Trám răng là biện pháp rất phổ biến được các nha sĩ sử dụng để ngăn ngừa răng hư hỏng nặng hơn. Răng sau khi trám thường không để lại bất cứ cộm vướng hay khó chịu gì cho người bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp trám răng xong bị ê buốt thì xử trí ra sao?
1. Trám răng xong có bị ê buốt không
Trám răng là một thủ thuật an toàn thường sẽ không gây ra bất cứ khó chịu nào với người bệnh sau khi trám. Tuy nhiên, mỗi người có một thể trạng và tình hình răng hư tổn khác nhau nên sau khi trám thường sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể ăn uống lại bình thường.
Ngay sau khi trám, bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác tê nhè nhẹ và khi hít không khí hoặc uống đá lạnh qua kẽ răng sẽ có cảm giác hơi ê buốt. Hiện tượng này không phổ biến và nếu có thì mức độ cũng rất nhẹ, cảm giác ê buốt chỉ trong thời gian ngắn sẽ biến mất mà không cần phải sử dụng bất kỳ loại thuốc hỗ trợ giảm đau nào.
Tuy nhiên, nếu trám răng xong bị ê buốt quá nhiều trong khoảng thời gian dài, các bạn nên quay lại nha sĩ để được giúp đỡ. Rất có thể vì xử lý trước khi trám chưa loại bỏ được hoàn toàn các tác nhân gây đau răng nên mới có hiện tượng này.
Răng có thể bị ê buốt sau khi trám (Nguồn: pinimg.com)
2. Trám răng xong bị ê buốt có đáng lo ngại không
Thông thường, răng bị ê buốt nhẹ sau khi trám từ 1 đến 2 tuần đầu sẽ có dấu hiệu giảm dần và mất hẳn. Nếu các bạn thấy hiện tượng ê buốt này vẫn tiếp diễn sau hơn 2 tuần thì bạn cần nên đến nha sĩ để tìm nguyên nhân.
Trám răng là một thủ thuật rất phổ biến trong nha khoa và bạn không cần phải quá lo lắng sau khi thực hiện. Các bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của các bác sĩ để chăm sóc răng miệng ở nhà hoặc nếu có những vấn đề khiến bạn phân vân, bạn có thể gọi điện hỏi xin tư vấn, các bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên hữu ích nhất.
Trong trường hợp đi trám răng về phát hiện thấy ê buốt quá độ, cộm răng bất thường… bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra lại ngay. Rất có thể nguyên nhân nằm ở thao tác khi trám răng chưa thực sự chuẩn.
3. Nguyên nhân gây ê buốt răng sau trám
3.1. Vết sâu chưa được nạo sạch
Trước khi cho vật liệu trám vào vùng răng bị hư tổn, các bác sĩ sẽ phải xử lý và làm sạch những vết sâu do acid thực phẩm tạo ra trên răng người bệnh. Trên thực tế, có nhiều ca trám răng nhưng những vết sâu này chưa được loại bỏ hoàn toàn. Hầu hết các vết sâu này ẩn trong các khe khuất của răng khiến các bác sĩ không biết mà dễ dàng bỏ qua. Nếu để lâu dài, các vết sâu này sẽ là nơi vi khuẩn tích tụ, tác động xấu đến răng người bệnh và có thể gây viêm tủy nếu ăn vào sâu mô răng. Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến trám răng xong bị ê buốt.
3.2. Viêm tủy không được điều trị
Viêm tủy răng thường có nguyên nhân bắt nguồn từ sâu răng. Người bệnh bị sâu trong thời gian dài sẽ phải đối mặt với nguy cơ ăn vào tủy gây viêm tủy. Một số trường hợp viêm tủy khác là do bệnh nhân bị chấn thương từ bên ngoài vào, tuy nhiên những ca bệnh này thường ít gặp hơn.
Viêm tủy răng nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm, như áp xe ổ răng, răng bị thoái hóa, răng bị rụng, vùng viêm lan rộng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.
