Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ nên có lịch khám thai 3 tháng cuối rõ ràng, chi tiết để cập nhật tình hình của em bé. Vậy lịch khám thai như thế nào và mẹ nên lưu ý những gì cho giai đoạn mang thai 3 tháng cuối? Cùng Blog Useful tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Mục đích khám thai 3 tháng cuối để làm gì
1.1. Theo dõi đề phòng chuyển dạ sinh sớm, sinh non
Do những chẩn đoán trong suốt thời kỳ mang thai của mẹ đều mang tính tương đối, thêm vào đó sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của mẹ lẫn bé, nên những trường hợp mẹ chuyển dạ sinh sớm, sinh non không phải hiếm.
Trên thực tế, có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai 3 tháng cuối chuyển dạ sinh con sớm đã ghi nhận ở các cơ sở y tế trên toàn quốc mỗi năm. Do đó, để hạn chế rủi ro sinh non, chuyển dạ sớm ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên lên lịch khám thai 3 tháng cuối cụ thể, rõ ràng theo những tư vấn của bác sĩ qua những lần khám trước đó. Đây là 1 trong những việc quan trọng cần làm trong 3 tháng cuối giúp cả mẹ và bé cùng khỏe.
Mẹ bầu nên khám thai 3 tháng cuối thai kỳ thường xuyên để hạn chế những rủi ro như sinh non, tiền sản giật, thai nhi không phát triển,… (Nguồn: procarevn.vn)
1.2. Đảm bảo sự chuyển dạ sinh nở an toàn cho mẹ và bé
Khi mang thai 3 tháng cuối cùng, phần bụng của mẹ bầu ngày càng lớn, em bé hoạt động tích cực hơn (đạp bụng), đồng thời cơ thể mẹ sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đau hông, đau lưng, khó ngủ và dễ rơi vào trạng thái lo âu, hồi hộp chờ ngày “vượt cạn”.
Với tình trạng như vậy, việc lên lịch khám thai 3 tháng cuối và siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp bác sĩ sẽ biết được tình trạng phát triển của bé như thế nào, nặng bao nhiêu cân (dự đoán), thai to hay nhỏ, tình trạng nước ối của mẹ… để có phương pháp sinh nở hợp lý nhất, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con trước và trong quá trình chuyển dạ sinh nở.
1.3. Rà soát nguy cơ tiền sản giật và những biến chứng
Khám thai 3 tháng cuối của thai kỳ thường xuyên sẽ giúp bác sĩ rà soát nguy cơ tiền sản giật – vốn là biến chứng thai kỳ vô cùng nghiêm trọng. Tiền sản giật thường xuất hiện thai 21 tuần trở đi, làm tăng nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc sinh non. Triệu chứng của tiền sản giật thường gặp nhất là huyết áp tăng cao đột ngột, có vấn đề về nước tiểu, buồn nôn, đau đầu, đi tiểu ít, chức năng gan – thận suy yếu,…
Bên cạnh đó, ở 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể mắc phải một số biến chứng như tiểu đường, ngôi thai ngược – là phần mông của thai nhi hướng xuống dưới cổ tử cung, dễ bị sa dây rốn khi chuyển dạ sinh, lưu thai, thiếu hoặc đa ối, thai quá to,…Tham khảo các dấu hiệu thai lưu 3 tháng cuối mẹ cần hết sức chú ý để phát hiện và xử lý kịp thời.
Nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn… trong 3 tháng cuối của thai kỳ thì nên khám thai ngay (Nguồn: afamily.vn)
2. Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết
Từ tuần 28 đến tuần 36 của thai kỳ, mẹ bầu nên đi khám 2 tuần/ lần và tăng cường lịch khám thai lên 1 tuần/ lần kể từ tuần 37 trở đi. Cụ thể, lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ như sau:
- Mỗi lần khám thai, mẹ bầu cần phải cân, đo huyết áp, xem cử động của thai, theo dõi tình trạng phù chân, thử nước tiểu (phát hiện sớm tiền sản giật).
- Thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ mở, độ dài cổ tử cung, từ đó chẩn đoán được mẹ có nguy cơ sinh non hay không. Đồng thời bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung và nghe tim thai.
- Tiến hành siêu âm – đây là bước cực kỳ quan trọng để biết tình hình phát triển của thai nhi. Từ tuần 31 đến tuần 33 của thai kỳ, bác sĩ sẽ xác định vị trí ngôi thai, bánh nhau và tình trạng nước ối (thiếu ối hay đa ối) của mẹ bầu.
- Đo biểu đồ tim thai, các cơn gò. Từ tuần 35 đến tuần 36 của thai kỳ, bác sĩ vẫn sẽ kiểm tra và theo dõi tình trạng nước ối trong tử cung, cân nặng thai nhi (dự đoán), dây rốn…
- Bắt đầu từ 37 trở đi, lịch khám thai 3 tháng cuối sẽ tăng lên 1 tuần/ lần để bác sĩ kiểm tra sát sao các chỉ số phát triển của thai nhi, tim thai, tình trạng cổ tư cung để sẵn sàng chào đón em bé ra đời.
- Xét nghiệm máu để tầm soát một số bệnh lây nhiễm như viêm gan siêu vi B, HIV, giang mai… (nếu mẹ chưa xét nghiệm máu tổng quát trước đó).
Khám thai theo lịch đã xếp để bác sĩ theo dõi thai nhi sát sao trong những tháng cuối (Nguồn: conlatatca.vn)
3. Quy trình khám thai 3 tháng cuối
3.1. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ
Như ta đã biết, tiểu đường là một trong bệnh mẹ bầu dễ gặp phải trong quá trình mang thai, đặc biệt là khoảng 3 tháng cuối cùng của thai kỳ. Do đó, tốt nhất khi thai được 28 tuần tuổi, mẹ sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra mẹ bầu có bị rối loạn dung nạp đường, đái tháo đường hay không.
Tốt nhất từ tuần 28 của thai kỳ, mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường thai kỳ (Nguồn: pinterest.com)
3.2. Xét nghiệm kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) thường xuất hiện trong âm đạo hoặc ruột. Loại vi khuẩn này thường không đáng lo nhưng đối với phụ nữ mang thai, GBS có thể gây ra một số vấn đề như nhiễm trùng nhau thai, nhiễm trùng dịch ối, đường tiểu, nhiễm trùng huyết, thậm chí còn tăng nguy cơ nhiễm trùng nội mạc tử cung sau khi nở.
Do vậy, từ tuần 34 – 36 của thai kỳ, mẹ bầu nên đi xét nghiệm GBS trong âm đạo và trực tràng để có phác đồ điều trị nhanh chóng (nếu kết quả xét nghiệm dương tính). Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan GBS sang thai nhi.
3.3. Tầm soát bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục
Thông thường, việc tầm soát bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục như viêm gan siêu vi B, giang mai, HIV,… sẽ diễn ra vào những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chưa tầm soát bằng cách xét nghiệm máu thì ở giai đoạn mang thai 3 tháng cuối này phải kiểm tra ngay. Đặc biệt, những mẹ bầu xuất hiện một số hiện tượng như chảy máu cuối thai kỳ, viêm nhiễm cổ tử cung hay bị nhau tiền đạo.
3.4. Dung tích hồng cầu
Trong suốt hành trình mang nặng “9 tháng 10 ngày”, mẹ bầu cần phải kiểm tra và thực hiện rất nhiều xét nghiệm, trong đó xét nghiệm dung tích hồng cầu sẽ được thực hiện lặp đi lặp lại trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Mục đích của xét nghiệm hồng cầu là nằm xác định mẹ bầu có thiếu máu hay không. Ăn uống gì để không thiếu máu khi mang thai 3 tháng cuối? là điều mẹ bầu cần tìm hiểu để đảm bảo có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và không bị thiếu máu gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Hoặc mẹ bầu có thể sử dụng những viên uống bổ sung sắt và các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Trường hợp mẹ bầu bị thiếu máu cuối thai kỳ, mẹ nên bổ sung sắt qua các thực phẩm (Nguồn: viendinhduonglamsang.vn)
3.5. Chỉ số nước ối
Như ta đã biết, việc thiếu hay thừa nước ối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Bởi nước ối đóng vai trò như tấm màng bọc bảo vệ thai nhi trong suốt quá trình phát triển trong bụng mẹ tránh vi khuẩn, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi, giúp duy trì nhiệt độ trong tử cung cũng như giúp bé di chuyển tự do trong túi ối ngay từ trong bụng mẹ. Khi bị thiếu nước ối sẽ làm tăng nguy cơ thai nhi mắc các dị tật, suy thai, thai lưu.
Theo đó, ở mỗi giai đoạn thai kỳ, nước ối sẽ có chỉ số khác nhau. Cụ thể, chỉ số nước ối bình thường sẽ rơi vào khoảng 6 – 12cm; thai bị dư ối khi chỉ số nước ối rơi vào khoảng 12 – 25cm; đa ối (trên 25cm); thiếu ối (từ khoảng 5 – 11cm) và vô ối (dưới 3cm).
3.6. Siêu âm đánh giá sức khỏe thai nhi
Siêu âm 3 tháng cuối thai kỳ vô cùng quan trọng để theo dõi và đánh giá sự phát triển của thai nhi như thế nào, có gì bất thường hay không? Tuy nhiên, nếu lạm dụng việc siêu âm trong suốt 3 tháng cuối sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Vậy 3 tháng cuối thai kỳ nên đi siêu âm mấy lần? Blog Useful khuyên chỉ nên siêu âm 2-3 lần/3 tháng cuối của thai kỳ, cụ thể lịch siêu âm thai 3 tháng cuối như sau:
- Khoảng tuần 32 của thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm để xác định chắc chắn về các dị tật của thai (nếu có).
- Khoảng tuần 35-36 của thai kỳ, mẹ tiếp tục siêu âm để kiểm tra tình trạng nước ối, dây rốn, trọng lượng thai cũng như dự đoán cân nặng của em bé.
- Những tuần thai cuối cùng, mẹ có thể siêu âm thêm một lần nữa để chắc chắn về tình trạng sức khỏe của thai nhi trước khi “lâm bồn”.
Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên siêu âm 2-3 lần (Nguồn: blog.Useful.com)
3.7. Kiểm tra tử cung xác định thời điểm sinh con
Từ khoảng tuần 37 trở đi, mẹ bầu nên lưu ý và kiểm tra tử cung bất cứ lúc nào nếu có những dấu hiệu sinh non như đau bụng âm ỉ, co thắt, áp lực ở bụng và khung chậu, máu chảy từ âm đao hay bị vỡ ối (nước chảy từ âm đạo). Bắt đầu từ tuần 40 của thai kỳ, bạn nên sẵn sàng tâm lý và phải kiểm tra tử cung ngay nếu có dấu hiệu chuyển dạ (nôn, đầy bụng, ớn lạnh,…).
4. Khám thai 3 tháng cuối ở đâu tốt
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ thai sản trọn gói để mẹ lựa chọn, nhưng để chọn một địa chỉ uy tín, chất lượng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì không phải dễ dàng. Và bệnh viện Vinmec với nhiều gói dịch vụ thai sản hàng đầu Việt Nam chính là địa chỉ đã và đang được nhiều mẹ bầu lựa chọn.
Là thương hiệu uy tín trong lĩnh vực y tế thuộc tập đoàn Vingroup, bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec tự hào là một trong những đơn vị đầu tiên trong cả nước có hệ thống trang thiết bị y tế hỗ trợ, đội ngũ y bác sĩ cùng không gian khám chữa bệnh đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đối với dịch vụ thai sản, Vinmec luôn mang đến cho bạn những gói dịch vụ hoàn hảo nhất với quy trình thăm khám thai, siêu âm, tư vấn và hỗ trợ tận tâm và chuyên nghiệp.
Hiện bệnh viện Vinmec có những gói dịch vụ thai sản trọn gói dành cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối như gói thai sản 36 tuần, gói thai sản chuyển dạ thai đơn/đôi, gói sinh mổ/sinh thường,… Bạn có thể truy cập website Useful.vn (hoặc App Adayroi) để biết thông tin chi tiết và đặt mua gói chuyển dạ đẻ thường tại Vinmec giá nhiều ưu đãi nhé!
Vinmec với dịch vụ và quy trình khám thai chuyên nghiệp, chất lượng và uy tín (Nguồn: vinid.net)
Hy vọng những thông tin về lịch khám thai 3 tháng cuối cũng như quy trình khám thai 3 tháng cuối mà Blog Useful chia sẻ trên đây sẽ giúp mẹ bầu tự tin hơn trong hành trình “vượt cạn” sắp tới. Mẹ bầu có thể lựa chọn những dịch vụ uy tín của bệnh viện Vinmec và sử dụng thẻ Vinmec cho quá trình khám thai và sinh con của mình. Và cũng đừng quên truy cập Blog Useful để tìm hiểu thêm những thông tin, kinh nghiệm mang thai bổ ích nữa nhé!