Cách tính cân nặng hợp lý cho bà bầu theo từng tháng suốt thai kỳ

Khi mang thai, tình trạng tăng cân đối với bà bầu là vô cùng bình thường. Nhưng cân nặng hợp lý cho bà bầu là bao nhiêu và kiểm soát như thế nào là phù hợp? Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết qua bài viết sau nhé!

1. Cân nặng chuẩn khi mang thai là bao nhiêu?

1.1. Cách tính cân nặng của bà bầu

Trong thời gian thai kỳ, bà bầu sẽ thường xuyên tăng cân do sự phát triển của em bé từng ngày. Quá trình tăng cân ở bà bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhau thai, nước ối, cân nặng em bé, … Bởi vậy, khi xác định cân nặng hợp lý của bà bầu, bạn có thể sử dụng công thức BMI (Body Mass Index) sau đó cộng thêm số cân được tăng trong tiêu chuẩn.

Cân nặng bà bầu được tính toán dựa trên chỉ số BMI của cơ thể để cân đối

Cân nặng bà bầu được tính toán dựa trên chỉ số BMI của cơ thể để cân đối (Nguồn: conlatatca.vn)

1.2. Chỉ số cân nặng trong thai kỳ của bà bầu như thế nào là hợp lý

Công thức xác định chỉ số phù hợp được WHO đưa ra là BMI dựa trên chỉ số cân nặng hiện tại và chiều cao để tìm ra con số phù hợp. Công thức cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m). Để tính cân nặng khi mang thai, bạn sẽ dùng chỉ số BMI để xác định số cân nặng bạn được phép tăng trong từng giai đoạn.

Nếu số lượng BMI trong khoảng dưới 18.5 thì bạn sẽ cần tăng 12.7 – 18.3kg. Mức BMI từ 18.5 đến 24.9 thì mức tăng cân trong khoảng 10-12kg. Trên ngưỡng này thì bạn nên hạn chế mức tăng cân trong khoảng 7-10kg để tránh tình trạng béo phì.

2. Cách kiểm soát cân nặng bà bầu

2.1. Ăn chậm nhai kỹ

Khi có bầu, các bà bầu thường có xu hướng ăn nhiều và nhanh hơn do quan niệm ăn cho con. Ngoài ra, khi ăn cùng người khác thì mọi người cũng thường có xu hướng ăn nhanh và nhiều hơn bình thường. Bởi vậy, các mẹ bầu nên chú ý ăn chậm nhai kỹ kết hợp một chế độ ăn với các loại thực phẩm dinh dưỡng giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, giúp mẹ hấp thu dinh dưỡng từ thực phẩm tốt hơn.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng cách ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cơ thể mẹ kiểm soát được cân nặng tốt hơn

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng cách ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp cơ thể mẹ kiểm soát được cân nặng tốt hơn (Nguồn: toyenxin.com)

2.2. Uống đủ nước

Theo nghiên cứu, việc thiếu nước dễ khiến cảm giác đói đến nhanh hơn khiến việc kiểm soát cân nặng hợp lý cho bà bầu cũng khó khăn hơn. Đồng thời, bổ sung nước cũng giúp việc bổ sung chất, tốt cho việc hấp thu và trao đổi chất cho cả mẹ và bé.

2.3. Ăn bữa sáng đầy đủ

Các nhà khoa học đã khuyến cáo, bữa sáng là nguồn bổ sung năng lượng bạn không thể bỏ qua trong một ngày. Đặc biệt, với phụ nữ mang thai, việc ăn bữa sáng đầy đủ còn đặc biệt quan trọng cho việc hoạt động cả ngày, tránh việc ăn dồn bữa, ăn vặt linh tinh do đói.

