Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm rất phổ biến hiện nay. Vậy khám tim mạch cần khám những gì, quy trình xét nghiệm và các chỉ số ra sao? Tham khảo ngay trong bài viết sau.
1. Có nên khám tim mạch định kỳ
1.1. Tác dụng của việc khám tim mạch
Khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng như đau ngực, mạch đập nhanh không đều hay cơ thể phù nề, khó thở bạn nên đến bệnh viện uy tín khám tim mạch sớm nhất có thể. Tác dụng của việc thăm khám là giúp bạn phát hiện sớm những bệnh lý tim mạch và cả những yếu tố nguy cơ ngay từ thời điểm đầu của bệnh. Về quy trình về khám tim mạch là khám những gì sẽ tùy thuộc vào gói khám bạn đăng ký.
Khám tim mạch rất cần thiết cho người ở độ tuổi trung niên (Nguồn: vinmec.com)
1.2. Đối tượng cần được kiểm tra các bệnh tim mạch sớm
Việc tầm soát bệnh tim mạch nên thực hiện ở mọi đối tượng. Tuy vậy, nhóm đối tượng có nguy cơ cao sẽ cần tầm soát thường xuyên và chuyên sâu hơn thay vì gói khám sức khỏe tổng quát thông thường. Bệnh tim mạch dễ xảy ra ở người lớn tuổi, khoảng từ 40 – 75 tuổi. Đặc biệt, phụ nữ sau tuổi mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều. Ngoài ra, người bị huyết áp cao, tiểu đường và đối tượng có lối sống không lành mạnh cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tim mạch.
1.3. Các dấu hiệu bệnh tim mạch không nên bỏ qua
Các dấu hiệu, triệu chứng bệnh tim mạch không thể bỏ qua là những thông tin bạn cần nắm rõ nhằm phát hiện bệnh kịp thời. Hiện tượng đau ngực, mạch đập nhanh không đều rất đáng lo ngại. Nếu hiện tượng này đi kèm yếu cơ, khó thở rất có thể là dấu hiệu của chứng nhồi máu cơ tim, suy tim hoặc loạn nhịp tim. Ngoài ra, bệnh tim mạch thường đi kèm với hiện tượng cơ thể phù nề do bị tích dịch. Khi bạn cảm nhận những cơn đau từ ngực đang lan dần lên vai, cánh tay hay ổ bụng cùng hiện tượng chán ăn cần đến chuyên khoa tim xét nghiệm và chụp chiếu.
Dấu hiệu của bệnh tim mạch giai đoạn đầu thường không rõ ràng (Nguồn: vinmec.com)
2. Khám tim mạch cần khám những gì
2.1. Kiểm tra động mạch vành
Bệnh mạch vành là một trong những bệnh lý về tim mạch phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Kiểm tra động mạch vành là cách tốt nhất giúp phòng ngừa và xử lý kịp thời nhằm hạn chế những rủi ro về sức khỏe do biến chứng bệnh tim mạch gây ra.
2.2. Kiểm tra vấn đề về nhịp tim
Khám tim mạch cần khám những gì? Bạn sẽ cần làm những xét nghiệm nhằm kiểm tra những vấn đề về nhịp tim. Nhịp tim đạt chuẩn còn tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và thể trạng. Việc kiểm tra nhịp tim sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán những bệnh lý như rối loạn nhịp tim và tư vấn cách điều trị hợp lý. Rối loạn nhịp tim có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như tăng huyết áp, thừa cân, tiểu đường, thiếu máu, cường giáp hay rối loạn mỡ máu.
2.3. Kiểm tra các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim
Khám tim mạch định kỳ giúp bạn nắm được các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Tìm ra yếu tố nguy cơ và thay đổi là cách tốt nhất giúp bạn phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
2.4. Kiểm tra các bất thường khác về tim
Những bất thường về tim đôi khi không có những dấu hiệu rõ ràng khiến người bệnh thường chủ quan. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới những bệnh lý về tim hiện đang có số ca tử vong đáng báo động, đứng trên cả ung thư tại Việt Nam. Khám tim mạch định kỳ là cách hay giúp bạn kiểm tra được những bất thường dù là nhỏ nhất ở hệ tim mạch và tìm ra phương hướng điều trị hợp lý tránh các biến chứng sau này.
