Rối loạn nhân cách là gì, triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị

Trong những năm gần đây, rối loạn nhân cách là một loại bệnh có số ca mắc ngày một nhiều. Bài viết này sẽ cung cấp chi tiết về nguyên nhân mắc bệnh, triệu chứng, các loại rối loạn và cách điều trị bệnh.

1. Rối loạn nhân cách là gì?

Rối loạn nhân cách là một dạng của rối loạn thần kinh khiến cho người bệnh có những suy nghĩ, hành vi, thái độ khá cứng nhắc, tiêu cực. Khi bị bệnh này, người bệnh sẽ khó nắm bắt, phản hồi lại được những tình huống hoặc khó phản hồi với mọi người xung quanh. Chính vì lý do này mà người bệnh sẽ bị giới hạn bản thân với công việc, học tập, hoạt động xã hội hay những mối quan hệ. Thường những người bị rối loạn sẽ không nhận ra được tình trạng của bản thân. Họ sẽ luôn cho rằng suy nghĩ và các hành vi của mình là bình thường.

2. Các loại rối loạn nhân cách

2.1. Nhóm A: Tính cách kỳ quái /lập dị

Nhóm rối loạn này gồm có 3 nhóm nhỏ đó là rối loạn đa nghi (còn gọi là rối loạn hoang tưởng), rối loạn phân liệt và rối loạn khép kín.

Những người bị rối loạn đa nghi thường hoài nghi người khác hoặc hoài nghi chính bản thân họ. Những người này cũng luôn cảm thấy người khác muốn hãm hại mình, luôn nghi ngờ sự trung thực của những người xung quanh, lo sợ bị lợi dụng, có khuynh hướng thù ghét, thù địch, nghi ngờ bạn tình. Những người trong nhóm này còn thường xuyên tức giận, căm ghét khi thấy bản thân bị người khác công kích, luôn suy nghĩ những tình huống vô hại từ mọi người là công kích mình.

Rối loạn khép kín là nhóm những người thường thích ở một mình, không có hứng thú với những mối quan hệ, ít có biểu hiện cảm xúc, không hài lòng với tất cả mọi việc, không hứng thú với cuộc sống, không hứng thú với cả chuyện chăn gối. Những người bị rối loạn phân liệt sẽ thường biểu hiện lạnh lùng với tất cả những người xung quanh họ.

Người bị rối loạn phân liệt là người có biểu hiện kỳ quái trong ăn mặc, trong suy nghĩ, lời nói và cả hành vi. Họ luôn cảm thấy như nghe được tiếng nói thì thầm bên tai, luôn nghĩ rằng có thể điều khiển được mọi thứ chỉ bằng suy nghĩ.

Những người khi bị rối loạn phân liệt cũng sẽ đối xử với mọi người theo cách khác thường, họ cũng sợ giao tiếp và luôn thấy không thoải mái với những mối quan hệ thân mật, gần gũi.

Người bị rối loạn đa nghi có khuynh hướng thù ghét, tức giận

Người bị rối loạn đa nghi có khuynh hướng thù ghét, tức giận (Nguồn: benhhoangtuong.com)

KTK

2.2. Nhóm B: Tính cách rối loạn trong cảm xúc/kịch tính/bất định

Nhóm rối loạn nhân cách nhóm B này gồm có 4 nhóm nhỏ là rối loạn chống đối xã hội, rối loạn cảm xúc thiếu ổn định, rối loạn kịch tính và rối loạn ái kỷ.

Rối loạn phản xã hội (chống đối xã hội) là dạng rối loạn mà người bệnh thường không quan tâm để ý tới nhu cầu hay cảm nhận của những người xung quanh. Họ thường nói dối hay dùng các bí danh để lừa dối người khác. Những người này cũng luôn gặp rắc rối với luật pháp do họ hay dùng bạo lực, hung hăng, có hành động bốc đồng và không quan tâm tới sự an toàn người khác hay chính bản thân.

Rối loạn cảm xúc không ổn định là dạng rối loạn mà người bệnh có cảm xúc dễ bị thay đổi, hay stress, dễ tức giận, cảm giác vô vị. Những người nhóm này thường có các hành vi nguy hiểm, bất cần. Họ cũng thường tự hành hạ bản thân, thậm chí là tự tử.

Rối loạn kịch tính là nhóm người có sự đề cao cảnh giác, có cảm xúc và hành vi thái quá hoặc có tính kích dục nhằm gây chú ý với mọi người. Người bị rối loạn kịch tính cũng thường đề cao bản thân, luôn cho rằng mình có mối quan hệ gần gũi, khăng khít. Họ dễ bị thay đổi cảm xúc, dễ bị ảnh hưởng từ người khác.

Rối loạn ái kỷ là dạng rối loạn mà bản thân người bệnh luôn tự cho rằng mình đặc biệt, quan trọng. Họ bị ảo tưởng về sự thành công, quyền lực và sự thu hút của bản thân. Những người bị rối loạn ái kỷ cũng có xu hướng không quan tâm tới suy nghĩ, cảm nhận của người khác, họ ngạo mạn, đố kỵ với mọi người.

Tâm lý chung của những người này là luôn muốn điều có lợi về mình, họ thích được khen, thích được tán dương.

Triệu chứng của người bị rối loạn cảm xúc không ổn định

Triệu chứng của người bị rối loạn cảm xúc không ổn định (Nguồn: doctors24h.vn)

2.3. Nhóm C: Lo âu, sợ hãi

Nhóm rối loạn này thường gây ra cảm giác và các hành vị sợ hãi lo lắng. Rối loạn nhân cách nhóm C gồm có rối loạn tránh né, rối loạn phụ thuộc và rối loạn ám ảnh cưỡng chế.

Rối loạn tránh né là dạng rối loạn mà người bệnh luôn có sự nhạy cảm quá mức khi bị chỉ trích, luôn thấy bản thân thua kém.

Những người này thường có xu hướng né tránh các công việc cần thể hiện cái tôi, luôn từ chối những hoạt động mới hay từ chối tiếp xúc với người lạ. Người bị rối loạn né tránh cũng luôn cảm thấy ngại ngùng mỗi khi giao tiếp, họ sợ bị trêu trọc, sợ bị chê trách.

Rối loạn lệ thuộc dùng để chỉ những người quá phụ thuộc vào người khác. Những người này luôn thiếu tự tin, luôn thấy khó khăn khi phải làm một mình. Họ sợ bị chê trách, luôn luôn làm theo người khác.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là dạng rối loạn mà người bệnh theo chủ nghĩa quá hoàn hảo. Biểu hiện của người bệnh đó là họ sẽ luôn chuẩn bị kỹ những chi tiết hay bố cục. Họ muốn được tự điều hành mọi việc, không muốn giao công việc của mình cho những người khác.

Đa phần những người này đều rất cứng đầu, ngoan cố, cứng nhắc. Nếu như công việc không diễn ra hoàn hảo như ý họ thì họ sẽ thấy đau khổ, tuyệt vọng.

Người bị rối loạn tránh né thường lo sợ, ngại giao tiếp

Người bị rối loạn tránh né thường lo sợ, ngại giao tiếp (Nguồn: bacsi24x7.vn)

3. Nguyên nhân rối loạn nhân cách

3.1. Do môi trường sống, gia đình

Môi trường sống là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách. Nếu từ nhỏ một người phải sống trong môi trường thường xuyên bị ngược đãi, bạo hành thì nhân cách của họ sẽ bị ảnh hưởng và phát triển theo chiều hướng tiêu cực.

3.2. Gen và di truyền

Gen và di truyền là yếu tố có vai trò tiền đề cho sự hình thành, phát triển của nhân cách. Những yếu tố di truyền bẩm sinh như đặc điểm hoạt động hệ thần kinh, sự cấu tạo não bộ, cấu tạo của các giác quan,.. sẽ được di truyền sang đời sau. Nếu như trong gia đình (bố, mẹ, ông bà) mắc rối loạn nhân cách thì khả năng cao đời sau sẽ bị bệnh.

3.3. Các tổn thương

Tổn thương bên trong (gen) hay quá trình trưởng thành gặp phải biến cố lớn đều có khả năng gây ra chứng rối loạn đa nhân cách này.

Bạo hành ảnh hưởng tới phát triển nhân cách

Bạo hành ảnh hưởng tới phát triển nhân cách (Nguồn: ktktlaocai.edu.vn)

3.4. Tác dụng phụ của bệnh lý, thuốc

Không chỉ là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm thường gặp, các tác dụng phụ của thuốc điều trị cũng khiến cho hệ thần kinh bị tổn thương gây ra chứng rối loạn nhân cách.

4. Triệu chứng rối loạn nhân cách thường gặp

4.1. Các dấu hiệu điển hình

Những dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn này đó là người bệnh có những hành vi kỳ quái, khó quản lý điều khiển được cảm xúc của bản thân (hay rơi vào trạng thái đau khổ, lo âu, tức giận,..), thường tránh né mọi người, khó duy trì được các mối quan hệ, thường xuyên bị mất liên lạc với cuộc sống thực tế.

4.2. Biểu hiện rối loạn đa nhân cách đặc trưng của từng nhóm

Mỗi nhóm rối loạn đa nhân cách lại có những biểu hiện đặc trưng riêng.

