Tê bì chân tay tiểu đường nguy hiểm không, nguyên nhân, cách điều trị

Tê bì chân tay tiểu đường là biến chứng đáng quan tâm của các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Đây có phải là mối nguy hiểm không và có thể điều trị dứt điểm ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

1. Nguyên nhân gây tê bì chân tay ở người tiểu đường 

1.1 Biến chứng thần kinh ngoại biên

Biến chứng thần kinh ngoại biên là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tê bì chân tay hay còn gọi là viêm động mạch của chi dưới là những biểu hiện cho biến chứng tổn hại dây thần kinh ngoại biên do lượng đường huyết cao trong thời gian dài, gây tắc, hẹp tại các mạch máu nhỏ. Ban đầu người tiểu đường cũng sẽ cảm thấy khô da, bong da, ngứa, lạnh, xuất hiện những dấu thâm ở các chi,… và thường bị bỏ qua. Nếu để tình trạng kéo dài sẽ gây nên tình trạng tê bì chân tay tiểu đường ban ngày và cả ban đêm lúc ngủ.

Tê bì chân tay tiểu đường hay còn gọi là viêm động mạch của chi dưới ở bệnh tiểu đường

Tê bì chân tay tiểu đường hay còn gọi là viêm động mạch của chi dưới ở bệnh tiểu đường (Nguồn: cotbachbo.com)

1.2 Biến chứng thần kinh vận động

Tê bì chân tay tiểu đường cũng có thể đến từ việc bệnh nhân bị biến chứng từ thần kinh vận động. Loại này thường gặp với số lượng ca mắc thấp hơn. Những biểu hiện thường thấy nhất là sụp mí do tổn thương dây thần kinh số 3, liệt mặt, lác mắt ngoài, mất khả năng vận động nhìn ngoài và điếc. Khi đó, các chi tay và chân sẽ có cảm giác bàn tay, chân bị râm ran kiến bò, hoại tử loét da nguy hiểm.

1.3 Biến chứng thần kinh thực vật

Đây được xem là sự kết hợp với biến chứng ở thần kinh ngoại biên và gây ra chứng rối loạn thần kinh ở nội tạng. Người bệnh có thể gặp các tình trạng khó thoát mồ hôi, nhịp tim nhanh bất ổn,… và các tình trạng đau, tê tự phát ở các chi, không có chu kỳ cụ thể. Các giai đoạn của bệnh tiểu đường là những diễn biến phức tạp, cần được theo dõi để hạn chế tối đa nguy cơ hoại tử cắt cụt chi.

Các biến chứng thần kinh là nguyên nhân chính gây nên chứng tê bì chân tay

Các biến chứng thần kinh là nguyên nhân chính gây nên chứng tê bì chân tay (Nguồn: nguoiduatin.vn)

2. Bệnh tiểu đường tê bì chân tay có nguy hiểm không

Có thể nói tê bì chân tay tiểu đường rất nguy hiểm, gây thoái hóa thần kinh khiến sự dẫn truyền và tín hiệu chậm dần cho đến khi mất đi hẳn. Theo thống kê khoảng 60-70% người bệnh tiểu đường tê bì chân tay bị hoại tử phải tiến hành cắt cụt chi, tỷ lệ mắc tăng dần theo độ tuổi, cụ thể 5% ở độ tuổi từ 25 đến 29 tuổi và lên đến 45% ở độ tuổi trên 70. Đặc biệt, hầu hết các biến chứng này thường mang hậu quả vĩnh viễn, và khó có thể phục hồi.

Các cơ chế gây tổn thương thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường chưa được biết rõ, tuy nhiên, hậu quả để lại vô cùng lớn, bàn chân có thể bị biến dạng hoặc mất cảm nhận cảm giác hoàn toàn. Sự ứ đọng máu gây nên các vết thương bên trong khó lành, nhiễm trùng phải tháo các khớp hoặc cắt cụt để tránh lây lan hoại tử sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Tê bì chân tay tiểu đường rất nguy hiểm, gây thoái hóa thần kinh

Tê bì chân tay tiểu đường rất nguy hiểm, gây thoái hóa thần kinh (Nguồn: thuocngamchan.net)

3. Cách điều trị tê bì chân tay tiểu đường

Khi xuất hiện các biểu hiện tê bì chân tay, riêng đối với người mắc bệnh tiểu đường cần nghĩ ngay đến việc thần kinh ngoại biên của mình đã gặp vấn đề. Cần được sự tư vấn và điều trị đúng hướng. Việc bổ sung các loại thực phẩm giúp ổn định lượng đường huyết cũng như tự điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho hợp lý sẽ là cách điều trị hiệu quả và ngăn ngừa được các biến chứng khác nguy hiểm hơn từ căn bệnh tiểu đường.

3.1 Kiểm soát đường huyết

Do đó, cần phải sử dụng máy kiểm soát lượng đường huyết trong máu tại nhà để hạn chế nguy cơ mắc triệu chứng này. Nồng độ đường trong lượng máu là điểm xuất phát chính cho vấn đề tê bì chân tay tiểu đường. Chính vì thế , cần tuân thủ phác đồ điều trị, sử dụng điều độ thuốc, tiến hành đăng ký khám tổng quát với bác sĩ chuyên khoa uy tín và chữa kịp thời.

Kiểm soát lượng đường huyết là yếu tố giảm tê bì chân tay

Kiểm soát lượng đường huyết là yếu tố giảm tê bì chân tay (Nguồn: cotbachco.com)

3.2 Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Hãy bắt đầu và duy trì một lối sống lành mạnh gồm chế độ thể thao hợp lý hàng ngày, sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho người tiểu đường, tăng tuần hoàn máu và hạn chế căng thẳng dẫn đến tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt, người bệnh đái tháo đường cần tránh sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia có hại đến nội tạng của cơ thể.

Đối với người thừa cân, cần chia nhỏ các bữa ăn, sử dụng nhiều trái cây, rau và ngũ cốc có lợi cho người tiểu đường, kết hợp với các bộ môn như chạy bộ, yoga, bơi lội,… để điều chỉnh cân nặng, giảm lượng mỡ thừa và tăng lượng mỡ có lợi, thúc đẩy tuần hoàn máu tốt hơn, song song với việc thải độc trong máu.

Cần tập thói quen cùng lối sống lành mạnh để giảm biến chứng tê bì nguy hiểm

Cần tập thói quen cùng lối sống lành mạnh để giảm biến chứng tê bì nguy hiểm (Nguồn: aol.co.uk)

Hy vọng các thông tin trên sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh và tránh chứng tê bì chân tay tiểu đường nguy hiểm. Đừng xem nhẹ các biểu hiện, hãy tiến hành khám và điều trị tiểu đường tại các bệnh viện uy tín ngay hôm nay nếu mắc bệnh, để có được một cuộc sống an tâm hơn về sức khỏe của mình.