Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển ra sao, cách dưỡng thai khỏe mẹ tốt bé

Bạn mới mang thai lần đầu? Bạn không biết thai nhi 26 tuần tuổi phát triển ra sao và cần lưu ý những điều gì. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích về thời điểm mà các mẹ sắp chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của thời kỳ mang thai.

1. Thai nhi tuần 26 phát triển như thế nào

1.1. Sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi

Thai nhi 26 tuần tuổi phát triển như thế nào, siêu âm thai nhi 26 tuần có quan trọng không? Lúc này thai nhi trong bụng mẹ có kích thước chiều dài khoảng 36cm và có cân nặng khoảng 800g. Đây là giai đoạn em bé đang tập hít thở ngắn và đây cũng là lúc mà bé bắt đầu nghe được giọng nói của bố mẹ và những người xung quanh khi trò chuyện với bạn bởi vì lúc này các mạng lưới dây thần kinh đến tai của bé đã hoàn thiện rồi.

Có một điều mà hầu hết các chị em mang thai lần đầu đều không biết đó chính là vào tuần 26 là lúc các bé lần đầu tiên hít không khí vào phổi, tập luyện hít hơi ngắn để chuẩn bị chào đời. Vào thời điểm này sự phát triển của thai nhi được 26 tuần tuổi có những thay đổi rõ rệt như mắt em bé bắt đầu mở dần, phản ứng với những âm thanh bên ngoài, lông mi và tóc cũng mọc nhiều hơn so với trước.

Siêu âm hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi

Siêu âm hình ảnh thai nhi 26 tuần tuổi (Nguồn:babycenter.com)

1.2. Thai nhi 26 tuần tuổi biết làm gì

Thai nhi 26 tuần tuổi đã biết nhìn theo ánh sáng

Với các chị em hay những ông bố lần đầu tiên chào đón đứa con đầu lòng chắc hẳn đều tò mò không biết đến giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi biết làm gì. Sự phát triển của em bé trong thời điểm này là những dấu mốc quan trọng như bé đã biết nhìn theo ánh sáng . Khả năng về thị lực của bé được phát triển hơn trước khi bé đã biết quay đầu theo ánh sáng mà bác sĩ siêu âm di chuyển trên bụng của mẹ.

Vì sao đây được coi là giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi? Chính việc em bé đã bắt đầu mở mắt và nhấp nháy trước ánh sáng thay vì khép kín mắt lại như các tuần thai nhi trước kia. Điều đặc biệt, trong thời điểm này phổi của thai nhi 26 tuần cũng bắt đầu hoạt động và các bộ phần khác cũng sẽ hoạt động nhiều hơn.

Bắt đầu biết lắng nghe giọng nói của mẹ

Giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm mà các em bé bắt đầu biết lắng nghe giọng nói của mẹ, của bố hay của những mọi người khi đang trò chuyện với mẹ. Thai nhi đã bắt đầu biết phản ứng lại với những giọng nói từ xung quanh mẹ, đây là giai đoạn các dây thần kinh trong tai của bé đang dần nhạy cảm và phát triển hơn.

Khi bé đã nhận biết được giọng nói từ bên ngoài, bé sẽ bắt đầu đáp lại bằng những hành động bằng cơ thể của mình như đạp bụng mẹ để mẹ biết rằng bé cũng có thể nghe và biết mọi thứ ở bên ngoài. Chính vì thế, mà nhiều bố mẹ trong giai đoạn thai nhi phát triển này đều cố gắng trò chuyện với con nhiều hơn, kể cho con nghe những điều xảy ra hàng ngày, cho con nghe những bản nhạc nhẹ,…..

Điều thú vị trong tuần thai nhi này của thời kỳ các mẹ mang thai đó chính là lần đầu các bé cũng biết hít vào và thở ra hơi ngắn. Những bài tập thở này là những điều cần thiết cho phổi của bé và các mẹ sẽ bắt đầu thấy những chuyển động nhỏ trong thời điểm này chính là lúc các bé đang thực hành đó.

Thai nhi 26 tuần tuổi đã biết phản ứng lại giọng nói của mẹ

Thai nhi 26 tuần tuổi đã biết phản ứng lại giọng nói của mẹ (Nguồn: blog.bellababyphotography.com)

Phát triển rất nhanh các giác quan

Vào thời điểm khi thai nhi đã được 26 tuần tuổi, các giác quan của bé đang dần phát triển nhanh chóng hơn trước. Đặc biệt, đó chính là sự phát triển của mô não, giúp các giác quan của bé bắt đầu được hình thành rõ hơn và phát triển hoàn thiện trước khi bé chào đời. Lưu ý là với giai đoạn thai nhi này thì phổi của bé chưa được hoàn thiện nên khi chẳng may sinh non ở tuần thai nhi này thì các bé sẽ được giữ lại ở bệnh viện để thở trong lồng kính và chăm sóc đặc biệt hơn.

Đạp mạnh hơn

Các chị em mang thai trong giai đoạn này sẽ cảm nhận thấy những thay đổi từ bé, khi bé bắt đầu có thói quen ngủ và thức dậy thường xuyên hơn. Những chuyển động nhẹ nhàng hay những lần bé đạp bụng mẹ mạnh hơn cũng đủ để các mẹ biết các bé đang có những thay đổi rõ rệt so với các tuần thai nhi trước như thế nào.

Các hoạt động khác của thai nhi 26 tuần

Chắc hẳn, bạn còn thắc mắc rằng ngoài những thay đổi về sự phát triển của thai nhi 26 tuần tuổi trên còn có những hoạt động thay đổi nào khác ở bé. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi bé còn làm được nhiều hơn thế như bé có thể mút tay, sờ mặt, ngáp,…

Bên cạnh đó, bé còn có những hành động như mỉm cười hay buồn, giận dỗi khi mẹ hay bố trò chuyện và cũng là một mốc đánh dấu cho sự phát triển rõ rệt của thai nhi ngày càng tốt và khỏe mạnh.

2. Bà bầu mang thai tuần 26 nên ăn gì

2.1. Thực phẩm giàu chất sắt và protein

Không chỉ trong giai đoạn mang thai tuần 26 các mẹ mới bổ sung thực phẩm giàu chất sắt và protein mà ngay từ khi mang thai các mẹ đã phải chú ý đến các dưỡng chất cần thiết cho bé và mẹ trong suốt quá trình mang thai. Chất sắt và protein có nhiều trong thịt tươi thực sự rất quan trọng trong việc giúp các mẹ tránh trường hợp thiếu máu, mệt mỏi ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trong khoảng thời gian mang bầu, các mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu protein hàng ngày như thịt, cơm và các loại hạt dinh dưỡng như đậu, đỗ,… Những thực phẩm này sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

2.2. Thực phẩm chứa nhiều canxi

Một trong những chất cần bổ sung cho suốt quá trình mang thai mà không thể bỏ qua đó chính là canxi. Vào giai đoạn thai nhi được 26 tuần tuổi, tử cung to và nặng hơn thì đây cũng là lúc mà các mẹ sẽ cảm thấy bị đau lưng và hay bị chuột rút cơ bắp chân nhất.

Để giảm những tình trạng này, các mẹ nên cần bổ sung chế độ dinh dưỡng các chất canxi đầy đủ hàng ngày, giúp cho việc co cơ được dễ dàng hơn. Các thực phẩm chứa nhiều canxi cần thiết trong quá trình mang thai bạn nên ăn đó là cua biển, tôm, sữa chua, chuối, cải chíp, đậu phụ, súp lơ xanh,….hay các sản phẩm bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể.

2.3. Thực phẩm chứa nhiều magie

Một trong những khoáng chất giúp cho việc giãn cơ được tốt hơn và không thể thiếu trong quá trình mang thai đó là magie. Việc bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất như canxi và magie sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cử động của các cơ và giảm chuột rút cho các mẹ khi mang thai. Các loại ngũ cốc chứa nhiều magie cần bổ sung hàng ngày như lúa mì, yến mạch, hạt mè, hạt hạnh nhân, hạt điều, bắp cải, dưa chuột…

2.4. Tăng cường các loại rau, củ, quả bổ sung chất xơ, phòng tránh táo bón

Một trong những tình trạng mà hầu hết các chị em mang thai nào cũng đều gặp phải đó chính là tình trạng táo bón. Khi thai nhi càng lớn thì đây cũng là lúc tử cung cũng sẽ tăng kích thước theo gây chèn ép vào các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến tình trạng táo bón khi mang thai cho các chị em mang bầu. Lúc này, các chị em mang thai nên bổ sung nhiều chất xơ hàng ngày, tăng cường ăn các loại rau củ quả tươi ngon sạch như cà rốt, đu đủ chín, khoai lang, rong biển, đậu, đỗ,….

2.5. Vitamin cho bà bầu

Ngoài những khoáng chất và dưỡng chất cần thiết phải bổ sung trong quá trình mang thai của các mẹ thì việc cung cấp đầy đủ các loại vitamin có trong các loại sữa cho mẹ bầu là việc không quan trọng và cần làm không kém. Dưới đây là những loại vitamin tốt cho sự phát triển của thai nhi như vitamin B1, vitamin E và vitamin B6.

Với vitamin B1 giúp cho sự phát triển hệ thần kinh trung tâm của thai nhi trong bụng mẹ. Nếu thiếu loại vitamin này thì có thể sẽ ảnh hưởng đến tim và phổi của bé. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 đó là các loại ngũ cốc, trứng,…

Tiếp đến là vitamin E giúp cho sự phát triển hệ cơ và các tế bào máu đỏ. Việc bổ sung các thực phẩm chứa vitamin E sẽ giúp bé không bị thiếu cân, nhưng lưu ý việc bổ sung nhiều vitamin E cũng không tốt, có thể gây đến tử vong cho bé, chính vì thế các mẹ mang bầu nên chú ý đến việc bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E hàng ngày. Bạn có thể tham khảo tư vấn của các bác sĩ để có được những thông tin cần thiết trong việc bổ sung vitamin cần thiết một cách phù hợp liên quan đến việc trẻ sinh ra nhẹ cân, trong khi thừa vitamin E có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các loại thực phẩm giàu vitamin E như dầu thực vật, các loại hạt và ngũ cốc.

Cuối cùng là vitamin B6 giúp cho sự phát triển hệ thần kinh và trí não của bé và còn có thể giúp các chị em phụ nữ khi mang bầu giảm cảm giác ốm nghén một cách hiệu quả. Các loại thực phẩm giàu vitamin B6 như chuối, dưa hấu, đậu xanh và thịt ức gà.

3. Bà bầu mang thai tuần 26 nên làm gì?

3.1. Chú ý bảo vệ cho bầu ngực

Trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 26, các mẹ mang thai cần chú ý đến việc bảo vệ cho bầu ngực luôn được vệ sinh sạch sẽ bằng cách dùng khăn thấm nước ấm lau sạch quanh bầu vú. Nhiều trường hợp có chị em mang bầu có núm vú chìm vào trong thì dùng các biện pháp massage nhẹ xung quanh, cầm vú và kéo ra ngoài thường xuyên hoặc mua các sản phẩm trợ ti bảo vệ đầu ngực.

3.2. Tư thế ngủ

Để không gặp phải tình trạng bắp chân bị co giật lúc ngủ, các mẹ bầu nên chú ý trước khi ngủ cần nằm phải nằm đúng tư thế cong như hình cánh cung, có thể kê gối mềm giữa hai chân khi nằm nghiêng và để gối mềm dưới bụng chân khi nằm ngửa. Nếu chị em mang bầu nào hay bị mỏi chân trong lúc ngủ thì nên nằm ngủ ngửa, dùng tay xoa bóp nhẹ chân để các cơ được giãn ra. Còn nếu mẹ bầu chưa biết nằm đúng cách, hãy thử 8 tư thế giúp bà bầu có giấc ngủ ngon mà không gây hại cho thai nhi.

3.3. Tránh căng thẳng, stress

Việc này chính là nguyên nhân dẫn đến việc khiến thai nhi không được phát triển khỏe mạnh như bình thường, các mẹ nên chú ý đến cách dưỡng thai 26 tuần tuổi để đảm bảo bé khi chào đời được mạnh khỏe. Để tránh việc ảnh hưởng đến thai nhi trong giai đoạn cuối khi mang thai, các mẹ nên tránh để bản thân bị căng thẳng, stress quá nhiều và tìm những cách làm giảm stress hiệu quả. hay các gói massage thư giãn chuyên dành cho bà bầu theo liệu trình Nhật Bản.

3.4. Thực hiện các kiểm tra cần thiết trước khi sinh con

Việc kiểm tra thai nhi thường xuyên là việc làm cần thiết mà mỗi mẹ mang bầu nào cũng đều phải thực hiện, nhất là thời điểm trước khi sinh. Từ việc kiểm tra huyết áp, tử cung, kiểm tra xem đã đủ hay thiếu máu, nhịp tim và kiểm tra xem vị trí và tim thai nhi có bình thường hay không.

Hiện nay nhiều bà mẹ lựa chọn sử dụng dịch vụ thai sản và sinh con trọn gói chất lượng cao, nhiều ưu đãi hấp dẫn của bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec. Các mẹ trước khi sinh sẽ được tư vấn, kiểm tra theo dõi định kỳ một cách kỹ lưỡng và các mẹ sau sinh sẽ được nghỉ dưỡng trong không gian tiện nghi với chế độ chăm sóc chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, các mẹ sẽ được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam tư vấn về cách chăm sóc bé.

3.5. Vận động nhẹ nhàng: yoga, đi bộ,…

Trong suốt quá trình mang thai, các mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga những chú ý tránh vận động quá sức ảnh hưởng đến thai nhi. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn và việc sinh đẻ cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, không nên nằm và ngồi một chỗ quá nhiều.

Luyện tập nhẹ nhàng khi mang thai

Luyện tập nhẹ nhàng khi mang thai (Nguồn: woopilates.co.uk)

Hy vọng rằng, với những kiến thức và những lưu ý cần thiết trong suốt thời điểm thai nhi 26 tuần tuổi ở bài viết trên sẽ giúp ích được cho các mẹ mang thai trong công tác chuẩn bị các chất dinh dưỡng, vitamin đầy đủ cho thai nhi và mẹ được khỏe mạnh trước khi sinh.