Các quốc gia Châu Á đặc biệt là Hàn Quốc, Nhật Bản và ngay cả Việt Nam đều là những nước có chỉ số về áp lực học hành, thi cử của trẻ em cao top đầu thế giới. Điều này đã khiến tình trạng trầm cảm ở học sinh ngày một phổ biến. Vì lẽ đó, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội không thể ở ngoài cuộc.
1. Trầm cảm ở học sinh là gì?
Trầm cảm là một rối loạn tâm lý gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú. Trầm cảm học đường không phải là một chẩn đoán lâm sàng. Thay vào đó, căn bệnh này có thể nảy sinh trong suốt quãng thời gian đi học, đến trường của trẻ. Học sinh, sinh viên thường phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng, áp lực và lo lắng có thể khiến họ cảm thấy quá tải.
Nếu những cảm xúc này trôi qua trong vòng vài ngày thì không thực sự đáng ngại. Ngược lại, nếu chúng tiếp tục kéo dài trong nhiều tuần liền, có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. Căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến cách trẻ suy nghĩ, cảm nhận và hành xử đôi khi sẽ là những hành động tiêu cực.
Trầm cảm học đường có thực sự đơn thuần như mọi người vẫn nghĩ (Nguồn: deseretnews.com)
2. Dấu hiệu trầm cảm ở học sinh
Trầm cảm ở bất cứ độ tuổi, ngành nghề nào đều không có những dấu hiệu cụ thể. Chúng biểu hiện rất khác nhau ở mỗi người, đối với học sinh trầm cảm có thể hiểu là:
Cảm giác buồn bã kèm tuyệt vọng luôn thường trực. Trẻ rất dễ xúc động, rơi nước mắt mà không cần có lý do hay tác động nào từ bên ngoài.
Trẻ em bị mắc bệnh này cũng rất khó kiểm soát được hành vi và suy nghĩ của mình. Biểu hiện trầm cảm trẻ em ở việc dễ nóng giận, cáu gắt, cực kỳ nhạy cảm với những hành động và lời nói của mọi người xung quanh.
Những hoạt động thường ngày mà trẻ yêu thích như thể thao, xem phim, chơi game cùng bạn… đều không còn được trẻ quan tâm hay thể hiện sự tích cực trong những hành động.
Những hoạt động ưa thích hàng ngày không còn được trẻ quan tâm (Nguồn: dkn.tv)
Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh còn dẫn đến chứng rối loạn giấc ngủ, như mất ngủ hay ngủ quá nhiều. Điều này nhanh chóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự tập trung hàng ngày của trẻ.
Khẩu vị của các em cũng có thể thay đổi khi bị trầm cảm, thường sẽ là cảm giác thèm ăn, đôi khi là chán ăn. Tuy nhiên chúng đều dẫn đến các vấn đề về cân nặng và thể trạng.
Bạn cũng nên để ý đến hành vi và cách ứng xử của trẻ hàng ngày. Nếu bé thường xuyên thể hiện sự lo lắng, kích động hoặc bồn chồn hay nói chậm, phản ứng chậm… thì rất có thể căn bệnh trầm cảm đang dần hình thành trong con trẻ.
Ở một số trẻ, khi mắc phải các vấn đề về tâm lý, đặc biệt là trầm cảm. Trẻ sẽ hay đề cập đến những lỗi lầm của mình trong quá khứ hoặc hiện tại, sau đó tự nhận trách nhiệm, cảm giác tội lỗi và tự dằn vặt bản thân.
Ngoài ra, khả năng ghi nhớ, tập trung của trẻ cũng sẽ bị giảm hẳn. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên sẽ dễ dàng để cha mẹ và thầy cô có thể cảm nhận, quan sát được.
Đôi khi, trẻ có thể phản ánh rằng mình bị đau đầu, đau bụng… mà không rõ nguyên do. Thậm chí cũng không tiếp nhận việc điều trị hay thăm khám bác sĩ.
Tác hại nguy hiểm nhất của căn bệnh trầm cảm này có lẽ là cảm giác cực kỳ tiêu cực về cái chết, việc tự tử… luôn thường trực trong trẻ. Từ những trầm uất trong suy nghĩ đến những mệt mỏi về thể trạng cơ thể, trẻ có thể tìm đến những thông tin tiêu cực trên mạng internet, bên ngoài xã hội và dẫn đến các hành động đau xót, đáng tiếc.
Những biểu hiện của căn bệnh trầm cảm ở lứa tuổi học sinh (Nguồn: knoxvillespeech.com)
3. Nguyên nhân của tình trạng trầm cảm ở học sinh
3.1. Yếu tố tâm lý xã hội
Các yếu tố tâm lý xã hội, từ đám đông luôn sẵn sàng lên án, chế giễu một người nào đó rất dễ khiến trẻ em trong độ tuổi này ảnh hưởng nặng nề về tâm lý.
3.2. Áp lực học tập
Trầm cảm ở học sinh THPT chủ yếu đến từ áp lực học tập. Lượng bài tập quá tải và yêu cầu, kỳ vọng từ cha mẹ, thầy cô khiến các em nhiều thời điểm cảm thấy ngột ngạt và tuyệt vọng.
3.3. Thói quen sống thiếu lành mạnh
Thói quen sống không lành mạnh, bị dụ dỗ vào các tệ nạn xã hội cũng có thể là một trong số những nguyên nhân gây ra bất ổn tâm lý cho học sinh, sinh viên.
3.4. Sự thờ ơ của gia đình và bạn bè
Đây là lứa tuổi rất cần sự quan tâm của gia đình, thầy cô và bạn bè. Hơn bất cứ điều gì, sự thờ ơ và thiếu trách nhiệm của mọi người có thể đẩy trẻ đến căn bệnh trầm cảm nhanh nhất. Những cuốn sách về tâm lý của tuổi mới lớn của con trẻ cha mẹ cũng nên tích cực tham khảo, tìm hiểu.
3.5. Các biểu hiện của trầm cảm học bị xem nhẹ
Trầm cảm học đường là gì? Thực tế trầm cảm là một bệnh lý, không chỉ là cảm xúc nhất thời như buồn rầu hoặc tuyệt vọng. Vì vậy, tất cả những biểu hiện bất thường về thể chất, tâm lý của trẻ đều phải được lắng nghe, theo dõi. Đôi khi, việc khám sức khỏe tổng quát cho trẻ em định kỳ cũng có thể vô tình phát hiện ra căn bệnh này nhờ vào những biểu hiện về sức khỏe, tâm thần. Tuy nhiên, cách tốt nhất vẫn là tìm tới chuyên gia tâm lý hay các bác sĩ tâm thần.
3.6. Bạo lực học đường
Bạo lực học đường khiến các em bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Thật đáng buồn khi tình trạng này vẫn xảy ra hàng ngày trên khắp các trường học.
Bạo lực học đường là hành động rất đáng lên án (Nguồn: us.24h.com.vn)
4. Tình trạng trầm cảm ở học sinh nguy hiểm như thế nào
4.1. Ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ
Trẻ bị trầm cảm thường mệt mỏi, uể oải, không thích vận động, rối loạn giấc ngủ và thay đổi khẩu vị. Từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, thể lực và sự phát triển.
4.2. Ảnh hưởng đến chất lượng học tập
Trẻ bị trầm cảm thường mất tập trung, trí nhớ kém, tuyệt vọng và không tin tưởng ở bản thân. Vì lẽ đó, việc tăng áp lực học tập luôn tạo ra những hiệu ứng ngược trở lại. Các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ trí nhớ và não bộ thường sẽ không giúp bé cải thiện nếu tình trạng trầm cảm này vẫn còn.
4.3. Có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ
Trẻ bị trầm cảm đến một mức độ nào đó khi không thể kiểm soát được suy nghĩ và hành động của mình sẽ dẫn đến việc tự làm hại cơ thể. Nguy hiểm hơn là tự tử. Theo đó, số người trong độ tuổi từ 15-24 tự tử thường tỷ lệ thuận với áp lực học hành của quốc gia đó.
Những hậu quả nghiêm trọng của trầm cảm học đường là gì (Nguồn: citypages.com)
5. Cách chữa trầm cảm ở học sinh
5.1. Từng bước một khuyến khích con bạn hạn chế làm quá nhiều việc cùng lúc
Để con cố gắng, bạn nên tạo động lực hay sự khuyến khích chứ không phải là tạo ra những áp lực. Đặc biệt nên cân đối thời gian giữa việc học và nghỉ ngơi, vui chơi. Không nên làm quá nhiều việc cùng một lúc.
5.2. Không tạo gánh nặng học tập cho con
Việc tạo gánh nặng học tập luôn gây ra những hiệu ứng ngược, nguy hiểm và rõ ràng nhất là căn bệnh trầm cảm. Để trẻ tăng kết quả học tập, có thể giúp bé bổ sung những loại thực phẩm tốt cho não bộ, trí nhớ hay những lời động viên, phần thưởng khuyến khích đơn thuần.
5.3. Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho con
Bên cạnh yếu tố tâm lý, việc giúp bé có một thể chất ổn định, cân đối cũng thực sự quan trọng. Cha mẹ nên giúp con bổ sung vitamin và sản phẩm dinh dưỡng thông qua những loại viên uống hoặc thực đơn hàng ngày.
5.4. Theo dõi con, tránh để trẻ sử dụng rượu và các chất kích thích khác
Tuyệt đối không để con tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy… Đồng thời quan tâm theo sát để trẻ không bị kẻ xấu dụ dỗ, lôi kéo.
5.5. Nhờ sự hỗ trợ từ các chuyên gia
Thực tế, không có bất kỳ thủ tục xét nghiệm nào để có thể xác định, chẩn đoán chắc chắn rằng con bạn đang mắc phải căn bệnh trầm cảm. Tuy nhiên những cuộc phỏng vấn, trắc nghiệm của chuyên gia tâm lý thì có thể. Hoặc nếu bạn gặp khó khăn trong việc trò chuyện và thấu hiểu con cái, tốt nhất nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia trước khi mọi chuyện quá muộn.
Các chuyên gia tâm lý có thể xác định bệnh trầm cảm của trẻ (Nguồn: understood.org)
Trầm cảm ở học sinh là căn bệnh nguy hiểm, có thể xảy đến với bất kỳ đứa trẻ nào nếu thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ và lắng nghe từ cha mẹ, thầy cô. Để giúp con trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể lực cần sự chung tay thấu hiểu của cả xã hội giảm bớt áp lực học hành, ngăn ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội.