Đánh thức ban mai ra đời như một nguồn động viên tinh thần quý báo dành cho những bậc cha mẹ có con mang chứng bệnh tự kỉ. Từ nội dung truyền tải của sách, quý độc giả sẽ phần nào cảm nhận được nghị lực phi thường, sức chịu đựng được trui rèn bằng chính tình thương bao la của người Mẹ.
Xã hội hiện đại, cha mẹ luôn phải tất bật với những bộn bề cuộc sống, đôi khi dành cho nhau một bữa cơm gia đình ấm cúng sau một ngày dài trở nên quá khó khăn. Từ đó, trẻ con quen dần với điện thoại, Ipad, tivi, phim ảnh, hoạt hình… tất cả những thú vui “automatic” mà chỉ cần bé bật thiết bị thông minh lên sẽ tìm thấy được.
Không còn nhiều giao tiếp, không còn nhiều tương tác với cuộc sống, không còn những thói quen tình cảm tự nhiên, cuộc sống hiện đại dần đào tạo nên một mạng lưới trẻ tự kỉ đáng báo động.Hội chứng tự kỷ được biết đến nhiều ở nước ta trong mấy năm gần đây và triệu chứng của hội chứng thường bắt đầu trong 3 năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, một số phòng khám khi làm chẩn đoán do thiếu kinh nghiệm lâm sàng nên nhầm lẫn giữa chậm phát triển trí tuệ với tự kỷ.
(Nguồn Internet)
Hàng năm có trên 3000 lượt trẻ bị bệnh bại não và tự kỷ đến điều trị tại khoa Nhi của Bệnh viện (PGs.Ts Nghiêm Hữu Thành, Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Tư cho biết). Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu điều tra, thống kê chính thức về trẻ tự kỷ, nhưng theo số liệu của Bộ LĐ, TB và XH, có khoảng từ 5 – 7% trẻ em tàn tật ở độ tuổi dưới 15, trong đó trẻ em tự kỷ và bại não chiếm khoảng trên 40%.
(Nguồn Internet)
Kết quả nghiên cứu, đánh giá 76 trẻ được chẩn đoán xác định là tự kỷ trong độ tuổi từ 20 tháng đến 7 tuổi vào điều trị tại khoa Nhi Bệnh viện Châm cứu tư từ năm 2008 – 2011 cho thấy, tỷ lệ trẻ mắc hội chứng tự kỷ là 8 bé trai/1 bé gái. Trẻ ở thành thị mắc chứng tự kỷ nhiều hơn trẻ ở nông thôn. Đáng chú ý, 19,74% số trẻ được phát hiện là do cô giáo chứ không phải là bố mẹ hay ông bà, 56,58% trẻ được phát hiện hội chứng nhờ dấu hiệu chậm nói (trẻ đã hơn 2 tuổi).
(Nguồn Internet)
Trẻ mắc bệnh tự kỷ có khuynh hướng tránh tiếp xúc và ít biểu lộ sự chú ý đến giọng nói của người khác. Các bé không thay đổi tư thế hoặc không giơ tay khi sắp được bồng bế như bao đứa trẻ bình thường khác. Biểu hiện cảm xúc thường thờ ơ và vẻ mặt không biểu cảm. Đó là những dấu hiệu bệnh tự kỷ có thể phát hiện từ khi bé còn là một đứa trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả vì còn rất nhiều những dấu hiệu ở các mức độ khác nhau cho mỗi một dạng rối loạn phổ tự kỷ.
(Nguồn Internet)
Cha mẹ nào cũng yêu thương con dù theo nhiều cách khác nhau. Mong con mạnh khỏe, bình an và hạnh phúc chính là tâm nguyện cả đời của cha mẹ. Nhưng rồi có những khó khăn, thử thách bất ngờ ập đến, cha mẹ dù đã bảo bọc, chăm sóc con cũng không thể thay con đối chọi với nó. Nhiều khi cha mẹ thấy bất lực chỉ muốn đưa con lại vào bụng mình để có thể bảo vệ con an toàn ở trong đó.
Chứng tự kỷ là thử thách đòi hỏi sự quyết tâm, kiên nhẫn, tình yêu thương bền bỉ của cha mẹ và cả cộng đồng. Các bé tự kỷ phải học những bài học khác với đứa trẻ khác như: học vệ sinh cá nhân, học nói, học tập trung, thậm chí là học cách cầm nắm. Mỗi lần cùng con học những điều đó, cha mẹ nào cũng cảm thấy xót xa. Nhiều khi lặp đi lặp lại việc đó hàng trăm lần nhưng con vẫn không thể nhớ, cha mẹ như rơi vào vực sâu hoảng loạn, sợ con mình mãi mãi chẳng thể tự lập và hòa nhập được với xã hội.
