Hoa quả chứa rất nhiều vitamin, chất xơ và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mà sẽ có những loại phù hợp và những loại không. Dưới đây là những thông tin về ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì. Mời các bạn cùng theo dõi!
1. Chuối
Các món ăn chế biến từ chuối thơm ngon, lành mạnh với sức khỏe được khuyên dùng không chỉ đối với bệnh nhân bị ung thư dạ dày mà còn với nhiều bệnh nhân bị các căn bệnh khác như ung thư đại tràng, bàng quang, ung thư phổi hay ung thư gan…
Sở dĩ chuối được khuyên dùng nhiều là bởi trong loại trái cây nội địa thơm ngon này chứa nhiều chất xơ, protein cũng như các vitamin và khoáng chất như kali, sắt, canxi hay magie. Hệ dưỡng chất này phù hợp với hầu hết mọi người và đa số các loại bệnh trừ các bệnh nhân bị mẫn cảm với kali.
Ăn chuối tốt cho dạ dày (Nguồn: pngtree.com)
Hơn thế nữa chuối lại mềm, dễ tiêu hóa và không gây tổn thương cho dạ dày. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh nhân ung thư dạ dày ăn chuối thường xuyên có kết quả điều trị khả quan và dạ dày sớm hồi phục hơn. Ngoài ra, trong chuối còn có một chất gọi là pectin.
Pectin có tác dụng tích cực lên sự vận động của nhu động ruột, giúp dạ dày tiêu hóa tự nhiên, không bị áp lực và không khiến tình trạng bệnh bị trầm trọng hơn. Lưu ý rằng chỉ nên ăn chuối chín và ăn khi no, không ăn khi đói vì dễ làm đau bụng, khó chịu. Chuối chín sẽ làm trung hòa axit dạ dày giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Ngoài ra, chuối có tác dụng làm đẹp, giảm cân rất tốt.
2. Đu đủ
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra quả đu đủ là loại thực phẩm tốt cho những người mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ dồi dào, đu đủ giúp loại bỏ các độc tố, ngăn nhiễm độc và cải thiện tình trạng ung thư dạ dày hiệu quả. Bên cạnh đó, các vitamin C, E và beta carotene có trong đu đủ cũng được cho là rất tốt đối với người bị bệnh về dạ dày, táo bón, ứ hơi hay xương khớp, hen suyễn.
Đu đủ còn luôn đứng đầu danh sách ung thư dạ dày nên ăn quả gì còn bởi hai chất Chymopapain và Papain. Đây là hai chất thuộc nhóm enzyme có lợi cho dạ dày, nó giúp hỗ trợ tiêu hóa, đặc biệt là tiêu hóa các protein phức tạp, thức ăn có độ kết dính cao. Chưa hết, Chymopapain và Papain còn có khả năng chống nhiễm khuẩn, phục hồi niêm mạc dạ dày.
Chính vì vậy, đu đủ là loại trái cây giàu dinh dưỡng được rất nhiều bác sĩ khuyến cáo sử dụng không chỉ với bệnh ung thư dạ dày mà còn với nhiều bệnh khác. Bạn có thể ăn đu đủ chín hoặc hầm đu đủ. Món đu đủ hầm xương vừa đáp ứng nhu cầu protein dồi dào của người bị ung thư dạ dày cũng như hấp thụ được các chất có lợi như đã kể trên của đu đủ.
Ăn đu đủ giúp hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ các độc tố (Nguồn: xahara.vn)
3. Khoai lang
Sở dĩ khoai lang được khuyên dùng cho những người bị ung thư dạ dày là bởi nó có hệ dưỡng chất đầy đủ và phong phú. Trước tiên, 70% thành phần của khoai lang chính là tính bột. Nguồn tinh bột này sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường và cung cấp năng lượng cho cơ thể vận động.
Bên cạnh đó, khoai lang còn chứa protein, canxi, vitamin A, B, C, Beta carotene, potassium và nhiều khoáng chất có lợi khác. Những chất này có tác dụng chống oxy hóa, chống các gốc tự do gây hại cũng như ngăn ngừa tổn thương tế bào, chống ung thư rất tốt.
Trong khoai lang còn có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao giúp trung hòa và kiểm soát axit dạ dày, tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc cho dạ dày. Từ đó giúp việc tiêu hóa dễ dàng, chống táo bón và giúp người bị ung thư dạ dày cảm thấy thoải mái, dễ tiêu. Ngoài ra khoai lang có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Bạn nên ăn khoai lang vào các bữa chính hoặc các bữa phụ để nâng cao sức khỏe cho bản thân.
