Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? Các phương pháp điều trị

Ung thư tiền liệt tuyến là bệnh phổ biến ở nam giới với nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không và làm thế nào để chẩn đoán bệnh? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp mọi thắc mắc về căn bệnh này.

1. Ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?

Ung thư tiền liệt tuyến là căn bệnh phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi, là một trong những bệnh ung thư được khuyên nên tầm soát khi bước sang tuổi 40. Bệnh còn có xu hướng gia tăng theo tuổi tác và người có bố hoặc anh ruột mắc bệnh này thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn gấp 2 – 4 lần. Vậy nên, theo khuyến cáo Hiệp hội phòng chống ung thư tại Hoa Kỳ, để phát hiện ra bệnh sớm hơn, nam giới nên thực hiện sàng lọc ung thư kết hợp định lượng P.S.A định kỳ, đặc biệt là nam giới từ 50 tuổi trở lên.

Việc phát hiện bệnh sớm có thể được chữa khỏi hoàn toàn, ngược lại nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, việc chữa trị trở nên khó khăn và thời gian sống cũng giảm. Đồng thời, tùy vào giai đoạn cũng như tình trạng tiến triển của bệnh để bác sĩ chọn phương pháp điều trị thích hợp.

Và đi kèm với đó là mức chi phí cũng sẽ có nhiều thay đổi nhiều, tốn kém hơn, gây khó khăn tài chính cho gia đình. Lời khuyên đó là, người bệnh nên tìm hiểu và mua chuẩn bị trước bảo hiểm ung thư và bệnh hiểm nghèo để giảm thiểu chi phí cho quá trình điều trị.

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không?Bệnh ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không? (Nguồn: sam.vn)

2. Chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến sớm bằng cách nào?

Việc chẩn đoán tình trạng bệnh rất cần thiết để xác định được rằng ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không. Dưới đây là một vài phương pháp giúp chẩn đoán khoa học:

2.1. Thăm khám trực tràng bằng ngón tay

Đây là phương pháp chẩn đoán bệnh đơn giản nhất. Với cách chẩn đoán này, bác sĩ có thể phát hiện được khối u, xác định được mật độ, kích thước, mức độ xâm lấn của khối u. Bên cạnh đó là biết được đặc điểm ở rãnh giữa và tình trạng hiện tại của thành trực tràng. Tuy nhiên, nhược điểm của việc thăm khám này đó là độ chính xác không cao, khó có thể xác định được giai đoạn của bệnh.

2.2. Định lượng kháng nguyên P.S.A

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ phát hiện được bệnh nhân có bị ung thư hay không nhờ vào chỉ số P.S.A. Độ chính xác của phương pháp này có thể lên tới 80%, nhưng thường được kết hợp cùng với việc thăm khám trực tràng bằng ngón tay.

2.3. Siêu âm

Siêu âm ung thư tuyến tiền liệt là phương pháp đã có từ rất lâu, nhưng vẫn được đánh giá cao ở thời điểm hiện tại nhờ độ chính xác khá cao. Đặc biệt, siêu âm Doppler đã ứng dụng giúp đánh giá tốt hơn sự phát triển của khối u tới các bộ phận xung quanh. Tuy vậy, một số yếu tố như thể trạng bệnh nhân, máy móc, công nghệ,… có thể khiến kết quả không thực sự chính xác cho lắm.

2.4. Sinh thiết tuyến tiền liệt

Việc sinh thiết tuyến tiền liệt có thể phát hiện thấy tất cả những điểm nghi ngờ và giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Xong, người bệnh cần phải được thực hiện trên 6 đến 12 vị trí khác nhau trên tuyến tiền liệt và đi kèm với đó có thể là những cơn đau.

2.5. Chẩn đoán hình ảnh (CT Scanner, chụp xạ hình xương, PET scan)

Ngoài các phương pháp trên ra, tại một số cơ sở khám chữa bệnh lớn hay các bệnh viện Quốc tế như bệnh viện đa khoa Quốc tế tiêu chuẩn 5 sao Vinmecphòng khám ung thư Singapore Việt Nam,… còn áp dụng chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến qua hình ảnh.

Tất cả những phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh giúp xác định vị trí các khối u một cách tốt hơn bằng cách sử dụng các chất gắn đồng vị phóng xạ. Từ đó, giúp xác định bệnh chính xác hơn cũng như mức độ dị căn của khối u. Tuy nhiên, những cách chẩn đoán này thường có chi phí rất cao.

Phương pháp siêu âm khi chẩn đoán bệnh ung thư tiền liệt tuyến

Phương pháp siêu âm khi chẩn đoán bệnh ung thư tiền liệt tuyến (Nguồn: baomoi.vn)

3. Cách trị ung thư tuyến tiền liệt

Việc chọn cách điều trị cũng góp phần to lớn vào việc xác định bệnh ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không. Vậy nên việc tìm hiểu các phương pháp dưới đây là rất cần thiết để người bệnh chủ động và dễ dàng hơn trong quá trình chữa trị.

3.1. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được áp dụng đối với bệnh nhân có khối u chưa bị di căn đến các bộ phận khác. Bằng phương pháp phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ triệt để khối u. Có nhiều loại phẫu thuật ung thư tiền liệt tuyến, bao gồm: Phẫu thuật hạch vùng chậu, cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt bằng Transurethral.

Tuy nhiên, một số biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật như liệt dương, khoảng 30% – 70% người bệnh hoặc nhiều trường hợp sẽ gặp tình trạng tiểu tiện không kiểm soát, gây bất tiện cho cuộc sống thường ngày.

