Giai đoạn ung thư vú di căn xương tiến triển như thế nào, sống được bao lâu, có đau đớn không, cách điều trị hiện nay là gì? Cùng đọc bài viết sau.
1. Bệnh ung thư vú di căn xương tiến triển như thế nào
1.1. Bệnh ung thư vú di căn xương là gì?
Bệnh ung thư vú di căn xương sẽ xảy ra khi tế bào ung thư bắt đầu lan rộng, di căn tới các bộ phận khác trên cơ thể bệnh nhân như gan, phổi… Đặc biệt thường gặp nhất là những trường hợp tế bào di căn tới xương.
1.2. Bệnh ở giai đoạn nào
Đây là giai đoạn cuối (Giai đoạn 4) của bệnh, khi tế bào ung thư vú đã di căn tới xương qua bạch huyết hoặc đường máu. Khối u vú ở giai đoạn này có thể có bất kỳ kích thước nào và được phát hiện tế bào ung thư ở xương đốt sống, xương sọ, xương chậu, xương đùi hoặc xương cánh tay.
Ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư vú sẽ trực tiếp di căn tới các phần xương. (Nguồn: baoy.vn)
2. Dấu hiệu của ung thư vú di căn xương
2.1. Đau nhức xương
Đây là dấu hiệu ung thư vú di căn xương đầu tiên thường gặp phải khi tế bào ung thư đã bắt đầu di căn. Bệnh nhân sẽ thường bị đau nhức xương nhất khi vào buổi tối. Triệu chứng này sẽ tăng lên theo thời gian.
2.2. Gãy xương
Khi bước vào giai đoạn di căn, xương của bệnh nhân trở nên yếu hơn và có nguy cơ bị gãy xương. Một số trường hợp bệnh nhân đã được ghi nhận bị gãy xương cẳng chân, cẳng tay hay nguy hiểm hơn là gãy xương cột sống dẫn đến bại liệt.
2.3. Tủy sống chèn ép gây tê bì, liệt, bí tiểu
Tế bào ung thư di căn xương sẽ gây tăng áp lực vào các đốt sống, khiến bệnh nhân có thể bị tê bì, bí tiểu và đặc biệt bị bại liệt.
2.4. Tăng canxi trong máu gây ảnh hưởng toàn thân
Đa số bệnh nhân sẽ có dấu hiệu ung thư vú di căn xương là hay bị đau đầu, mệt mỏi, chán ăn và hay bị buồn nôn. Nguyên nhân là do bị tăng canxi huyết khi tế bào ung thư di căn tới xương và giải phóng trực tiếp vào máu. Ban đầu, nếu cơ thể đã có dấu hiệu mắc bệnh ung thư vú ở trên, hãy lựa chọn thực hiện các gói tầm soát ung thư giúp phát hiện sớm các tế bào đã di căn tới xương hay chưa?
Bệnh nhân ung thư vú di căn đến xương sẽ thường bị đau nhức xương nhất là vào ban đêm. (Nguồn: ungbuouvietnam.com)
3. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú di căn xương là bao lâu?
Có rất nhiều bệnh nhân sau khi đã tầm soát phát hiện ung thư vú muốn biết rằng ung thư vú di căn xương sống được bao lâu. Tuy nhiên, để đưa ra được tỷ lệ sống chính xác là rất khó bởi ở mỗi một bệnh nhân sẽ tỷ lệ khác nhau. Theo như ung thư vú giai đoạn 4 sống được bao lâu, thì tiên liệu thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú di căn xương phụ vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe hay mức độ lan rộng của tế bào thì mới có thể đưa ra được kết luận.
Hiện nay, do việc điều trị ung thư giai đoạn cuối được áp dụng nhiều phương pháp hiện đại nên ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân sống được thời gian lâu hơn. Cũng có nhiều tỷ lệ sống được ghi nhận trên thế giới cho kết quả khả quan. Như tại Mỹ có tới 22% sau 5 năm sau khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Nhưng thường tỷ lệ sống sẽ thấp hơn nhiều so với giai đoạn đầu, nên có thể thấy rõ việc thực hiện tầm soát ung thư và điều trị sớm là rất quan trọng.
Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn cuối thường rất thấp (Nguồn: benhvienungbuouhungviet.vn)
4. Cách điều trị ung thư vú di căn xương
4.1. Ung thư vú di căn xương có chữa được không?
Hiện nay khi các tế bào ung thư vú di căn đến xương sẽ không thể chữa khỏi, bởi hiện tại cũng chưa xác định được tại sao các tế bào ung thư vú lại di căn tới xương nhiều đến vậy. Nhưng để làm giảm bớt triệu chứng bệnh và tăng thời gian sống thì có thể, nếu áp dụng được phương pháp điều trị phù hợp.