Khoai lang nướng (Nguồn: cloudfront.net)
4. Táo đỏ
Với câu nói: ngày ngày ăn táo tỏ, trẻ mãi không già chắc có lẽ bạn đã biết được phần nào câu trả lời ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì. Câu nói này không chỉ có hàm ý táo đỏ tốt cho việc làm đẹp mà sâu xa hơn, táo đỏ là hoa quả có khả năng chống oxy hóa rất tốt, loại bỏ độc tố để cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi xuân.
Trong táo đỏ rất giàu dưỡng chất như: vitamin A, B, C, phốt pho, canxi, protein, đường, carotene… Những dưỡng chất này chính là liều thuốc quý để chữa các bệnh trong đó có ung thư dạ dày. Ngoài ra, pectin có trong táo đỏ cũng là một chất quan trọng và cần thiết cho việc bảo vệ dạ dày hoạt động tốt.
Bạn có thể sử dụng táo đỏ để chế biến thành nhiều món ăn, thức uống khác nhau như canh táo đỏ, canh lá dâu táo đỏ, canh gừng táo đỏ… Vào mùa đông, canh táo đỏ sẽ giúp giữ ấm dạ dày rất tốt.
Món bánh táo nướng (Nguồn: netdna-ssl.com)
5. Gừng
Gừng là một loại củ có tính nóng, có thể trị được các chứng bệnh như khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Đây cũng là loại thực phẩm lành tính đối với dạ dày. Ngoài ra, gừng còn giúp chống nôn, ói mửa, chống say tàu xe, giảm đau, khử trùng hay kháng viêm. Bạn có thể bổ sung gừng làm nước uống hoặc gia vị nấu ăn đều được.
Tinh bột gừng (Nguồn: nhfonline.com.my)
6. Rau chân vịt
Rau chân vịt còn có tên gọi khác là rau bó xôi. Đây là loại rau xanh có nguồn gốc ở Trung và Tây Nam á. Sở dĩ rau chân vịt có tác dụng tốt đối với dạ dày là bởi trong rau chân vịt có lượng xen-lu-lô-zơ rất cao có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột cũng như cải thiện đại tiện, bảo vệ dạ dày. Thường xuyên ăn rau chân vịt sẽ thúc đẩy bài tiết, cải thiện tiêu hóa và bảo vệ ruột, gan và dạ dày. Chính vì vậy, đừng quên cho rau chân vịt vào danh sách tìm kiếm ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì của bạn nhé.
Rau chân vịt hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ dạ dày (Nguồn: hatgiongphuongnam.com)
7. Rau cải
Đây là loại rau ăn lá chứa nhiều vitamin U và vitamin K giúp chống lại bệnh viêm loét dạ dày, ngăn chặn các khối u phát triển. Ngoài ra, rau cải còn có tác dụng bảo vệ màng nhầy và ngăn ngừa các nguy cơ dẫn đến mắc các bệnh về dạ dày.
Theo nghiên cứu của Mỹ, bệnh nhân bị mắc bệnh dạ dày nếu uống nước ép của rau bắp cải thường xuyên cũng giúp nhanh lành bệnh và không phát triển nặng thêm. Rau bắp cải có thể điều trị bệnh thiếu axit dạ dày, ngăn các bệnh trào ngược thực quản, ợ nóng, giảm sự kích thích sản sinh axit trong dạ dày gây khó chịu.
Mầm cải xanh (Nguồn: hatgiongphuongnam.com)
8. Thì là
Thì là không chỉ là loại rau gia vị tăng mùi vị món ăn thơm ngon được nhiều người yêu thích mà còn có tác dụng rất tốt với người bị ung thư dạ dày. Trong thì là có nhiều vitamin C, kali, canxi, sắt, magie, fennel và chất xơ. Các chất này giúp mang lại hệ miễn dịch tốt, chống vi khuẩn xâm nhập và làm hại cơ thể.
Chất xơ trong thì lạ không chỉ giúp tăng tiết sữa cho phụ nữ, giảm cân mà còn giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, loại bỏ độc tố và các tác nhân gây hại khác. Nếu bạn muốn biết ung thư dạ dày nên ăn quả gì thì đừng quên lựa chọn rau thì là nhé.
Rau thì là chống nhiễm khuẩn và dễ tiêu hóa (Nguồn: scdn.vn)
9. Khoai tây
Cũng như khoai lang, khoai tây là thực phẩm được nhiều người yêu thích và có tác dụng không nhỏ với sức khỏe nói chung và bệnh ung thư dạ dày nói riêng. Trong khoai tây có tới 26g cacbon hydrat tồn tại chủ yếu dưới dạng tinh bột. Sau khi vào cơ thể, tinh bột này sẽ chuyển hóa thành glucose giúp bảo vệ dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày để tiêu hóa tốt hơn. Thậm chí, các món chế biến từ khoai tây đơn giản, dễ làm còn tạo cảm giác no, giảm cholesterol và loại bỏ chất béo ra ngoài cơ thể.
Ngoài ra, trong khoai tây còn có nhiều vitamin, cellulose và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Khi khoai tây được hấp chín, các loại khoáng chất này sẽ chuyển hóa thành vitamin C. Khoai tây còn chứa táo bón, kích thích vị giác và giảm các chứng buồn nôn hay các bệnh liên quan đến thần kinh.
Món khoai tây nướng cho người ung thư dạ dày (Nguồn: shopify.com)
10. Trái bơ
Không chỉ là loại thực phẩm tốt cho tim mạch phòng ngừa bệnh nguy hiểm trong bơ có nhiều chất xơ, kali rất lành tính và thân thiện với dạ dày. Người bị ung thư dạ dày ăn bơ sẽ giúp thúc đẩy hoạt động nhu động ruột, tiêu hóa tốt và hấp thụ các chất dinh dưỡng hiệu quả. Ngoài ra, bơ còn có tác dụng làm lành các vết thương do viêm loét dạ dày, tổn thương niêm mạc dạ dày… Chính vì vậy, bơ cũng là loại hoa quả xứng đáng đứng trong các kết quả tìm kiếm ung thư dạ dày nên ăn hoa quả gì. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc dùng máy xay sinh tố nghiền nhuyễn, phết lên ăn cùng bánh mỳ đều rất thơm ngon và bổ dưỡng.
Trái bơ giúp bảo vệ dạ dày và các tác nhân gây hại (Nguồn: draxe.com)
11. Bí đỏ
Bí đỏ từ lâu đã được biết đến là thực phẩm vừa giúp tăng cân vừa giúp giảm cân nếu biết cách chế biến và sử dụng phù hợp. Nhưng bên cạnh đó, bí đỏ còn có tác dụng tuyệt vời hơn đối với sức khỏe đó là ngăn ngừa ung thư, chống các bệnh về tim mạch, chống lão hóa da, tốt cho xương khớp và đặc biệt là rất tốt cho dạ dày.
Trong bí đỏ có chứa nhiều antioxidant, vitamin A, E, K và đặc biệt là vitamin T rất hiếm tìm thấy ở các loại thực phẩm khác. Vitamin T có tác dụng chống đông máu, tránh xuất huyết dạ dày. Đặc biệt, vitamin T còn ngăn béo bì tiêu hóa thức ăn tốt hơn, tránh tình trạng thức ăn bị dư thừa không tốt cho dạ dày và sức khỏe nói chung. Bạn có thể chế biến nhiều món ăn từ bí đỏ, thức uống khác nhau như canh bí đỏ, sữa bí đỏ, thậm chí nước và hạt bí đỏ cũng rất tốt với sức khỏe con người.
Món ăn cho người ung thư dạ dày từ bí đỏ (Nguồn: pinimg.com)
12. Cà tím
Đây đích thị là thực phẩm hữu ích mà người bị ung thư dạ dày không nên bỏ qua. Bởi trong cà tím có rất nhiều protid, nước, glucid, lipid và các khoáng vi lượng cực kỳ cần thiết cho sức khỏe của dạ dày. Đặc biệt, cà tím có vitamin PP và Nightshade là hai thành phần quan trọng có tác dụng đẩy lùi ung thư.
Chất nhầy trong cà tím còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, chống các chứng đầy bụng, khó tiêu, từ đó ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ cải thiện điều trị ung thư dạ dày. Bạn có thể chế biến cà tím thành nhiều món ăn thơm ngon như cà tím xào, cà tím hấp cơm. Tác dụng của cà tím với người bị các bệnh dạ dày sẽ có hiệu quả rõ rệt.
Cà tím chứa các hoạt chất chống ung thư rất tốt (Nguồn: baomoi.com)