Vắt sữa dự trữ sẽ giúp các mẹ tiện lợi hơn trong việc chăm sóc bé phòng trường hợp không ở bên hoặc bận việc không thể cho bú. Biết vắt sữa mẹ bằng tay đúng cách sẽ giúp các mẹ lưu trữ được nguồn dinh dưỡng chất lượng cho bé, bảo vệ tuyến sữa luôn khỏe mạnh.
1. Hướng dẫn vắt sữa bằng tay đúng cách
Vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật sẽ giúp sữa ra nhiều, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé và bảo vệ phần ngực của mẹ luôn an toàn, tránh hiện tượng tắc tia sữa.
Vắt sữa bằng tay đúng kỹ thuật giúp tuyến sữa luôn an toàn (Nguồn: img.infonet.vn)
1.1. Vắt sữa mẹ bao lâu 1 lần
Sau khi sinh từ 1 đến 2 ngày sữa sẽ về rất nhiều khiến ngực mẹ căng tức, khó chịu. Do đó ngay sau sinh các mẹ nên cho bé tập bú, trường hợp sữa nhiều bé bú không hết thì các mẹ có thể tiến hành vắt để bảo quản lạnh. Một ngày các mẹ có thể vắt từ 6 đến 10 lần, tức khoảng 3 đến 4 tiếng có thế vắt sữa, nếu bé có nhu cầu cao thì có thể tăng lên. Vắt sữa để bảo quản sẽ giúp các mẹ có thêm thời gian để làm việc riêng nhưng vẫn có nguồn sữa chất lượng để cung cấp cho bé.
1.2. Vắt sữa như thế nào để không bị mất sữa
Nhiều trường hợp vắt sữa không đúng cách, lạm dụng vắt sữa quá nhiều có thể khiến các mẹ bị mất sữa. Do đó, để không bị mất sữa khi hút các mẹ cần lưu ý không lạm dụng dụng cụ hút sữa, một ngày chỉ nên hút từ 8 đến 10 lần, mỗi lần cách nhau 3 đến 4 tiếng. Hút sữa quá lâu, hút liên tục sẽ khiến bầu ngực bị tổn thương, lượng sữa suy cạn. Bên cạnh đó, các mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái và chọn dụng cụ hút sữa chất lượng để đảm bảo an toàn.
1.3. Kỹ thuật vắt sữa mẹ bằng tay
Sau khi đã có đầy đủ dụng cụ vắt sữa như khăn sạch, túi trữ sữa tiệt trùng chuẩn an toàn, dụng cụ hút sữa thì các bạn có thể bắt đầu tiến hành hút sữa. Kỹ thuật vắt sữa đòi hỏi các mẹ phải tiến hành nhiều thao tác ấn, bóp, thả tay trên ngực một cách linh hoạt. Trước khi vắt sữa cần massage bầu ngực, vệ sinh sạch sẽ tay và bầu ngực, đặt tay đúng vị trí và tiến hành vắt sữa ở hai bên bầu ngực. Để có tác động trên các tia sữa, các mẹ nên lần lượt thay đổi tay khi thao tác.
Vắt sữa bằng tay giúp các mẹ bảo lưu nguồn dưỡng chất chất lượng cho bé (Nguồn: todaysparent.com)
2. Thao tác vắt sữa bằng tay đúng cách
Vắt sữa bằng tay không hề khó, chỉ cùng làm đúng các thao tác và hướng dẫn sau là các mẹ đã có thể hút được một lượng sữa lớn dành cho bé, bảo vệ tuyến sữa luôn an toàn, khỏe mạnh.
2.1. Massage vú
Trước khi tiến hành vắt sữa bằng tay các mẹ nên tiến hành massage ngực để kích thích xuống sữa, tuyến sữa được khơi thông. Các mẹ chỉ cần dùng tay để massage nhẹ nhàng bầu ngực và đầu ti khoảng 2 đến 5 phút.
Massage sẽ giúp các mẹ cảm thấy thoải mái, kích thích tuyến vú và dây thần kinh phản xạ xuống sữa hoạt động hiệu quả hơn. Cách này không chỉ có tác dụng kích thích gọi sữa mẹ về nhiều mà đây còn là phương pháp giúp cải thiện ngực chảy xệ sau sinh hiệu quả các chị em nên thực hiện hàng ngày.
2.2. Thao tác vắt sữa mẹ bằng tay
Trước khi bắt đầu hút sữa các mẹ nên ngồi với tư thế thoải mái, để bình sữa gần với ngực. Dùng một tay nâng bầu ngực, ngón trỏ để dưới bầu ngực gần núm ti. Ngón cái đặt đối diện ngón trỏ, nằm phải trên bầu ngực.
Sau khi tay để đúng vị trí thì các mẹ chỉ cần ấn nhẹ ngón tay vào bầu ngực, ngón trỏ và ngón cái bóp phần núm ti về phía trước để đẩy sữa chảy vào bình chứa. Sau đó nới lỏng tay và tiếp tục thao tác vừa rồi một lần nữa. Khi sữa bắt đầu vơi, có xu hướng cạn thì chuyển sang bầu ngực còn lại và tiến hành giống những thao tác trên. Thời gian hút sữa cho một bên ngực tầm khoảng 5 phút.
Vắt sữa bằng tay rất đơn giản và nhanh chóng (Nguồn: yeutre.vn)
Vắt sữa mẹ bằng tay đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả mẹ và bé, vừa có một lượng sữa đầy đủ dưỡng chất dành cho bé vừa bảo vệ tuyến sữa được khỏe mạnh, tránh hiện tượng tắc sữa. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có thêm kiến thức về việc vắt sữa bằng tay để áp dụng khi cần thiết.