2.4. Thận trọng với đồ ăn vặt

Trong thời gian mang bầu, đặc biệt là quãng thời gian ốm nghén, rất nhiều mẹ bầu có thói quen ăn vặt, ăn các đồ nhiều đường, ngọt. Tuy nhiên, việc ăn những đồ này quá thường xuyên lại là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng cân mất kiểm soát ở bà bầu. Phụ nữ có thai nên chủ động hạn chế lượng đồ ăn vặt, thay việc ăn các đồ chiên rán bằng hoa quả để tăng cường sức đề kháng.

Hạn chế các đồ ăn vặt, nhiều đường và dầu mỡ, tích cực thay bằng những loại thực vật có lợi cho sức khỏe

Hạn chế các đồ ăn vặt, nhiều đường và dầu mỡ, tích cực thay bằng những loại thực vật có lợi cho sức khỏe (Nguồn: conlatatca.vn)

2.5. Chia nhỏ bữa ăn

Việc ăn quá dồn dập trong một bữa, ăn nhiều cùng là một lúc là tác nhân chủ yếu dẫn đến việc tích mỡ, tăng cân. Bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ bữa ăn và ăn thành khoảng 6 bữa trong một ngày như một cách giữ cân nặng khi mang thai hiệu quả. Chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp hạn chế sự tích trữ mỡ dưới da cũng như làm giảm việc ăn vặt trong ngày của bạn.

2.6. Không uống quá nhiều nước ép trái cây

Các loại nước ép trái cây cho mẹ bầu vốn là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng vừa làm đẹp da lại tốt cho cơ thể. Tuy vậy, uống quá nhiều nước ép trái cây lại dễ khiến cân nặng chuẩn khi mang thai bị ảnh hưởng rõ rệt. Trong các loại nước ép đều có chứa lượng đường cao, nếu quá lạm dụng hoàn toàn có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao dẫn đến tăng cân hay nguy hiểm hơn có thể là chứng tiểu đường thai kỳ gây ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và bé.

2.7. Không ăn quá nhiều tinh bột

Tinh bột là loại thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là theo ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều tinh bột lại dễ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng, mất kiểm soát. Để hạn chế việc bổ sung quá nhiều tinh bột, bạn hoàn toàn có thể thay đổi thực đơn bớt cơm thay bằng khoai lang, đổi gạo thường sang ăn các loại gạo lứt để dễ tiêu hóa hơn.

2.8. Tập thể dục đều đặn

Trong suốt thời gian thai kỳ, việc tập thể dục và vận động nhẹ thường xuyên có tác dụng cải thiện sức khỏe rất lớn với các mẹ bầu. Bạn hoàn toàn có thể tập những bài tập nhẹ thay vì ngồi yên một chỗ, áp dụng những bài tập riêng dành để giữ cân nặng hợp lý cho bà bầu. Ngoài ra, việc tập luyện đều đặn cũng giúp bạn cải thiện được tình trạng đau nhức mỏi thường xuyên xảy ra trong suốt thai kỳ.

2.9. Kiểm tra cân nặng thường xuyên

Phụ nữ có thai nên chủ động đi khám thai định kỳ để kiểm soát được cân nặng của bà bầu theo từng tháng. Việc nắm rõ số cân sẽ giúp bạn có được liệu trình dinh dưỡng, vận động phù hợp để đạt đến cân nặng chuẩn.

Thường xuyên đi khám và kiểm tra cân nặng, sự phát triển của bé từng giai đoạn

Thường xuyên đi khám và kiểm tra cân nặng, sự phát triển của bé từng giai đoạn (Nguồn: conlatatca.vn)

Tăng cân vốn là việc bình thường khi mang thai nhưng cân nặng chuẩn khi mang thai là bao nhiêu thì bạn sẽ cần tìm hiểu kỹ. Hãy đăng ký ngay gói khám thai định kỳ và sinh con trọn gói cùng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp cho mẹ bầu tại Useful để được tư vấn, thăm khám và đưa ra những giải pháp khắc phục về cân nặng khi mang thai từ các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm.