện pháp hợp lý chẳng hạn như massage thư giãn, trị liệu phương pháp Nhật Bản cho bà bầu.

Sống chậm, tiết kiệm năng lượng là điều nên làm ở những tháng cuối thai kỳ

Sống chậm, tiết kiệm năng lượng là điều nên làm ở những tháng cuối thai kỳ (Nguồn: hellobacsi.com)

3.2. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là một việc nên làm vào giai đoạn các tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên dành thời gian đến các cơ sở y tế uy tín, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để nhận các thông tin về sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Vinmec là nơi uy tín để chọn mua gói thai sản chất lượng cho mẹ bầu an tâm, đảm bảo sức khỏe cho bé. Tại Vinmec, mẹ sẽ nhận được sự tư vấn tận tình, theo dõi sát sao và chăm sóc chu đáo từ các bác sĩ, nhân viên. Hơn nữa, mẹ sẽ được biết và tận hưởng các lợi ích khi sử dụng dịch vụ tại Vinmec như: dịch vụ 5 sao chất lượng quốc tế, các quyền lợi trước, trong và sau khi sinh,…

3.3  Lên kế hoạch mua sắm đồ cần thiết

Để việc sinh nở diễn ra được thuận lợi, trong thời kỳ thai nhi 34 tuần tuổi thì các chị em nên lên kế hoạch mua sắm các vật dụng thiết yếu cho mẹ và bé, sắp xếp đầy đủ các đồ dùng vào một giỏ đồ tiện lợi, gọn gàng để mang đi đến bệnh viện khi mẹ bầu chuyển dạ. Bên cạnh đó, mẹ nên để ý thời tiết trong thời điểm sắp sinh để chọn mua quần áo sơ sinh cho bé thoáng mát, mềm mịn và cho mẹ tương tự. Nên tìm hiểu kỹ các dịch vụ mà bệnh viện cung cấp để tránh trường hợp mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc khi nhập viện. Lưu ý, các mẹ nên đem theo từ 1-2 giỏ đồ khi vào bệnh viện chờ sinh, có thể mang thêm vật dụng khác vào sau nếu nhà gần bệnh viện. Trong gói dịch vụ thai sản của Vinmec đã có tặng kèm những vật dụng thiết yếu cho cả mẹ lẫn bé nên cả nhà đỡ phải “ chạy đôn chạy đáo” trong lúc vợ bầu vượt cạn.

Lên kế hoạch mua sắm các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ lẫn bé

Lên kế hoạch mua sắm các đồ dùng cần thiết cho cả mẹ lẫn bé (Nguồn: daycon.com.vn)

Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn chạy nước rút của mẹ, vì thế những thông tin trong bài viết mà Blog Useful tổng hợp hy vọng sẽ giúp ích cho mẹ có được những kiến thức hay, chuẩn bị tâm lý vững vàng cũng như giây phút thoải mái để có quá trình sinh nở đầy thuận lợi, suôn sẻ.