Quy trình khám tiểu đường như thế nào, bao gồm những gì, ở đâu tốt

Tiểu đường là một trong những bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Vậy nhóm người nào có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này và nên khám tiểu đường ở đâu đảm bảo chính xác và chất lượng. Hãy cùng Blog Useful đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.

1. Khi nào nên khám tiểu đường

1.1. Có các dấu hiệu tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường diễn biến âm thầm với những dấu hiệu mờ nhạt nên nhiều người thường bỏ qua. Chính vì vậy, khi bệnh đã phát triển, chuyển sang giai đoạn 2, 3, người bệnh bắt buộc phải sống chung với bệnh song song với việc điều trị các triệu chứng của các biến chứng. Một số dấu hiệu tiểu đường trong giai đoạn đầu có thể kể đến như thường xuyên khát nước, đi tiểu nhiều, luôn có cảm giác đói (kể cả khi vừa ăn xong), giảm thị lực. Người mệt mỏi, không muốn làm việc, giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, chân tay bị ngứa, tê,….

1.2. Sau tầm soát có nghi ngờ tiểu đường

Nếu bạn có những dấu hiệu bệnh như trên, tốt nhất bạn nên làm các xét nghiệm tầm soát tiểu đường quan trọng tại bệnh viện chuyên nghiệp và uy tín. Khi đã tầm soát, việc khám tiểu đường sẽ trở nên dễ dàng hơn, bác sĩ sẽ xác định được bạn có mắc bệnh tiểu đường hay không. Nếu có thì đang thuộc giai đoạn nào để có phác đồ điều trị phù hợp.

1.3. Ai nằm trong diện cần kiểm tra đường huyết thường xuyên

Những đối tượng cần kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên là những người có tiền sử người thân trong gia đình từng mắc bệnh tiểu đường. Hay những người béo phì, thừa cân, ít vận động và trên 45 tuổi.

Những dấu hiệu chưa rõ ràng trong giai đoạn đầu bị bệnh tiểu đường khiến nhiều người chủ quan

Những dấu hiệu chưa rõ ràng trong giai đoạn đầu bị bệnh tiểu đường khiến nhiều người chủ quan (Nguồn: benhxuongkhop.vn)

2. Khám tiểu đường như thế nào 

2.1. Khám tầm soát tiểu đường

Việc khám tầm soát tiểu đường bao gồm những bước sau: Kiểm tra thông số cơ thể; Khám nội tổng quát; Đo điện tim; Xét nghiệm HBA1C (hay còn gọi là xét nghiệm A1C); Xét nghiệm kiểm tra nồng độ glucose (ngẫu nhiên, lúc đói và khi đã dung nạp); Xét nghiệm chức năng của thận, tình trạng nước tiểu; tầm soát biến chứng tiểu đường, tổng phân tích nước tiểu.

2.2. Khám tầm soát biến chứng tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường từ giai đoạn thứ 2 trở đi thường mắc phải một số biến chứng về mắt, da, tim mạch, huyết áp… Vì vậy, việc khám tầm soát biến chứng tiểu đường là điều hết sức cần thiết. Nội dung khám tầm soát bao gồm soi đáy mắt, siêu âm tim, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm động mạch ngoại biên và xét nghiệm khả năng hoạt động của gan.

2.3. Lưu ý khi đi khám tầm soát đường huyết

Có hai dạng xét nghiệm đường huyết trong máu là xét nghiệm đường huyết lúc đói và xét nghiệm đường huyết bất kỳ.

Khi chuẩn bị xét nghiệm đường huyết đói, bạn không được ăn hay uống trước khi tiến hành xét nghiệm 8 tiếng đồng hồ và chỉ được uống nước lọc. Bạn nên làm xét nghiệm này vào buổi sáng để thuận tiện cho các hoạt động sinh hoạt trong ngày hơn. Và tốt nhất là bạn không nên ăn, uống gì sau 10 giờ tốt để có kết quả chính xác nhất. Nếu bạn làm xét nghiệm đường huyết bất kỳ, bạn có thể ăn và uống bình thường.

Khám tầm soát đường huyết là điều cần thiết

Khám tầm soát đường huyết là điều cần thiết (Nguồn: hip.wisc.edu)

3. Cách đọc chỉ số đường huyết như thế nào là tiểu đường

Đối với người bệnh bị tiểu đường, chỉ số glucose khi đói (trong vòng 8 tiếng chưa ăn uống) có kết quả: 126 mg/dl (7 mmol/l) chứng tỏ đã mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số glucose khi đói trong khoảng từ 110 mg/dl – 126 mg/dl (6,1 -7 mmol/l), tức đang trong giai đoạn rối loạn đường huyết lúc cơ thể đang đói. Và có hơn 40% những người có chỉ số dao động trong khoảng này sẽ bị bệnh tiểu đường trong vòng 4- 5 năm sau đó.

Để cải thiện lượng đường huyết ổn định, điều cần lưu ý trước tiên là thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Bạn không thể không biết đến 10 loại thực phẩm ngon giữ đường huyết ổn định và 25 loại trái cây cực tốt cho người bị tiểu đường.

4. Chi phí khám tiểu đường là bao nhiêu

Chi phí khám bệnh tiểu đường còn phụ thuộc vào quy trình khám tiểu đường và dịch vụ khám bệnh của từng cơ sở khám chữa bệnh. Thông thường, giá khám dao động từ 300.000 đồng đến 800.000 đồng. Bạn có thể đăng ký mua gói xét nghiệm tầm soát tiểu đường ở Careplus tại Useful với giá ưu đãi 765.000 đồng.

5. Khám tiểu đường ở đâu tốt

5.1. Khám tiểu đường ở đâu TPHCM

Hiện có rất nhiều cơ sở y tế khám bệnh tiểu đường. Tại TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo các cơ sở như phòng khám quốc tế CarePlus; Phòng khám Vinmec Hồ Chí Minh; Phòng Khám Đa Khoa Golden Healthcare hay bệnh viện FV.

Ngoài khám bệnh tiểu đường, các cơ sở này còn có nhiều dịch vụ khác như khám tầm soát biến chứng tiểu đường, theo dõi tiến trình bệnh,… Tại Useful, hiện có rất nhiều gói chăm sóc và hỗ trợ điều trị người bị tiểu đường. Đặc biệt trong đó có gói quản lý ngoại trú tiểu đường – tăng mỡ máu tại Vinmec đang được rất nhiều người tin dùng.

5.2. Khám tiểu đường ở đâu tốt Hà Nội

Tại Hà Nội, các bạn có thể khám tại các địa chỉ uy tín như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Hà Nội, bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông; bệnh viện Nội tiết Trung ương; bệnh viện Đại học Y Hà Nội và bệnh viện Lão khoa Trung Ương. Đây đều là những bệnh viện chất lượng cao, có đội ngũ y tá, bác sĩ chuyên môn cao được nhiều bệnh nhân đánh giá cao.

Bệnh viện Vinmec - nơi gửi trọn niềm tin của người bệnh tiểu đường

Bệnh viện Vinmec – nơi gửi trọn niềm tin của người bệnh tiểu đường (Nguồn: phunuvietnam.vn)

Bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý kết hợp với việc giữ ổn định lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện khám tiểu đường, thực hiện tầm soát ung thư định kỳ thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn nắm rõ tình trạng bệnh và điều trị bệnh hiệu quả hơn.