Đánh thức ban mai ra đời như một nguồn động viên tinh thần quý báo dành cho những bậc cha mẹ có con mang chứng bệnh tự kỉ. Từ nội dung truyền tải của sách, quý độc giả sẽ phần nào cảm nhận được nghị lực phi thường, sức chịu đựng được trui rèn bằng chính tình thương bao la của người Mẹ.
(Nguồn Internet)
“ Mẹ dắt em vào gặp tôi. Em cuối gằm mặt, nghiến răng ken két, hai tay không ngừng vẫy kiên tục sát mắt, người rung lắc từng hồi…”
“Em bị rất nhiều cô giáo từ chối vì em quá nặng, duy chỉ có một cô hiện tại nhận dạy em nhưng chủ yếu cũng là cho em vận động để em bớt đi phần nào sự rối loạn về cảm giác…”
“… những tia sữa nóng bỏng thúc giục con bú, nhưng con vẫn chối từ. Nước mắt Thảo chưa từng thôi rơi kể từ ngày An có mặt trên đời…”
Có thể nói, từng câu, từng chữ, gãy gọn và cô đọng, có thể khiến tim bạn thắt lại vì thương cảm. Tác phẩm phác họa nhiều chân dung bà mẹ siêu nhân hơn thế, những bà mẹ dám cùng con vượt qua nghịch cảnh. Có thể, bất hạnh mang tên trẻ tự kỷ sẽ gõ cửa nhà bạn. Nếu buông xuôi, đó sẽ là nỗi buồn của cả cuộc đời. Nhưng, nếu chấp nhận cùng con chiến đấu, niềm vui sẽ ở đâu đó trong tầm tay.
Đọc tập sách nhỏ này, người xem cảm nhận được sự tuyệt vọng, nuối tiếc, hối hận… rồi lại gắng gượng, hy vọng… của chính những người trong cuộc. Tất cả, đôi khi không tuân theo một quy luật diễn biến nào mà tựa như một dòng sông chảy qua mọi địa hình để đến cuối cùng vẫn tìm được ra biển cả.
(Nguồn Internet)
Những dòng ngắn ngủi bộc lộ cảm xúc của người mẹ, những cảm giác về chính đứa con của mình, về chính mình. Họ dường như chỉ muốn buông xuôi số phận, mặc cho cuộc đời cay nghiệt này đang đè nặng lên tinh thần người phụ nữ. Thế nhưng, qua tác phẩm, người đọc sẽ có thể cảm nhận được một nghị lực phi thường, sức chịu đựng được trui rèn bằng chính tình thương bao la của người Mẹ. Như lời kết: “Một yếu tố rất quan trọng giúp cha mẹ vượt qua gian nan để giúp trẻ phát triển, đó chính là Tình Yêu Vô Điều Kiện”.
(Nguồn Internet)
Đi hết tác phẩm Đánh thức ban mai, độc giả sẽ dễ dàng cảm nhận tiếng rung của những giọt nước mắt trong từng câu chuyện. Đó có thể là giọt nước mắt của tột cùng đau khổ khi tiếp nhận con mình sẽ mang hội chứng tự kỷ suốt đời và nếu không can thiệp đúng hướng sẽ không có khả năng hòa nhập cuộc sống bình thường. Đó có thể là giọt nước mắt bật ra từ niềm hạnh phúc khi đứa con tưởng chừng như câm lặng suốt đời kia cất tiếng gọi mẹ ơi và ánh mắt của con đã chịu dừng lại nơi ánh mắt cha mẹ đang trông đợi. Đọc tập sách nhỏ này, người xem cảm nhận được sự tuyệt vọng, nuối tiếc, hối hận… rồi lại gắng gượng, hy vọng… của chính những người trong cuộc. Tất cả, đôi khi không tuân theo một quy luật diễn biến nào mà tựa như một dòng sông chảy qua mọi địa hình để đến cuối cùng vẫn tìm được ra biển cả.
“Tôi không kì vọng làm một siêu phẩm để có thể thay đổi quan điểm, sự đánh giá chưa đúng về tự kỷ đang tồn tại trong cộng đồng. Tôi đi từng bước nhỏ và cẩn trọng đối với mảng đề tài chưa được quan tâm khai thác và nhiều e ngại chỉ với hy vọng thay đổi sự kì thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với người tự kỷ”, Việt Hà, chủ biên, chia sẻ về động lực thực hiện Đánh thức ban mai như vậy.