Nha Trang không những nổi tiếng du khách với bãi biển đẹp, khu nghỉ dưỡng cao cấp hay các món đặc sản. Nơi đây còn sở hữu nền văn hóa Chăm Pa lâu đời với Tháp Bà Ponagar. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về địa danh này qua bài Blog sau đây.
1. Review tham quan Tháp Bà Ponagar có đẹp không?
1.1. Tháp Bà Ponagar ở đâu?
Nằm trong top 21 địa danh nổi tiếng nhất ở Nha Trang, cách trung tâm thành phố tầm 2km về hướng Bắc, tháp Ponagar nằm sừng sững trên một ngọn đồi nhỏ phía bên cạnh là sông Cái xuôi dòng hiền hòa. Vị trí của tháp khá thoáng đãng và lộng gió với độ cao so với mặt nước biển là 50m. Nhìn từ xa, du khách có thể thấy được một kiến trúc đặc sắc cùng nét cổ kính lâu đời.
Tháp Ponagar tọa lạc tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa (Nguồn: compathy.net)
1.2. Sự tích Tháp Bà Ponagar
Từ thời xa xưa, người dân Chăm Pa ở Khánh Hòa lập đền thờ phụng vị nữ thần Ponagar. Đây là người đã có công lao bảo vệ và chăm lo cuộc sống của người dân, giúp đỡ họ có đất canh tác, trồng trọt. Vì lẽ đó, nữ thần Ponagar được người Chăm tôn thờ làm Thiên y Thánh Mẫu.
Trong tiềm thức của người Chăm, Thiên Y Thánh Mẫu được gọi là hạng thượng đẳng thần và được muôn người tôn kính, thờ phụng. Thêm vào đó, bà còn là nhân vật tái sinh ra các yếu tố như đất, cây cối, nước, thực phẩm cho người dân nên được người Chăm xem là khởi nguyên sự sống.
Lịch sử Tháp Bà Ponagar Nha Trang (Nguồn: annamtourist.com)
1.3. Kiến trúc tháp Ponagar
Bên cạnh lịch sử Tháp Bà Ponagar Nha Trang, kiến trúc của tháp làm cho du khách đến đây tham quan phải ấn tượng mạnh mẽ với dấu ấn văn hóa lâu đời của người Chăm. Khi bước lên từ phía cổng, bạn dễ dàng nhìn thấy tổng thể kiến trúc của tháp với 3 phân khu được chia từ dưới lên ứng với 3 tầng khác nhau.
Tầng thấp
Đầu tiên là tầng thấp hơi khó nhận dạng bởi một số những công trình đã không còn nhiều, chỉ sót lại các tàn tích như chân của cột trụ, bậc đá,…
Tầng giữa
Qua tầng thấp du khách sẽ đến tầng giữa với kiến trúc bao gồm 10 cột trụ chính được chia thành 2 hàng nằm hai bên có chiều cao là 3m, đường kính khoảng 1m. Quan sát thêm bạn có thể thấy hệ thống gồm 12 cột nhỏ chia thành 2 hàng.
Kiến trúc tầng giữa của tháp với các cột xếp thành 2 hàng (Nguồn: alotrip.com)
Tầng trên cùng
Tiếp tục bước lên bậc thang cấp ở giữa bạn sẽ thấy công trình kỳ vĩ ở tầng trên cùng. Nơi đây có 2 dãy tháp được xây dựng công phu với 4 bức tường gạch. Tuy nhiên, do tác động của thời gian nên hiện nay chỉ còn lại 2 bức tường. Các tháp ở đây có 3 ngôi phía trước và 3 ngôi phía sau với tổng là 4 tháp.
Tại tháp Bà Ponagar, du khách sẽ được chứng kiến công trình xây dựng các tháp công phu bậc nhất được làm từ gạch đất nung, các mạch của gạch được gắn kết chặt chẽ bằng một chất liệu đặc biệt mà đến nay chưa ai có thể tìm ra được.
Cửa của từng tháp được mở hướng về phía biển Đông, bên trong tháp có thể nhìn thấy thông lên đến đỉnh. Họa tiết trang trí của tháp rất đặc biệt gồm các hình tượng thần linh trong văn hóa tín ngưỡng dân tộc Chăm như: những loài linh vật, thần Tenexa, tiên nữ,…
Nhiều khách tham quan chưa biết bên trong Tháp Bà Ponagar thờ vị thần nào? Theo đó, tháp thờ vị thánh mẫu Thiên Y A Na Ponagar. Đây là tháp lớn nhất với tổng gồm 4 tầng có chiều cao 23m. Tượng thờ của bà được đúc bằng vàng nhưng do sự biến động theo nhiều giai đoạn nên được thay bằng tượng đá hoa cương có màu đen.
Ngoài ra, bên trong tháp được điêu khắc bằng nhiều hình vẽ khác nhau mô tả những hoạt động như chèo thuyền, săn bắt, múa hát,…
Cấu trúc cổ kính của các tháp ở tầng trên cùng (Nguồn: travel33.free.fr)
1.4. Tháp Bà Ponagar trong văn hóa của người Chăm ở Khánh Hòa
Có thể thấy sự tích Tháp Bà Ponagar từ xa xưa cho đến nay đã ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa của người Chăm cũng như người Việt. Theo kinh sách Upanishad cho rằng thế giới là lực lượng vô cùng nhỏ, cũng vô cùng lớn, trong sáng và tận sinh ra. Đây được gọi là Brahman. Khi đó con người được cho là Atman là sự thể hiện nguyên bản Brahman. Atman sẽ bị trói buộc qua thể xác vô thường, có hữu hạn và các ham muốn nhơ bẩn.
Ở giai đoạn này, con người vẫn chưa thể tìm ra lối thoát, nhưng đến thời kỳ Phật Giáo phát triển thịnh vượng thì có nhiều giáo phái đã thừa nhận sự tồn tại của Brahman. Khi đó, họ đưa ra giải pháp cho Atman để giải thoát với hình thức tu hành và rèn luyện cơ thể.
Những tư tưởng này đã in sâu vào tiềm thức của con người và tạo nên một quần thể tín ngưỡng tôn giáo, được thể hiện qua các hoạt động thờ cúng của người Chăm đến các vị thần tại tháp Bà Ponagar.
Văn hóa tín ngưỡng của người Chăm ở Khánh Hòa (Nguồn: alotrip.com)
1.5. Lễ hội ở tháp Ponagar
Nếu bạn book tour du lịch đến các địa danh trong nước mà cụ thể là tham quan Tháp Bà Ponagar thì nên chọn đến vào ngày lễ vía Bà diễn ra hằng năm từ 20-23/3 âm lịch. Thời gian này, nơi đây đón lượng khách du lịch lớn đến hành lễ và dâng hương lên thánh mẫu.
Hơn nữa, du khách sẽ có cơ hội hiểu hơn về nền văn hóa Chăm cũng như tham gia vào các hoạt động tín ngưỡng tôn giáo như: múa bóng, múa lân, đọc kinh,…
1.6. Giờ mở cửa tháp bà Ponagar
Tháp Bà mở cửa quanh năm cho du khách đến tham quan với giờ mở cửa hoạt động từ 8:00 cho đến 18:00 và phí vào cổng của tháp giá 22 nghìn đồng/người. Một mẹo nhỏ cho bạn sau khi thưởng ngoạn cảnh quan tại tháp là có thể chọn dịch vụ thuê xe trọn gói đi dạo trong thành phố và thưởng thức đặc sản nức tiếng tại Nha Trang nhé.
2. Nên đi tháp Bà Ponagar vào tháng mấy?
Bạn có thể du lịch tham quan tháp Ponagar Nha Trang vào cuối tháng 3 âm lịch từ 21-23/3, bởi du khách sẽ được tham gia lễ hội vía Bà lớn nhất trong năm. Đó cũng là cơ hội để bạn khám phá và trải nghiệm nền văn hóa của người Chăm.
Đừng quên việc đặt khách sạn Nha Trang lưu trú chất lượng view đẹp để nghỉ ngơi sau một ngày tham quan mệt mỏi nhé.
Lễ hội tháp Ponagar diễn ra hàng năm vào cuối tháng 3 âm lịch (Nguồn: nhatrangholiday.net)
Tháp Ponagar là một quần thể kiến trúc lâu đời nổi tiếng tại Nha Trang mà bất cứ du khách nào đến đây phải ghé thăm ít nhất một lần. Với những thông tin về địa danh này sẽ giúp ích cho bạn khi chuẩn bị săn voucher du lịch Nha Trang đến tháp bà Ponagar sắp tới đây. Chúc bạn có phút giây thư giãn bên gia đình, bạn bè trong chuyến du hí mùa hè nhé.