Hướng dẫn cách xử trí băng huyết sau sinh trước khi tới bệnh viện

Băng huyết là tình trạng rất nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh. Nhiều trường hợp xuất viện sau sinh, sản phụ mới xuất hiện hiện tượng băng huyết. Do đó, nắm được cách xử trí băng huyết sau sinh tại nhà sẽ giúp các mẹ cầm máu hiệu quả, duy trì sức khỏe để kịp thời cấp cứu và thăm khám.

1. Dấu hiệu nhận biết băng huyết thường gặp

Các triệu chứng phổ biến của tình trạng băng huyết sau sinh mà các bạn có thể nhận biết và gặp phải là chảy máu màu đỏ tươi hoặc bầm đục ở âm đạo, máu chảy nhiều; phần bụng dưới đau âm ỉ; sốt cao, cơ thể ra nhiều mồ hôi, chân tay lạnh; huyết áp giảm nhanh, tức ngực, khát nước;… Ngoài những triệu chứng dễ dàng nhận biết kể trên thì các bạn có thể gặp các triệu chứng khác. Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu kể trên, hay nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị, xuất huyết để lâu rất nguy hiểm đến tính mạng.

2. Cách trị băng huyết tại nhà 

Băng huyết sau sinh là tình trạng rất nguy hiểm, để càng lâu thì nguy cơ tử vong càng lớn do cơ thể mất nhiều máu. Khi phát hiện cần sơ cứu nhanh tại nhà và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu, chữa trị.

Xuất huyết sau sinh không thể điều trị tại nhà

Xuất huyết sau sinh không thể điều trị tại nhà (Nguồn: image.vtcns.com)

2.1. Có nên tự điều trị băng huyết tại nhà

Xuất huyết sau sinh khiến cơ thể sản phụ mất rất nhiều máu, bệnh lý rất nguy hiểm không thể tự điều trị tại nhà. Khi phát hiện tình trạng băng huyết, chỉ nên sơ cứu để cầm máu cho sản phụ và sau đó đưa đến bệnh viện để được kịp thời điều trị dứt điểm. Do đó, nếu băng huyết, sản phụ cần nhập viện điều trị càng sớm càng tốt, để càng lâu sẽ khiến cơ thể mất máu càng nhiều, đe dọa đến tính mạng, gây tử vong.

2.2. Bị xuất huyết nên làm gì 

Gặp phải trường hợp sản phụ bị xuất huyết tại nhà, ở xa trung tâm y tế, thì nên kịp thời sơ cứu để cầm máu. Vậy, cách cầm máu khi băng huyết như thế nào? Cần cho bệnh nhân nằm thẳng, hai chân khép đều, nằm yên và không gối đầu, không vận động và cho bệnh nhân nằm chân cao hơn phần đầu. Người bệnh cần bình tĩnh, tránh kích động, giữ yên tĩnh, không gây ồn. Cho bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, không nên cho gió mạnh lùa vào. Khi bị xuất huyết, những người bên cạnh cần bình tĩnh, không nên tụ tập, sơ cứu xong thì tiến hành đưa vào viện để cấp cứu.

3. Xử trí xuất huyết sau sinh tại bệnh viện

Khi bị băng huyết nên làm gì? Sau khi tiến hành sơ cứu, cầm máu tạm thời tại nhà thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kịp thời thăm khám và điều trị, xuất huyết sau sinh để càng lâu càng nguy hiểm.

3.1. Hồi sức tích cực và tìm nguyên nhân

Để sản phụ hồi sức cần để bệnh nhân nằm đầu thấp, cho thở oxy, tiến hành massage đáy tử cung, dùng tay đè động mạch chủ ở bụng để ngăn máu chảy đến tử cung. Cần theo dõi huyết áp, nhịp tim, nhịp thở, tri giác, niêm mạc của bệnh nhân thường xuyên, đảm bảo huyết áp ổn định. Tiến hành truyền máu, dịch mặn đẳng trương, làm đông máu và kích thích mạch đập theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi sản phụ được hồi sức thì có thể điều trị bệnh dựa vào nguyên nhân. Xuất huyết có thể do nhiều nguyên nhân tạo nên, do đó cần kiểm tra mọi yếu tố. Biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng.

3.2. Xử trí băng huyết sau sinh khi đờ tử cung

Đờ tử cung là một trong những nguyên nhân khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh. Trường hợp này bác sĩ sẽ truyền mặn đẳng trương cùng oxytocin pha truyền tĩnh mạch, truyền dung dịch cao phân tử, kết hợp hồi sức, truyền hồng cầu lắng cùng nhóm và massage đáy tử cung cho co hồi tốt.

