Phụ nữ mang thai có xông hơi được không? 3 cách làm đẹp hiệu quả

Phụ nữ mang bầu thường xuyên phải đối mặt với bệnh cảm cúm do cơ thể trở nên yếu ớt. Khi ấy, xông hơi sẽ là một giải pháp mà nhiều mẹ hướng đến. Tuy nhiên, có không ít ý kiến trái chiều xung quanh câu hỏi mang thai có xông hơi được không? Tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhé!

1. Phụ nữ mang thai có xông hơi được không?

Nhiều người tìm đến xông hơi như một cách thức hữu hiệu giúp giải cảm. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ thường xuyên băn khoăn liệu đây có phải là cách giảm bớt căng thẳng đặc biệt ở giai đoạn bầu bí hay việc bà bầu có nên xông hơi giải cảm không?

Trả lời câu hỏi này, nhiều chuyên gia khuyến cáo, trong giai đoạn bầu bí, xông hơi tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi việc hít nhiều hơi nước nóng liên tục khi trùm kín chăn hay ở trong phòng kín sẽ làm nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao. Sự gia tăng nhiệt độ này có thể làm nóng nước ối, phá hủy các tế bào trong bào thai, ngăn cản quá trình lưu thông khí oxy tới bé.

Thông thường, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, chỉ cần nhiệt độ cơ thể mẹ lên quá 38 độ C đã làm tăng nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho bé và gây mất nước ở giai đoạn sau thai kỳ. Việc xông hơi với nhiệt độ cao sẽ có thể dẫn đến dị tật ở thai nhi, thậm chí là sảy thai.

Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Bởi đáp án cho câu hỏi “Bà bầu có được xông hơi không?” cũng không hẳn là sự phủ định tuyệt đối. Vẫn có phương pháp giúp bà bầu xông hơi giải cảm hay giảm stress một cách an toàn và hữu hiệu.

Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không?

Mang thai 3 tháng đầu có được xông hơi không? (Nguồn: media.healthplus.vn)

2. Cách xông hơi an toàn, hiệu quả cho bà bầu

2.1. Xông mũi với tinh dầu tỏi giải cảm

Thay vì việc bà bầu tránh xông hơi toàn thân để giải cảm, các mẹ đang bầu bí có thể chọn cách an toàn hơn là xông mũi với tinh dầu tỏi. Tuy có mùi hăng khá khó chịu, nhưng tỏi lại thực sự là một loại “thần dược” của tự nhiên có chứa chất Allincin có khả năng khử khuẩn cao. Vì vậy, bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu tỏi để xông mũi giúp diệt khuẩn, chống viêm và giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra.

Việc xông mũi với tinh dầu tỏi

Việc xông mũi với tinh dầu tỏi (Nguồn: cachtribenh.com)

2.2. Xông hơi mặt với tía tô, kinh giới

Nhiều chị em phụ nữ có thắc mắc rằng bà bầu có nên xông hơi mặt không, và xông hơi như thế nào cho an toàn. Câu trả lời nằm ngay trong hai loại rau gia vị đồng thời là vị thuốc dân gian vô cùng dễ kiếm là tía tô và kinh giới. Với tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, buồn nôn… việc xông hơi mặt với hai loại lá này là một lựa chọn an toàn mà lại không kém phần hiệu quả.

Trả lời cho câu hỏi mang thai có xông hơi được không?

Trả lời cho câu hỏi mang thai có xông hơi được không? (Nguồn: nhathuoclongchau.com)

2.3. Sử dụng gừng để xông hơi

Vốn là một dược phẩm tự nhiên quá quen thuộc với người Việt Nam, gừng có công dụng rất lớn trong việc phòng ngừa và chữa khỏi các triệu chứng cảm lạnh. Chưa hết, gừng còn có khả năng giảm căng thẳng, cải thiện hệ miễn dịch, thích hợp cho phụ nữ mang thai sử dụng để xông hơi giải cảm, xả stress hoặc làm gia vị cho các món ăn.

Hy vọng với những thông tin trên, các mẹ đã có thể có cho mình câu trả lời cho thắc mắc phụ nữ mang thai có xông hơi được không cũng như biết cách xông hơi vừa an toàn vừa hiệu quả. Ngoài ra, mẹ nào đang trong giai đoạn bầu bí cũng có thể tham khảo thêm gói dịch vụ chăm sóc massage bà bầu trên Useful giúp cơ thể luôn được thoải mái, thư giãn, giảm mệt mỏi, tăng sức đề kháng đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh.