Đau mông khi mang thai không để lại các biến chứng nguy hiểm cho em bé, nhưng bà bầu cũng đừng vì thế mà chủ quan. Nếu không khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ sau này.
1. Đau mông khi mang thai là gì?
Đau mông khi mang thai là triệu chứng thường diễn ra trong giai đoạn cuối thai kỳ. Khi trọng lượng túi ối quá nặng sẽ đè lên xương chậu và gây cảm giác ê nhức, đau đớn suốt cả ngày. Ngoài ra, những thay đổi nội tiết tố cũng khiến dây thần kinh gần mông bị chèn ép, tạo cảm giác tê bì, nhức mỏi, chuột rút hoặc thậm chí cản trở di chuyển. Không ít bà mẹ mất ngủ hằng đêm vì không thể trở mình, không thể đi lại, ngại dậy đi tiểu do các cơn đau cản trở. Dưới đây là các nguyên nhân cũng như giải pháp cụ thể giúp bạn đưa cơ thể về trạng thái bình thường.
Đau xương mông bên phải khi mang thai là nỗi lo sợ của không ít chị em phụ nữ (Nguồn: medicalnewstoday.com)
2. Nguyên nhân gây ê mông khi mang thai
Dù đau mông khi mang thai 3 tháng đầu hay trong suốt thai kỳ thì nguyên nhân chủ yếu vẫn bắt nguồn từ những biến chuyển trong cơ thể mẹ và sự phát triển của trẻ. Nguyên nhân thường gặp nhất là do cơ thể mẹ thay đổi nội tiết tố khi bắt đầu mang thai. Trong các tháng đầu tiên, mẹ bầu sẽ có cảm giác tê bì phần mông, hơi đau nhức và khó chịu khi di chuyển.
Khi thai nhi phát triển lớn hơn, tức trọng lượng cơ thể bé sẽ chèn ép vùng xương chậu và tạo cảm giác đau đớn cho mẹ bầu. Nhiều bà bầu than rằng tình trạng này kéo dài suốt cả ngày và thêm trầm trọng vào ban đêm.
Nguyên nhân thứ ba thường diễn ra vào các tháng cuối thai kỳ, khi cơ thể mẹ tự động dồn máu về vùng xương chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, lượng máu này tạo áp lực lên dây thần kinh và khiến phần mông ê nhức, tê tái cả ngày và đêm. Nếu các cơn đau làm mẹ bầu mất ngủ thì bạn hãy tham khảo một vài tư thế dễ ngủ khi mang thai để tạo cảm giác thoải mái cũng như không làm hại đến con nhé.
Nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai ê mông âm ỉ suốt cả ngày (Nguồn: momjunction.com)
3. Triệu chứng ê mông khi mang thai như thế nào?
Các triệu chứng đau ê mông thường gặp trong thai kỳ khá dễ phát hiện và cảm nhận. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy nhức nhẹ ở phần hông, khó khăn khi đi đứng, đau khớp gối, mắt cá chân, ê mông, mỏi lưng, không kiểm soát được tiểu tiện thì rất có thể bạn sẽ phải sống chung cùng chúng đến khi sinh nở.
Các triệu chứng đau thường bắt đầu từ lưng, thắt lưng rồi lan xuống xương chậu, mông cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn tê bì. Ở một số phụ nữ có biểu hiện nặng sẽ đau nhức cả vùng phía sau đùi, buốt xương mu, mỏi háng và di chuyển nặng nề. Triệu chứng này sẽ diễn ra thường xuyên nhưng thay đổi về cấp độ, mức độ đau phụ thuộc vào chế độ nghỉ ngơi cũng như cách chăm sóc của bạn.
Mặc dù có rất nhiều biện pháp chữa trị đau mông khi mang thai nhưng để ứng dụng hiệu quả cần xác định rõ nguyên nhân, dựa vào triệu chứng để đo lường mức độ trầm trọng. Tuy nhiên, bạn không nên dựa vào các triệu chứng này để tự ý uống thuốc hay sử dụng các biện pháp dân gian chưa qua kiểm chứng. Sự tư vấn của bác sĩ luôn an toàn và hữu hiệu nhất để khắc phục các hệ quả do đau mông khi mang thai gây ra.