Tùy vào từng mức độ sức khỏe bệnh nhân và vị trí tổn thương xương, bác sĩ sẽ đưa ra kết quả ung thư vú di căn xương có chữa được không và tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất. Các phương pháp khoa học được áp dụng sẽ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm và tăng tỷ sống sót cho bệnh nhân.
4.2. Cách phương pháp điều trị
Liệu pháp làm chắc xương bằng Bisphosphonate và Denosumab: Đây là các nhóm thuốc có hướng điều trị khác nhau nhưng mục đích chung là làm chắc xương bệnh nhân, ngăn biến chứng gãy xương do tế bào ung thư vú di căn gây ra. Trong đó nhóm thuốc Bisphosphonate bao gồm Aredia và Zometa được tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc dưới dạng viên nén, giúp quá trình di căn ngừng tiến triển và bệnh nhân sẽ cảm thấy bớt đau ở xương hơn.
Cách điều trị ung thư vú di căn xương thực hiện truyền Bisphosphonate được thực hiện dựa trên kết quả xét nghiệm thận và kết quả lượng canxi có trong máu. Đối với thuốc disodium pamidronate (Aredia) sẽ được truyền khoảng 3 đến 4 tuần/ lần, truyền dưới da bệnh trong thời gian 90 phút. Thuốc Axit Ibandronic được truyền khoảng 3 đến 4 tuần/ lần, truyền dưới da bệnh trong thời gian 90 phút. Còn đối với Axit Zoledronic (Zometa), cũng sẽ truyền khoảng 3 đến 4 tuần/ lần nhưng chỉ trong thời gian từ 15 tới 30 phút/ lần truyền.
Đối với cách điều trị ung thư vú di căn xương Bisphosphonates dạng viên nén, viên nhộng như Axit Ibandronic (Bondronat) hay Disodium clodronate (Bonefos, Loron, Clasteon), bệnh nhân sẽ được uống vào buổi sáng trước khi ăn và uống với nước lọc. Bệnh nhân không được ăn và uống gì trước và sau khoảng 1 tiếng uống thuốc. Lý do uống vào thời điểm đó bởi thuốc sẽ được hấp thụ vào cơ thế, phát huy được tác dụng tốt nhất nếu trong dạ dày bệnh nhân không có chứa thức ăn hay các chất lỏng chứa lượng canxi cao. Trong thời điểm uống các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân không được nằm ngay để tránh bị khó chịu ở thực quản.
Còn riêng đối với nhóm thuốc Denosumab sẽ được tiêm dưới da bệnh nhân 4 tuần một lần cũng để giảm các biến chứng như tiêu xương. Nhóm thuốc này sẽ có mức giá thành cao hơn Bisphosphonate. Nhóm thuốc này sẽ được dùng suốt thời gian tế bào ung thư vẫn còn trong tầm có thể kiểm soát.
Phương pháp xạ trị: Nguyên lý hoạt động của phương pháp này là sử dụng năng lượng tia X tiêu diệt các tế bào ung thư vú. Tia X sẽ được chiếu trong một lần duy nhất. Tác dụng của phương pháp này sẽ phát huy sau sau vài tuần xạ trị, bệnh nhân sẽ thấy các triệu chứng đau thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên phương pháp này để lại một số tác dụng phụ như bệnh nhân sẽ đau nhiều hơn một tới hai ngày sau xạ trị, buồn nôn, rụng tóc, cơ thể mệt mỏi là không hiếm gặp.
Phương pháp hóa trị liệu: Đây là phương pháp dùng các nhóm thuốc đặc trị để tiêu diệt các tế bào ung thư vú. Tùy thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh hay tình trạng sức khỏe bệnh nhân, các nhóm thuốc sẽ được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp để điều trị bệnh. Tuy nhiên, điều trị theo phương pháp này sẽ dẫn đến các tác dụng phụ: đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, rụng tóc và hay bị buồn nôn.
Phương pháp hóa trị liệu thường được áp dụng khi bệnh nhân ung thư vú đã bước vào giai đoạn cuối. (Nguồn: hellobacsi.com)
Phương pháp hormone trị liệu: Đây là phương pháp điều trị bệnh ung thư vú di căn xương nhờ hormone estrogen. Các nhóm thuốc phổ biến dùng cho phương pháp này là nhóm thuốc Tamoxifen, nhóm thuốc Zoladex, nhóm thuốc Anastrozole và nhóm Fulvestrant. Trong trường hợp bệnh nhân đã từng điều trị bằng phương pháp này, dựa vào kết quả điều trị bác sĩ có thể sẽ thay thế loại thuốc khác phù hợp hơn. Sau khoảng 2-3 tháng mới thấy được hiệu quả của phương pháp hormone trị liệu.
Phương pháp điều trị giảm nhẹ các triệu chứng: Phương pháp này được thực hiện với mục đích chính là kiểm soát các triệu chứng của bệnh. Được thực hiện song song với các liệu pháp khác nhằm điều trị ức chế khối u, ngăn ngừa khối u phát triển thêm và giảm các triệu chứng cơ thể mệt mỏi hay đau xương khớp. Có rất nhiều bệnh nhân hiểu nhầm rằng việc điều trị giảm nhẹ chỉ được thực hiện khi đã ở cuối cùng giai đoạn bệnh. Nhưng việc điều trị giảm nhẹ nên thực hiện tại bất kỳ giai đoạn nào của bệnh. Kết quả của việc điều trị giảm nhẹ được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới giúp cải thiện trực tiếp đến chất lượng sống và tinh thần của bệnh nhân.
Phương pháp sinh học nhắm trúng đích: Phương pháp này sử dụng các nhóm thuốc đặc biệt ngăn tế bào ung thư phát triển và lan rộng. Các nhóm thuốc này thường bao gồm Bevacizumab (Avastin), Palbociclib (Ibrance), Everolimus (Afinitor), Denosumab (Xvega) và Riociclib (Kisqali). Việc thực hiện thường dành cho các bệnh nhân ung thư vú có dấu hiệu HER2 cao – là một protein giúp tế bào ung thư lan rộng.
Mức độ HER2 sẽ được định mức qua kết quả xét nghiệm máu và kết quả trên các mô ung thư vú. Trong một số trường hợp, việc định mức kết quả sẽ thay đổi trong quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ xem xét đưa bệnh nhân sinh thiết thêm để định mức lại kết quả HER2. Riêng đối với bệnh nhân dương tính với HER@ sẽ sử dụng các nhóm thuốc đặc biệt như Lapatinib (Tyverb), Trastuzumab Emtansine (Kadcyla), Pertuzumab (Perjeta) hay phổ biến nhất là nhóm thuốc Trastuzumab (Herceptin)
Phương pháp phẫu thuật: Khi bệnh nhân đã bước vào giai đoạn cuối, các tế bào ung thư di căn sẽ làm xương khớp yếu đi và có nhiều trường hợp bị gãy xương sườn, xương cột sống, xương cẳng chân, cẳng tay. Sử dụng phương pháp phẫu thuật can thiệp trực tiếp lên hệ xương – cơ – khớp được thực hiện để phòng ngừa hoặc điều trị biến chứng gãy xương do tế bào ung thư di căn gây ra. Ngoài ra việc phẫu thuật giải áp sẽ được thực hiện khi tủy sống chèn ép lên các khớp xương bệnh nhân quá nhiều.
Tiên liệu thời gian sống của bệnh nhân ung thư vú di căn xương (Nguồn: yellowsquash.in)
Các phương pháp điều trị ung thư vú di căn xương trên đều có thể sẽ kéo dài thời gian sống và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Nhưng hãy lưu ý rằng pháp đồ điều trị của bạn sẽ tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ lan rộng của tế bào ung thư và các biến chứng của bệnh là gì? Do đó nếu có các dấu hiệu ung thư vú đã bước vào giai đoạn cuối di căn xương, hãy tầm soát ung thư vú sớm tại bệnh viện uy tín để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bạn có thể chọn gói tầm soát ung thư tại Vinmec sàng lọc bệnh sớm nhất. Khi đăng ký thực hiện tại đây, bạn sẽ được thăm khám, tư vấn và đánh giá tình trạng bệnh qua các xét nghiệm. Bạn hãy luôn chăm sóc sức khỏe bản thân bằng cách thường xuyên thăm khám tổng quát định kỳ phát hiện mọi dấu hiệu bất thường của cơ thể, cũng như bổ sung những loại thực phẩm giúp ngăn ngừa bệnh ung thư khi mới chỉ ở giai đoạn đầu.