3.2. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư quen thuộc. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tùy vào tình trạng cũng như giai đoạn bệnh mà bác sĩ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Nhược điểm của phương pháp này đó là để lại những cơn đau về thể xác cho người bệnh. Các cơn đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, tóc rụng, người mệt mỏi sẽ thường xuyên xảy ra. Vậy nên, vào giai đoạn thực hiện, chế độ chăm sóc người bệnh rất cần thiết, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng.

Việc bổ sung thêm thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, các TPCN hỗ trợ tuyến tiền liệt sẽ giúp người bệnh có thêm sức khỏe, giúp quá trình hóa trị diễn ra thành công hơn.

3.3. Liệu pháp miễn dịch

Đây là phương pháp giúp loại bỏ hoặc tiêu diệt tế bào ung thư hiện đại nhất hiện nay. Hình thức của phương pháp này đó là  các tế bào đơn nhân DC, CIK được phân lập và nuôi cấy trong môi trường đặc biệt. Sau đó, chúng được đưa vào cơ thể người bệnh để giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Đặc biệt, phương pháp này còn giúp hạn chế việc tái phát và di căn tế bào ung thư. Tuy nhiên, cách điều trị này mới chỉ được áp dụng tại một số cơ sở y tế lớn. Và chi phí điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng phương pháp này cũng không hề thấp.

3.4. Liệu pháp hormone

Đây là cách điều trị loại bỏ mọi kích thích tố và tác động của chúng đến tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự phát triển của chúng.

3.5. Điều trị bằng thuốc

Ngày nay, một số loại ung thư được điều trị bằng thuốc đặc trị giúp ngăn chặn sự phát triển cũng như tiêu hủy dần tế bào ung thư.

3.6. Điều trị khác (đóng băng, chùm siêu âm, chùm vi sóng, kim nhiệt độ cao, xạ trị)

Ngoài các phương pháp trên ra, còn rất nhiều phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt như phẫu thuật lạnh, chùm siêu âm hay xạ trị,… Tùy vào đặc điểm bệnh, giai đoạn bệnh cũng như thể trạng bệnh nhân để bác sĩ lựa chọn cách điều trị phù hợp.

Tuy nhiên, do phương pháp điều trị là một phần quyết định đến việc ung thư tiền liệt  tuyến có chữa trị được không nên người bệnh nên tới các cơ sở khám chữa bệnh uy tín chất lượng để được thăm khám và xác định liệu pháp phù hợp nhất.

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư (Nguồn: vinmec.com)

4. Phác đồ điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Một phác đồ điều trị hợp lý cũng sẽ là nhân tố để quyết định ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không.

4.1. Phác đồ điều trị giai đoạn 1

Nếu bệnh nhân thường xuyên thực hiện thăm khám sức khỏe tổng quát một cách định kỳ thì việc phát hiện bệnh sẽ sớm và dễ dàng điều trị hơn. Trong giai đoạn đầu này, một phác đồ điều trị khoa học sẽ giúp việc chữa khỏi bệnh diễn ra nhanh hơn.

Phương pháp phẫu thuật có thể được thực hiện để được loại bỏ tận gốc ung thư. Ngoài ra, xạ trị cũng là phương pháp phù hợp. Người bệnh nên tiến hành thăm khám sức khỏe thường xuyên, hoặc thực hiện tầm soát ung thư định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh tốt hơn.

4.2. Phác đồ điều trị giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, các dấu hiệu bệnh có thể chưa rõ ràng. Các phương pháp được chỉ định điều trị thường là phẫu thuật, xạ trị, tùy tình hình sức khỏe. Trong giai đoạn này, người bệnh cần có chế độ chăm sóc và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ chất kết hợp với uống bổ sung thực phẩm hỗ trợ điều trị tuyến tiền liệt theo chỉ định của bác sĩ, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh ngày càng nguy hiểm hơn.

4.3. Phác đồ điều trị giai đoạn 3

Đến giai đoạn 3, các khối u có thể đã phát triển rộng hơn. Phương pháp thường được lựa chọn trong giai đoạn này bao gồm như bức xạ chùm kết hợp liệu pháp hormone, cắt bỏ hoàn toàn tuyến tiền liệt kết hợp với xạ trị sau đó. Ở giai đoạn này, người bệnh cần có sự giám sát tích cực của các y bác sĩ.

Vậy nên, một bệnh viện tốt với nhiều y bác sỹ chuyên môn cao sẽ rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, tránh phát triển đến giai đoạn nguy hiểm, giai đoạn cuối. Một số bệnh viện lớn người bệnh có thể tham khảo như bệnh viện…

4.4. Phác đồ điều trị giai đoạn 4

Giai đoạn 4 khi đó những tế bào ung thư đã phát triển mạnh đến nhiều bộ phận trên cơ thể. Một số phương pháp được áp dụng trong thời điểm này bao gồm liệu pháp hormone kết hợp với hóa trị, bức xạ chùm, cắt bỏ,….

Bên cạnh đó, một số biện pháp giảm đau cũng cần được áp dụng để loại bỏ các biến chứng sau điều trị. Người bệnh cần có chế độ chăm sóc đặc biệt, tăng cường bổ sung thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch để cơ thể khỏe mạnh hơn, đáp ứng tốt quá trình điều trị.

Nhiều phương pháp được áp dụng trong giai đoạn 4 của ung thư tiền liệt  tuyến

Nhiều phương pháp được áp dụng trong giai đoạn 4 của ung thư tiền liệt  tuyến (Nguồn: ungbuouvietnam.com)

Như vậy, việc ung thư tuyến tiền liệt có chữa được không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, người bệnh sẽ có nhiều thông tin hơn để quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả và thành công nhất. Tuy nhiên đừng bỏ qua các dấu hiệu mà nên đặt chỗ online khám tầm soát ung thư phát hiện mọi bất thường, chăm sóc sức khỏe tốt hơn.