Hôn nhân chính là đích đến cuối cùng của các cặp đôi khi yêu nhau. Nhưng nhìn chung, hầu như các cặp vợ chồng đều thừa nhận rằng đời sống hôn nhân hoàn toàn không giống với trí tưởng tượng ban đầu của họ. Vấn đề thường gặp chính là stress sau xảy ra sau hôn nhân. Vậy stress sau hôn nhân là gì?
1. Stress sau hôn nhân là gì?
Stress là tên gọi bằng tiếng anh của trạng thái trầm cảm, buồn chán, lo âu. Trạng thái này khi xảy ra khiến người bị mắc phải cảm thấy mất hết tất cả các hứng thú so với thường ngày.
Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến chứng rối loạn tâm lý vô cùng phức tạp và nguy hiểm. Không những thế, nó còn gây ra những hệ lụy gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như buồn chán, biếng ăn hay thậm chí mất ngủ.
Stress sau hôn nhân là trạng thái buồn chán sau khi kết hôn của các cặp đôi. Đặc biệt, chứng khủng hoảng hay trầm cảm sau hôn nhân ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của vợ chồng. Vì nó ngăn cản sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ cần thiết giữa người chồng và người vợ. Từ đó trạng thái của hôn nhân luôn trong tình trạng căng thẳng, khó giữ lửa và bền vững được.
Bạn có đang thực sự thấu hiểu cuộc hôn nhân của mình (Nguồn: toplist.vn)
2. Dấu hiệu stress sau hôn nhân
Dưới đây là những dấu hiệu của stress giai đoạn sau hôn nhân phổ biến và dễ nhận biết nhất
2.1. Giảm sự lãng mạn và thân mật
Nếu bỗng một ngày bạn nhận thấy vợ/chồng mình không còn những hành động lãng mạn, thân mật như lúc mới kết hôn hoặc chính bản thân bạn không còn hứng thú với việc tạo nên sự bất ngờ, tạo nên những không gian lãng mạn hay không còn muốn gần gũi thân mật với người bạn đời kia thì hãy nghiêm túc suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân đứng đằng sau. Vì đây chính là dấu hiệu phổ biến nhất của stress sau hôn nhân.
2.2. Không có khả năng vui chơi cùng nhau
Dành thời gian cho nhau hay cùng nhau vui chơi chính là mấu chốt quan trọng để duy trì ngọn lửa hôn nhân. Nếu một ngày hai vợ chồng bạn nhận thấy bản thân không còn muốn dành thời gian để trò chuyện, nô đùa, đi bộ, ăn uống cùng nhau thì chắc chắn cuộc hôn nhân của bạn đang có dấu hiệu không ổn. Vì đơn giản là bao nhiêu thời gian bạn dành cho bạn đời của mình chính là bấy nhiêu giá trị của cuộc hôn nhân đó.
2.3. Tính vị kỷ
Vị kỷ có nghĩa là ích kỷ, sống đề cao chủ nghĩa cá nhân. Điều chắc chắn rằng nếu cuộc hôn nhân của bạn tồn tại tính vị kỷ thì cuộc hôn nhân đó không hạnh phúc. Vì hôn nhân chính là sự sẻ chia, đồng điệu từ hai tâm hồn. Do đó nếu bạn hoặc vợ/chồng bạn sống quá vị kỷ, chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mình thì cuộc hôn nhân đó sẽ không thể nào bền vững được.
2.4. Sợ xung đột
Như đã nói, hôn nhân chính là sự sẻ chia và cảm thông và đương nhiên đôi lúc trong quá
trình trao đổi thông tin lẫn nhau sẽ xảy ra xung đột. Nhưng nếu xung đột đó không xuất phát từ tinh thần xây dựng, góp ý hoặc bản thân vợ hoặc chồng ngại sự xung đột trong hôn nhân, từ đó ngại chia sẻ với đối phương còn lại thì dễ đẩy đến tình trạng một cuộc hôn nhân căng thẳng.
Hãy luôn dành thời gian cho bạn đời của mình để hiểu đối phương cần gì và duy trì đời sống hôn nhân thú vị (Nguồn: phunusuckhoe.vn)
2.5. Thiếu tôn trọng
Tôn trọng đối phương không chỉ là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hạnh phúc gia đình mà còn là mấu chốt để cân bằng những mối quan hệ xã hội khác. Nếu bạn không tôn trọng người còn lại, cuộc hôn nhân của bạn không thể được duy trì ở trạng thái cân bằng, bình đẳng, thấu hiểu và yêu thương lẫn nhau.
2.6. Quá cam kết về thời gian với những thứ khác
Quá cam kết về thời gian hay quá cứng nhắc với những thứ khác cũng là một trong những dấu hiệu chứng tỏ cuộc hôn nhân của bạn đang trong tình trạng căng thẳng.