Lắng nghe tư vấn của bác sĩ điều trị (Nguồn: kienthuctieuduong.vn)
3. Các xét nghiệm đánh giá chức năng tim
3.1. Chẩn đoán hình ảnh
Khám tim mạch cần khám những gì? Chẩn đoán hình ảnh là một trong những bước khám cần thiết được sử dụng nhiều nhất trong giới y khoa hiện nay. Trong đó, chụp X-quang là phương pháp thường gặp, sử dụng tia phóng xạ nhằm chuẩn đoán tình trạng của ngực, bao gồm cả cơ quan tim. Thông qua hình ảnh từ chụp chiếu, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng bệnh lý và mức độ tổn thương tim của bệnh nhân.
3.2. Xét nghiệm máu
Thông qua mẫu máu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành phân tích kết quả với các chỉ số từ xét nghiệm này. Phương pháp xét nghiệm đánh giá chức năng tim từ mẫu máu có thể phát hiện ra những bất thường trong hệ tim mạch.
3.3. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu không chỉ giúp phát hiện các bệnh lý về thận mà còn liên quan khá mật thiết đến chức năng tim. Tuy vậy, đây chi là phương pháp xét nghiệm ban đầu. Muốn biết chính xác nguyên nhân, giai đoạn của bệnh cần làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
3.4. Đo điện tim Holter ECG
Holter ECG là phương pháp được dùng để chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Phương pháp thực hiện khá đơn giản chỉ là dán điện áp, lắp máy và làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Trong thời gian đeo máy người bệnh nên làm việc nhẹ nhàng, không làm ướt máy và sau khoảng 24 – 48 giờ có thể tháo máy.
Khám tổng quát trước khi tiến hành xét nghiệm
4. Quy trình khám tim mạch
4.1. Bác sĩ khám lâm sàng
Sau khi làm thủ tục đăng ký gói khám với nhân viên lễ tân, người bệnh sẽ được dẫn tới nơi khám và gặp bác sĩ khám lâm sàng. Quy trình tại phòng khám lâm sàng bao gồm lý do đến khám, định hướng bệnh và chẩn đoán sơ bộ. Người bệnh sẽ cần kể rõ tình trạng của mình với bác sĩ như triệu chứng bệnh, chẩn đoán trong lần khám trước và các cách thức điều trị trước đây. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra các định hướng điều trị ban đầu theo tiền sử bệnh và quá trình khám sơ bộ.
4.2. Thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu theo chỉ định
Khám tim mạch cần khám những gì? Sau khi tiến hành khám sơ bộ với bác sĩ ban đầu, bạn sẽ được chỉ định thực hiện những xét nghiệm, chụp chiếu tùy theo tình trạng bệnh. Các xét nghiệm lúc này thường bao gồm chụp X-quang bộ phận tim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim và xét nghiệm máu. Đối với một số bác sĩ đầu ngành số lượng bệnh nhân quá nhiều, người bệnh có thể sẽ phải làm trước các xét nghiệm này sau đó mới đến gặp bác sĩ nhằm tiết kiệm thời gian.
4.3. Kiểm tra kết quả xét nghiệm của bệnh nhân
Sau bước chiếu chụp, người bệnh cần chờ và tập hợp tất cả các kết quả của những xét nghiệm trên và mang trở lại phòng khám ban đầu. Thời gian chờ dài hay ngắn tùy thuộc vào bệnh viện. Đối với các bệnh viện tư dịch vụ tốt, công nghệ hiện đại như bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec thì quá trình khám lại đơn giản mọi thủ tục hoặc có nhân viên hỗ trợ. Bạn không cần quá lo lắng khám tim mạch cần khám những gì vì bạn có thể hỏi nhân viên y tế mọi vấn đề liên quan khi đến thăm khám tại bệnh viện.
4.4. Chẩn đoán bệnh
Dựa theo kết quả xét nghiệm chụp chiếu, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh cho bệnh nhân. Nếu kết quả chưa rõ ràng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm chuyên sâu chẩn đoán chính xác hơn.
4.5. Tìm phương án điều trị
Khi đã có đầy đủ kết quả chụp chiếu và chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị tốt nhất cho từng bệnh nhân. Thông thường có 3 phương án là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc tim mạch can thiệp như đặt máy trợ tim. Các phương án này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh có thể tự đưa ra quyết định dựa theo sự tư vấn của bác sĩ sao cho phù hợp với nhu cầu. Trước khi vào tư vấn người bệnh nên chuẩn bị trước các câu hỏi cần thiết giúp tiết kiệm thời gian và tránh quên.
Tìm phương án điều trị hợp lý (Nguồn: sansangduhoc.vn)
5. Chỉ số xét nghiệm bệnh tim và những bất thường liên quan
5.1. Điện tâm đồ (ECG) và kiểm tra gắng sức
Điện tâm đồ nhằm cung cấp thông tin cần thiết để chẩn đoán chính xác nguyên nhân của các bệnh lý về tim như suy tim, thiếu máu cơ tim. Trong các trường hợp cần những đánh giá chi tiết về chứng rối loạn nhịp tim có thể đo điện tâm đồ liên tục cả ngày và ghi lại những đoạn rối loạn tim ngắt quãng.
5.2. Siêu âm tim, động mạch
Khám tim mạch cần khám những gì? Siêu âm tim, động mạch là xét nghiệm rất cần thiết khi chẩn đoán bệnh về tim. Siêu âm giúp đánh giá hình thái, chức năng tim giúp phát hiện ra các bệnh lý về tim mạch.
5.3. Chụp tim, động mạch Xquang
Chụp X-quang hay còn gọi là phương pháp chụp động mạch vành giúp các bác sĩ chuyên khoa biết được tình trạng của mạch vành xem có bị tắc hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào. Những bệnh nhân cần thực hiện chụp động mạch vành là đối tượng mắc các bệnh lý về tim mạch nguy hiểm, phổ biến hiện nay và có một số dấu hiệu như đau thắt ngực, khó thở.
5.4. Xét nghiệm máu Cholesterol
Xét nghiệm máu Cholesterol là phương pháp xác định hàm lượng cholesterol LDL và HDL có trong máu và tìm ra nguyên nhân gây mỡ máu cao. Cholesterol LDL là nhóm cholesterol xấu nên có chỉ số dưới 130 mg/Dl. Chỉ số HDL (Cholesterol tốt) nên có chỉ số trên 40mg/DL với nam giới và trên 50mg/DL với nữ giới.
6. Những lưu ý khi khám tim mạch
Ngoài thông tin khám tim mạch cần khám những gì, bạn nên lưu ý một số vấn đề như bạn nên mang kết quả đã khám trước đó và nhịn ăn ít nhất 4 giờ phòng trường hợp cần xét nghiệm máu.
Lưu ý chọn bệnh viện có bác sĩ chuyên khoa giỏi khám tim mạch (Nguồn: vinmec.com)
Các bệnh lý tim mạch hiện nay rất phổ biến tại Việt Nam với nhiều ca tử vong có xu hướng tăng theo từng năm. Tầm soát, xét nghiệm phát hiện sớm bệnh tim mạch là điều cần thiết giúp bạn giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Cách thông tin về khám tim mạch cần khám những gì và những thông tin cần thiết đã được chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Đừng quên chọn bệnh viện khám tim mạch uy tín và nên đăng ký khám sức khỏe định kỳ chất lượng nhé.