Viêm tủy không thể tự lành và cũng không thể điều trị bằng cách trám các vật liệu lên trên. Tùy tình trạng viêm, các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân trước khi trám răng như: dùng thuốc giảm đau, loại bỏ tủy viêm, triệt tủy, hàn ống tủy…
3.3. Áp lực nén quá mạnh
Răng sau khi được xử lý trám có thể bị ê buốt và đau nhức vì áp lực nén quá mạnh. Khi trám răng, các vật liệu chuyên dụng được đưa vào phần răng đã bị hư tổn, lực ép lên phần vật liệu này sẽ tác động vào xoang hàm, làm chất dịch ngà trong ống ngà di chuyển gây nên cảm giác khó chịu. Trường hợp trám răng mà miếng trám bị đặt vênh, lực nhai sẽ khiến cho phần vênh này tì vào sâu bên trong răng gây cho người bệnh sự nhức nhối.
Ê buốt sau khi trám có thể do nhiều nguyên nhân (Nguồn: nhakhoasaido.vn)
3.4. Chất lỏng trong dịch ngà
Ngà răng là một lớp mô cứng nằm dưới men răng, bao bọc và bảo vệ tủy răng. Tuy là mô cứng nhưng ngà răng mềm hơn men răng, có độ đàn hồi tốt hơn và cũng nhạy cảm hơn. Khi răng bị hư tổn, lớp ngà răng sẽ lộ ra và là một phần nguyên nhân gây đau nhức răng ở người bị sâu.
Trong khi thực hiện trám răng, các bác sĩ sẽ phải sử dụng đèn laser để làm đông cứng các vật liệu nha khoa đã được đắp lên chỗ khuyết của răng. Các vật liệu này sẽ có xu hướng co và đông lại về phía ánh sáng đèn laser tạo nên những khoảng trống bị lấp đầy bởi dịch lỏng trong dịch ngà. Khi bệnh nhân nhai nuốt thức ăn phần dịch ngà này sẽ bị tác động và tạo ra cảm giác trám răng xong bị ê buốt.
3.5. Dị ứng với vật liệu trám
Vật liệu trám là vật liệu chuyên dùng trong nha khoa. Có rất nhiều loại vật liệu và công nghệ với tính chất khác nhau hiện đang được áp dụng để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Một số loại vật liệu phổ biến thường thấy như: Amalgam có màu bạc, được sử dụng nhiều trong giai đoạn trước đây; vàng và kim quý có màu vàng ánh đặc trưng kết hợp với kỹ thuật Inlay/Onlay để trám lên bề mặt răng; Composite là loại vật liệu thông dụng có màu sắc tương đồng với màu răng thật; GIC là vật liệu có màu đục hơn và không cứng bằng Composite nên thường được dùng để trám các răng ít chịu lực; sứ Inlay – Onlay là loại vật liệu thường được dùng để trám trong trường hợp răng bị sứt mẻ lớn… Có nhiều bệnh nhân, do kích ứng với các chất cấu thành nên các vật liệu này khiến trám răng xong bị ê buốt khi nhai, ăn hay uống đồ lạnh.
3.6. Chế độ chăm sóc chưa tốt sau trám
Dù răng của bạn đang ở tình trạng như thế nào đi chăng nữa thì việc chăm sóc răng là hết sức cần thiết. Những chiếc răng phải trám không giữ được nguyên thể vốn có của mình, là những chiếc răng có tật nên chế độ chăm sóc cũng cần đặc biệt chú trọng. Phần răng sau khi trám thường chưa đi vào ổn định, rất dễ nhạy cảm và xảy ra kích ứng. Vệ sinh răng không kỹ có thể khiến các cảm giác khó chịu gia tăng, vệ sinh răng quá mạnh và sử dụng các dụng cụ không phù hợp cũng có thể ảnh hưởng bong tróc, vênh lệch đến vết trám vừa mới đắp.
Có rất nhiều loại vật liệu dùng để trám răng (Nguồn: bleudentist.com)
4. Răng trám bị nhức phải làm sao
4.1. Xử lý giảm nhức tại nhà
Sau khi trám răng nếu các bạn thấy xuất hiện các cơn đau nhức nặng, rất có thể vết trám của bạn bị hở hoặc các lỗ sâu hay tủy răng chưa được loại bỏ một cách triệt để. Nếu quá khó chịu, các bạn có thể dùng một số loại kháng sinh hay giảm đau để tạm thời ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và giảm bớt sự khó chịu cho bạn. Tuy nhiên, các bạn cần chắc chắn xác nhận lại với các y bác sĩ trước khi tự mình dùng thuốc nhé!
Những cơn đau có thể âm ỉ và gây nhức nhối từng hồi cho bạn, phương pháp chườm nóng có thể sẽ đem lại sự dễ chịu tức thời. Chườm nóng thường được thực hiện sau khi chườm lạnh. Các bạn có thể dùng khăn bọc đá chườm lên phần má ngoài vùng răng bị ê buốt sau đó dùng bông gạc thấm nước nóng vừa áp lên. Các bạn cũng có thể mua các loại túi chườm nóng lạnh tiện lợi trên thị trường để tiện sử dụng hơn. Chườm nóng sẽ làm giảm kích thích đến vùng răng bị đau và giúp các bạn dễ chịu hơn.
4.2. Đến nha sĩ để thăm khám và trám lại
Như đã nói ở trên, trám răng là phương pháp rất phổ biến và hầu như không để lại cảm giác khó chịu đối với người bệnh. Tuy nhiên, trường hợp đau nhức nặng, trám răng xong bị ê buốt gây ảnh hưởng đến giấc ngủ hay sinh hoạt thì bạn cần đến sự can thiệp của các bác sĩ. Các bạn nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra lại, tìm ra những điểm bất thường trong răng và tiến hành vệ sinh, trám lại khi cần thiết. Các bác sĩ sẽ là người đồng hành, giúp đỡ và hỗ trợ bạn trong quá trình này.
4.3. Chỉ nên chọn lựa nơi trám răng uy tín
Trám răng là một phương pháp phổ biến và có rất nhiều địa chỉ phòng khám nha khoa nhận làm dịch vụ này. Tuy nhiên, sau những phân tích ở trên chắc hẳn các bạn đã biết, dù là thủ thuật đơn giản nhưng nếu kỹ thuật thực hiện của bác sĩ mà yếu kém sẽ để lại rất nhiều đau đớn và phiền phức. Để giảm thiểu rủi ro xảy ra những sự cố này, các bạn cần sáng suốt lựa chọn trám răng tại địa chỉ nha khoa có đội ngũ nha sĩ giỏi, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, dụng cụ đầy đủ, được vô trùng sạch sẽ trước khi dùng.
Nên lựa chọn nha khoa uy tín để trám răng (Nguồn: toplist.vn)
5. Cách chăm sóc răng sau trám đúng cách
- Các bạn lưu ý không nên ăn và uống cho đến khi thuốc tê trong miệng hết tác dụng. Thông thường, cảm giác tê do thuốc sẽ kéo dài thêm vài giờ sau khi trám để tránh các sự cố trong quá trình ăn uống. Thuốc tê sẽ làm giảm nhạy cảm của khoang miệng về nhiệt độ nên rất dễ bị bỏng, các cơ chưa được phục hồi, thiếu linh hoạt dẫn đến việc cắn phải má trong hay cắn vào lưỡi… Nếu quá đói, các bạn có thể chọn những loại thực phẩm mềm như sữa chua, cháo để nguội và uống nước lọc… Trong khoảng thời gian này, tránh nhai và tác động lực đến vùng răng vừa trám để tránh trám răng xong bị ê buốt, và giúp vùng này ổn định nhanh hơn.
- Lưu ý vệ sinh chăm sóc đúng cách từ việc lựa chọn bàn chải đến các loại dụng cụ hỗ trợ. Các vết trám nhờ công nghệ nha khoa sẽ bám chặt vào bề mặt răng tuy nhiên cũng có thể bị bung ra nếu bạn tác động lực không đúng. Bạn nên sử dụng các loại bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh răng trước khi đi ngủ buổi tối và sau khi thức dậy buổi sáng. Đồng thời nên tìm mua các loại dung dịch nước súc miệng chất lượng, xuất xứ uy tín để hỗ trợ, hạn chế vi khuẩn tích tụ tấn công răng. Chỉ nha khoa cũng là một sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng để bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn nhất là sau khi trám.
- Sức khỏe răng miệng rất quan trọng, các bạn cần chú ý khám răng định kỳ để đảm bảo được tình trạng răng không bị tệ hơn.
Răng trước và sau khi trám thẩm mỹ (Nguồn: baomoi.com)
Nếu bạn phát hiện ra một chiếc răng sâu trong hàm của mình, đừng chần chừ gì nữa mà hãy nhanh chóng tìm hiểu và lựa chọn cho mình dịch vụ trám răng phù hợp, uy tín. Như vậy, các bạn sẽ không phải lo trám răng xong bị ê buốt và có thể yên tâm với chất lượng dịch vụ nha khoa của đơn vị lớn, đứng đầu cả nước về chăm sóc răng miệng.