Nhiều mẹ bầu không thể kiểm soát được tiểu tiện khi bị ê mông quá lâu (Nguồn: todaysparent.com)
4. Bà bầu bị đau ê mông có nguy hiểm không?
Đau mông khi mang thai chỉ vô hại khi được khắc phục kịp thời. Nếu không can thiệp sớm rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng co thắt tử cung, đau ê ẩm dài ngày, chảy máu âm đạo, rỉ nước ối và chuột rút.
Không ít mẹ bầu bị suy nhược cơ thể, kém hấp thụ dưỡng chất do các cơn đau hành hạ hằng đêm, quá trình mang thai trở nên khắc nghiệt và khó khăn hơn bao giờ hết. Một số ít trường hợp thai nhi bị suy dinh dưỡng do mẹ thường xuyên mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, khó di chuyển.
Nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng đây là các dấu hiệu thông thường, không tìm giải pháp hoặc tự ý uống thuốc dẫn đến tình trạng thiếu ối, mất cân bằng nước ối làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai ở mẹ. Tất cả các triệu chứng bất thường khi mang thai đều không quá nguy hiểm nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Hãy tham khảo những cuốn sách hay dành riêng cho bà bầu để bổ sung kiến thức khi mang thai, vận dụng, phát hiện và phòng ngừa các biến chứng xấu, giúp con có sức khỏe dồi dào và phát triển toàn diện.
Đau nhức mông khi mang thai có để lại biến chứng nguy hiểm không? (Nguồn: medicalnewstoday.com)
5. Bà bầu bị đau mông phải làm sao để khắc phục?
Có thể bạn chưa biết nhưng một tư thế nằm đúng cách sẽ giúp bà bầu giảm cơn đau mông trong lúc ngủ hoặc nghỉ ngơi. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm sử dụng các mẫu gối cao su êm ái, đàn hồi tốt hoặc nệm có cấu trúc nâng đỡ cơ thể để hạn chế lực tác động lên xương chậu và giảm các cơn đau.
Một số lưu ý khác bạn cần ghi nhớ là vận động nhẹ nhàng, điều chỉnh tư thế ngồi đúng cách, chườm nóng, hạn chế hoạt động vùng xương chậu, massage mông và mang đai hỗ trợ để ngăn ngừa triệu chứng thêm trầm trọng. Hiện nay trên thị trường đang cung cấp một số các lựa chọn sản phẩm đai nẹp điều trị được thiết kế thông minh, có chức năng trợ lực giúp mẹ bầu giảm các cơn đau và nhanh chóng hồi phục. Nếu có thời gian hãy nhờ chồng hoặc người thân thực hiện các động tác massage trên lưng, hông và mông cho bà bầu nhé. Đây là biện pháp giảm đau tạm thời, giúp cơ thể thư giãn và nhanh chóng đi vào giấc ngủ.
Ngồi đúng cách giúp mẹ bầu hạn chế ê mông khi mang thai và nhức xương chậu (Nguồn: babycenter.com)
Trên đây là toàn bộ các cách hỗ trợ chị em phụ nữ khắc phục tình trạng đau mông khi mang thai. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu trở nên trầm trọng, thai nhi có các biểu hiện bất thường thì bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám thai sản định kỳ nhằm chẩn đoán bệnh và chữa trị kịp thời. Để an tâm hơn bạn nên lựa chọn các gói chăm sóc mẹ bầu và sau sinh để theo dõi sát sao quá trình mang thai, ngăn ngừa sớm các rủi ro và mang lại khởi đầu tốt nhất cho con.
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giảm thiểu các cơn đau nhức mông và có một lộ trình chăm sóc thai kỳ khỏe mạnh. Mọi dấu hiệu bất thường dù nhỏ hay lớn đều tác động đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, hãy lắng nghe cơ thể để giúp con phát triển toàn diện nhất.