2.7. Chi tiêu quá mức
Vấn đề chi tiêu luôn là vấn đề đặc biệt được quan tâm khi kết hôn. Hôn nhân thời hiện đại không còn là một túp lều tranh – hai trái tim vàng mà bao gồm nhiều yếu tố cộng hưởng, trong đó có vấn đề tính toán, cân nhắc chi tiêu trong gia đình. Nếu một ngày bạn chi tiêu quá mức mà không còn đắn đo xem việc đó có ảnh hưởng đến vợ/chồng hay gia đình bạn thì cũng không bình thường đâu đấy.
2.8. Phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ
Hôn nhân là khi hai người yêu thương nhau, hòa làm một và có cùng chí hướng xây dựng một mái ấm riêng. Do vậy, khi xác định đã kết hôn thì bạn phải tự biết rằng bạn phải tự lập và tự có trách nhiệm với gia đình riêng của mình. Quá phụ thuộc vào cha mẹ, không thể tự đưa ra các quyết định cá nhân cũng ảnh hưởng không tốt đến hôn nhân.
2.9. Vấn đề tình dục
Tình dục là một trong những mấu chốt quan trọng duy trì cuộc hôn nhân của mỗi người. Khi bạn không còn hứng thú với vợ/chồng bạn hoặc vợ chồng chỉ thực hiện vấn đề này qua loa thì chứng tỏ cuộc hôn nhân của bạn đang rất tẻ nhạt.
2.10. Nghiện và/ hoặc lạm dụng chất kích thích
Nghiện hoặc lạm dụng chất kích thích không chỉ có ảnh hưởng đến hôn nhân mà trước hết điều này chứng tỏ sức khỏe và thể chất tinh thần của bạn đang có vấn đề. Nếu không tỉnh táo và khỏe mạnh thì việc xây dựng một gia đình hạnh phúc là điều không thể xảy ra.
2.11. Lạm dụng tình cảm và/ hoặc thể chất
Bất kỳ các sự lạm dụng nào cũng đều không mang lại sự tích cực bao gồm cả lạm dụng tình cảm hoặc lạm dụng thể chất, đương nhiên nếu cuộc hôn nhân của bạn tồn tại sự lạm dụng này cũng không mang lại bất kỳ điều tích cực gì.
2.12. Kỳ vọng không thực tế
Cuộc sống tồn tại nhiều khó khăn, thử thách hơn chúng ta tưởng rất nhiều lần nên để cuộc hôn nhân của bạn luôn trong trạng thái cân bằng thì việc đầu tiên là hãy kỳ vọng những vấn đề mang tính thực tế, dễ xảy ra và dễ thực hiện. Việc kỳ vọng không thực tế chỉ mang lại cho bạn cảm giác ảo tưởng đồng thời gây áp lực cho người bạn đời của mình.
2.13. Kết hôn quá trẻ hoặc vì những lý do sai lầm
Kết hôn khi còn quá trẻ, khi còn chưa đủ chín chắn, đủ trải nghiệm hoặc kết hôn vì những sai lầm thì điều chắc chắn là cuộc hôn nhân không đơn thuần xuất phát từ những yếu tố bền vững. Đương nhiên, những cuộc hôn nhân này dễ gặp phải những khó khăn, buồn chán và lo âu sau khi kết hôn.
Stress sau hôn nhân vượt qua như thế nào (Nguồn: vparkerlaw.com)
3. Nguyên nhân bị stress trong hôn nhân
Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến do căng thẳng, trầm cảm trong hôn nhân
3.1. Tài chính
Hôn nhân không chỉ là vấn đề yêu nhau rồi kết hôn với nhau. Sau khi cưới nhau, việc đầu tiên chúng ta phải nghĩ đến đó là làm sao để có tiền/tài chính để đủ nuôi sống bản thân vợ chồng và để đủ nền tảng duy trì cuộc hôn nhân đó.
Nên đôi khi áp lực trong việc tài chính gia đình chính là nguyên nhân khởi phát cho những xung đột, căng thẳng trong hôn nhân. Và tài chính cũng là vấn đề phổ biến mà các gia đình nào cũng gặp phải.
3.2. Có em bé và kế hoạch sinh con
Có em bé và lên kế hoạch sinh con cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong kết hôn. Vợ chồng bạn có thể xảy ra tranh cãi và căng thẳng về thời điểm sinh con, giới tính của con, cách chăm sóc con hoặc thậm chí quan điểm về cách giáo dục chúng.
3.3. Áp lực công việc và đời sống hôn nhân của bạn
Áp lực công việc cũng là một áp lực lên đời sống hôn nhân của bạn khi bạn dành hơn ⅓ thời gian trong ngày để làm việc, để kiếm tiền vun vén gia đình nhưng công việc đó không suôn sẻ, thuận lợi như bạn muốn thì chắc chắn cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của bạn.
