Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào, có tác dụng gì

Tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh rất quan trọng và cần được thực hiện sớm để bảo vệ sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, mẹ đã biết các thông tin về điều kiện tiêm, phản ứng có thể xảy ra với trẻ sơ sinh tiêm viêm gan B chưa? Hãy tham khảo thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Viêm gan B là căn bệnh gì?

Viêm gan B là gì? Đây là căn bệnh gây ra do virus viêm gan B (HBV), có tính truyền nhiễm, là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh về gan như xơ gan, suy gan, ung thư gan thậm chí gây nguy cơ tử vong cao. Căn bệnh này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, có thể chữa khỏi ở người lớn tuy nhiên với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Viêm gan B là khi gan bị tấn công bởi virus HBV nguy hiểm cho gan và tính mạng (Nguồn: vigorhealth.com.vn)

2. Có nên tiêm phòng viêm gan B cho trẻ?

Hàng năm, tỉ lệ tử vong do virus viêm gan B tại Việt Nam lên đến 20%, trong đó trẻ nhỏ chiếm 2-6%. Trong đó, thường bị lây từ mẹ sang trẻ. Hoặc trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, trẻ hiếu động chơi đùa dễ ngã, vết thương chảy máu là điều kiện cho lây truyền virus viêm gan B từ người này qua người khác.

Vậy, tiêm vacxin viêm gan B có tác dụng gì? Việc tiêm phòng vacxin viêm gan B là quan trọng cho trẻ nhỏ, giúp trẻ phòng bệnh tốt. Theo lời khuyên của các chuyên gia y tế thế giới, trẻ em nên được tiêm phòng viêm gan B ngay 24 giờ đầu sau sinh sẽ giúp mang lại hiệu quả miễn dịch tốt nhất cho cơ thể trẻ. Tiêm phòng trong 24 giờ đầu sau sinh cũng là cách giúp phòng chống bệnh lây từ mẹ sang bé, bảo vệ trẻ khỏi virus viêm gan B xung quanh.

3. Những lưu ý khi tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh

3.1. Phản ứng với trẻ tiêm vacxin viêm gan B 

Trẻ em sau tiêm phòng vacxin viêm gan B cần được chú ý theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường, đặc biệt trong 48 giờ sau tiêm. Vacxin tiêm phòng viêm gan B thường được kiểm định nghiêm ngặt và phù hợp với hầu hết cơ thể trẻ, tuy nhiên, một số trường hợp có thể xảy ra các tác dụng phụ.

Cụ thể gồm trẻ quấy khóc, vết tiêm sưng, đỏ, đau, trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ nên đắp miếng dán hạ sốt để hạ sốt nhanh cho trẻ, và trường hợp hy hữu (1/1.000.000 ca tiêm vacxin) xảy ra sốc phản vệ. Các phản ứng này thường rất ít khi xảy ra, an toàn với trẻ, trẻ có thể tự khỏi mà không cần sự can thiệp y học nào.

3.2. Điều kiện trẻ được tiêm vacxin viêm gan B

Để đáp ứng đủ điều kiện tiêm phòng vacxin viêm gan B trong 24 giờ đầu đời, trẻ cần đáp ứng đủ điều kiện về thể trạng khỏe mạnh, nhịp thở của trẻ ổn định, không có dấu hiệu bất thường, không bỏ bú, da dẻ tươi hồng.

Trẻ sơ sinh cần khỏe mạnh, đủ điều kiện sức khỏe trước khi tiêm phòng viêm gan B (Nguồn: dgsmartmom.vn)

3.3. Trường hợp trẻ không nên tiêm vacxin viêm gan B

Trẻ sơ sinh nếu gặp các biểu hiện sau thì không nên tiêm phòng vacxin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh: dị tật bẩm sinh, cân nặng dưới 2kg, trẻ sinh non, ngạt nước ối, sức khỏe yếu, trẻ bị ốm hoặc sốt. Để biết tình hình sức khỏe trẻ, mẹ nên mua sử dụng các thiết bị y tế cho bé như nhiệt kế, cân, máy đo huyết áp,… để biết được các thông tin về trẻ như nhiệt độ, cân nặng, các yếu tố huyết áp…

4. Lịch tiêm vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Tiêm phòng viêm gan b cho trẻ sơ sinh tốt nhất trong 24 giờ đầu sau sinh. Nếu trẻ không đủ điều kiện tiêm hoặc quên không tiêm thì cha mẹ nên bổ sung mũi tiêm càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 7 ngày đầu đời. Nếu cha mẹ vẫn chưa bổ sung mũi tiêm viêm gan B trong 7 ngày, phân vân chích viêm gan B có mấy mũi thì có thể lựa chọn mũi tiêm 5 trong 1 ComBE Five hoặc 6 trong 1 để giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh viêm gan B hiệu quả. Tìm hiểu lịch tiêm chủng cho trẻ 0 – 18 tháng tuổi để chủ động trong quá trình tiêm và bảo vệ sức khỏe.

Lịch tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh khi nào, có tác dụng gì

Tiêm phòng viêm gan B để bảo vệ sức khỏe cho trẻ (Nguồn: icnm.vn)

Hy vọng các thông tin về tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên đã giúp cha mẹ có thêm kiến thức giúp an tâm hơn trong quá trình nuôi dạy trẻ. Để bảo vệ sức khỏe trẻ tốt, cha mẹ nên thường xuyên cho con đi thực hiện khám chuyên khoa nhi theo dõi sức khỏe trẻ tốt hơn.