Người rối loạn đa nhân cách nhóm A thường có xu hướng là gặp khó khăn mỗi khi kết nối, tiếp xúc với những người xung quanh. Hành vi của họ thường khá kỳ quái và lập dị.

Người rối loạn đa nhân cách nhóm B lại nỗ lực tạo ra những mối quan hệ với người khác. Họ thường biểu hiện các hành vi được xem là kịch tính, nguy hiểm (đe dọa, người khác), hay có các hành vi khá thất thường

Người bị rối loạn đa nhân cách nhóm C lại sợ những mối quan hệ cá nhân. Họ thường biểu hiện ra các hành vi lo lắng, sợ hãi với mọi thứ. Một số người trong nhóm này còn không muốn tiếp xúc hoặc khá miễn cưỡng trong những hoạt động xã hội.

4.3. Khi nào cần gặp bác sĩ điều trị

Nếu như bạn có bất kỳ triệu chứng rối loạn nhân cách nào ở trên thì lời khuyên là bạn nên đến gặp bác sĩ để được nghe tư vấn về bệnh và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

Nên đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng rối loạn trong cảm xúc, nhân cách

Nên đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng rối loạn trong cảm xúc, nhân cách (Nguồn: genvita.vn)

5. Các phương pháp điều trị rối loạn nhân cách

5.1. Rối loạn nhân cách có điều trị được không

Rối loạn đa nhân cách rất khó điều trị dứt điểm vì quá trình điều trị thường phải kéo dài cả đời. Điều trị bệnh này cần phải có sự kết hợp giữa gia đình người bệnh, sự hỗ trợ của cộng đồng cũng như bản thân người bệnh.

5.2. Sử dụng thuốc hỗ trợ

Thực tế không có một loại thuốc nào được phê duyệt điều trị rối loạn nhân cách. Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, cân bằng hormone cũng như những hóa chất ở trong não. Những loại thuốc thường được sử dụng như thuốc chống bệnh trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống lo âu.

Tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc này thì cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của các bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng bằng chế độ ăn hàng ngày có các thực phẩm tươi, sạch, giàu dinh dưỡng hoặc kết hợp sử dụng với các thực phẩm chức năng bổ sung vitaminthực phẩm tốt cho não trí nhớ.

5.3. Phân tích tâm lý

Việc phân tích này sẽ nhấn mạnh tới cấu trúc cũng như sự phát triển nhân cách. Phương pháp điều trị này thường hướng tới các nhân tố ở bên trong, giúp cho người bệnh có thể hiểu được cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên hạn chế của phương pháp điều trị này là sẽ không hiệu quả với những bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách chống đối xã hội.

5.4. Liệu pháp tâm lý

Đây là phương pháp điều trị trầm cảm, rối loạn cảm xúc không cần dùng thuốc được sử dụng chính trong điều trị bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ hiểu hơn về tình trạng bản thân, cụ thể là hiểu về tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi của mình. Khi điều trị, người bệnh cũng sẽ được học về cách đối mặt với căng thẳng, cách tự kiểm soát rối loạn, các kỹ năng xã hội.

5.5. Hỗ trợ từ cộng đồng

Phương pháp điều trị này là người bệnh được đưa vào cộng đồng trong thời gian vài tháng. Phương pháp này được thực hiện phải là sự tự nguyện của người bệnh và các nhân viên điều trị. Khi điều trị họ sẽ được khuyến khích nói lên cảm xúc của mình, khuyến khích nghĩ tới hành vi của bản thân sẽ tác động tới người khác như thế nào.

5.6. Chế độ sinh hoạt, chăm sóc người rối loạn nhân cách

Hiệu quả điều trị rối loạn đa nhân cách có tích cực hay không còn phụ thuộc lớn vào gia đình người bệnh.

Trò chuyện với người bệnh giúp họ học cách kiểm soát cảm xúc, hành vi

Trò chuyện với người bệnh giúp họ học cách kiểm soát cảm xúc, hành vi (Nguồn:  youtube.com)

Khi chăm sóc người bị rối loạn đa nhân cách, gia đình nên chú ý tới việc quan tâm, trò chuyện với người bệnh. Nên cùng người bệnh tới các khu vui chơi giải trí để gần gũi nhau hơn. Tạo cho người bệnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, uống thuốc đúng theo chỉ định, thăm khám thường xuyên, luôn đi cùng người bệnh trong tất cả các buổi trị liệu.

Trên đây là những thông tin về các loại rối loạn nhân cách, nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu hơn về rối loạn nhân cách để có thể chủ động hơn trong điều trị bệnh. Khi cần thiết, tốt nhất là nhờ đến sự tham vấn và can thiệp của chuyên gia tâm lý để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé các bạn.