3.4. Thử thách khó khăn trong cuộc sống hôn nhân
Đời sống hôn nhân là một chuỗi quá trình mà các cặp vợ chồng phải cùng nắm tay nhau vượt qua thử thách. Vì sẽ có những thử thách vượt xa trí tưởng tượng của bạn. Và điều đương nhiên khi vấp phải những khó khăn này và tạm thời chưa tìm ra hướng giải quyết thì các cặp đôi dễ dàng xảy ra mâu thuẫn và xung đột.
3.5. Những thay đổi sau hôn nhân
Theo khảo sát thì đa số các cặp vợ chồng đều cho rằng bạn đời của mình có những thay đổi nhất định sau khi kết hôn. Việc này thường khó được chấp nhận ngay lập tức nên hôn nhân sẽ đôi lúc có những khủng hoảng không mong muốn.
Bạn có nhận ra những thay đổi sau hôn nhân là gì không (Nguồn: vipeventsandweddings.com)
4. Làm gì khi bị stress trong hôn nhân
4.1. Cố gắng trao đổi và chia sẻ với chồng/ vợ mình
Khi bị stress trong hôn nhân, gặp phải những lo lắng, buồn chán hay không hài lòng về đối phương, hãy thẳng thắn trao đổi và cố gắng chia sẻ với vợ/chồng của mình. Chia sẻ chính là phương pháp trực tiếp, nhanh nhất và hiệu quả nhất để có thể thấu hiểu lẫn nhau. Khi thấu hiểu sâu sắc thì chúng ta mới dễ cảm thông cho nhau.
4.2. Dành thời gian cho nhau nhiều hơn
Hãy dành thời giải cho người bạn đời của mình nhiều hơn để thấu hiểu những khó khăn, chia sẻ những áp lực mà họ gặp phải để cuộc hôn nhân của mình luôn hạnh phúc. Đây là một trong những cách hàn gắn, hâm nóng tình cảm vợ chồng hiệu quả nên áp dụng.
4.3. Cùng nhau có nhiều hoạt động chia sẻ
Hãy hoạt động cùng nhau. Hãy chia sẻ cùng nhau. Việc này không chỉ gia tăng sự tương tác giữa các cặp đôi và còn giúp ích rất nhiều trong việc tạo sự gắn kết. Hai bạn có thể cùng nhau đi mua sắm, làm những việc như khi thuở còn hẹn hò, cùng nhau đi du lịch đến những địa danh xinh đẹp, thú vị hay book vé xem phim, chương trình ca nhạc hấp dẫn, hoặc tạo bữa tối chỉ có hai người tại một nhà hàng đồ ăn ngon hợp khẩu vị, không gian lãng mạn dưới ánh nến lung linh và dành cho nhau những lời nói thương yêu,…
4.4. Không chấp nhặt việc nhỏ cùng nhau
Đừng quá chấp nhặt những việc nhỏ và hãy thứ tha những lỗi lầm nhỏ, xứng đáng được bỏ qua cho đối phương để cảm nhận được rằng cuộc hôn nhân của mình dễ thở hơn rất nhiều.
4.5. Luôn nói sự thật, không lừa dối
Thành thật chính là chìa khóa của một mối quan hệ. Đặc biệt, trong hôn nhân thì luôn cần sự thành thật. Hãy thành thật và không lừa dối để cuộc hôn nhân của mình luôn hạnh phúc.
Hãy cởi mở với nhau và cùng nhau giải quyết những khó khăn (Nguồn: mobifone.vteen.com.vn)
Trên đây là bài viết thông tin về chứng trầm cảm, rối loạn lo âu sau hôn nhân. Nếu nhận thấy bản thân gặp phải những dấu hiệu trên thì hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa về tâm thần uy tín để xác định xem mình có thực sự mắc bệnh hay không từ đó chủ động điều trị để chóng thoát khỏi tình trạng này.
Nếu bạn là một người bận rộn với công việc, không có nhiều thời gian để đặt lịch khám bệnh cho mình thì hãy để Useful.vn giúp bạn. Tại đây hiện đang có các gói khám sức khỏe chất lượng, uy tín mà bạn không cần tốn thời gian vẫn có thể book lịch được cho mình.
Đừng để stress sau hôn nhân trở thành con dao giết chết tình yêu, hạnh phúc của bạn. Hãy thật lý trí và quyết tâm để vượt qua trạng thái tâm lý này, tất cả chúng ta đều xứng đáng có được hạnh phúc nhưng hạnh phúc là đấu tranh, hãy hành động vì chính mình bạn nhé!