Xử lý xuất huyết từ chính nguyên nhân gây bệnh

Xử lý xuất huyết từ chính nguyên nhân gây bệnh (Nguồn: baohaspa.com)

3.3. Xử lý nếu bị chấn thương đường sinh dục

Xuất huyết sau sinh do tổn thương đường sinh dục thì cần kiểm tra tử cung có co hồi tốt hay xuất hiện tổn thương đang chảy máu. Truyền dung dịch mặn đẳng trương để hồi phục sức cho sản phụ, sức khỏe ổn định thì tiến hành may lại chỗ tổn thương và sử dụng kháng sinh để giảm đau.

3.4. Xử lý do biến chứng bong nhau và sót nhau

Trường hợp sản phụ bị băng huyết sau sinh do biến chứng bong nhau và sót nhau thì sẽ được tiến hành làm sạch nhau còn trong tử cung, để khắc phục nhanh tình trạng xuất huyết.

3.5. Xử lý do rối loạn đông máu

Đối với trường hợp xuất huyết sau sinh do rối loạn đông máu và cầm máu sẽ được bác sĩ truyền dung dịch mặn đẳng trương, huyết tươi đông lạnh, dung dịch cao phân tử và hồng cầu lắng cùng nhóm để xử lý.

3.6. Xử lý nếu do lộn tử cung hiếm gặp

Lộn tử cung là trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên khi bị lộn tử cung sản phụ sẽ bị xuất huyết nghiêm trọng. Với trường hợp này bác sĩ sẽ đặt lại, lộn lại tử cung cho đúng với vị trí ban đầu.

4. Đề phòng băng huyết sau sinh

Thay vì để mắc phải bệnh thì các bạn nên phòng tránh băng huyết sau sinh. Dưới đây là một số lưu ý để phòng tránh xuất huyết sau sinh các chị em nên tham khảo và ghi nhớ.

4.1. Lưu ý dành cho sản phụ

Để hạn chế thấp nhất tình trạng xuất huyết sau sinh các mẹ cần phải lưu ý sinh đẻ có kế hoạch, có kế hoạch phục hồi sức khỏe sau sinh, dành thời gian để chăm sóc trẻ, nên đặt vòng sau sinh hoặc dùng thuốc tránh thai khi đang cho con bú. Khi mang thai, cần khám sức khỏe thai sản định kỳ. Trong quá trình thai kỳ bên cạnh ưu tiên sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao thì mẹ bầu nên bổ sung thêm thuốc sắt và acid folic để phòng ngừa thiếu máu. Những lưu ý này sẽ giúp hạn chế nguy cơ xuất huyết sau sinh, nếu có xảy ra thì biến chứng ít nguy hiểm hơn.

Điều trị dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh

Điều trị dự phòng sẽ làm giảm nguy cơ xuất huyết sau sinh (Nguồn: giadinhtre.vn)

4.2. Điều trị dự phòng băng huyết sau sinh

Để giảm được tỷ lệ tử vong do xuất huyết sau sinh, điều trị dự phòng băng huyết sau sinh trước khi nó xảy ra rất quan trọng. Thay vì xử trí băng huyết sau sinh nên dự phòng cho tất cả các trường hợp có thể gây nên tình trạng băng huyết sau sinh nở. Khi thai phụ chuyển dạ cần quan sát trên monitoring, tim thai, sự mở cổ tử cung để tránh chuyển dạ kéo dài. Để phòng tránh nhiễm trùng ối và chấm dứt thai kỳ sớm cần sử dụng thuốc kháng sinh. Khi sản phụ chuyển dạ, cần sử dụng cẩn thận các loại thuốc giảm đau, thuốc gây tê. Tránh hiện tượng xuất huyết do rối loạn đông máu, sản phụ cần xét nghiệm đông máu trước để có hướng điều trị hiệu quả. Sản phụ không nên thực hiện các thủ thuật hỗ trợ giúp sinh nếu không được bác sĩ cho phép. Gò cường tính, cơn gò yếu rất dễ khiến xuất huyết sau sinh, do đó cần tìm nguyên nhân và xử trí ngay. Một khi xuất hiện nghiêm trọng, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nên mổ lấy thai.

Tỷ lệ sản phụ tử vong do xuất huyết sau sinh chiếm tỷ lệ rất cao. Do đó, để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé, các bạn cần nắm được cách xử trí băng huyết sau sinh, phòng tránh những diễn tiến nguy hiểm. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi luôn khỏe mạnh, các bạn nên khám thai định kỳ để được tư vấn và phòng bệnh hiệu quả hoặc lựa chọn dịch vụ thai sản trọn gói đồng hành cùng mẹ bé trước trong và cả sau sinh mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời.