Bạn đã từng nghe đến huyết tương trong máu, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về loại thành phần này? Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn cũng như những ứng dụng tuyệt vời của chất này trong điều trị bệnh, chăm sóc sắc đẹp.
1. Huyết tương là gì?
Huyết tương hay còn có tên gọi là plasma, là một trong những thành phần chính của mô máu. Nhiều người thắc mắc, huyết tương chiếm bao nhiêu phần trăm trong máu? Con số khá ấn tượng, tới 55% – 65% tổng lượng máu trong cơ thể. Plasma tồn tại ở trạng thái dịch lỏng, màu vàng nhạt, là tổng hợp của nhiều thành phần vô hình, đồng thời là các protein, hormone và nhiều chất khác.
Plasma chiếm số lượng lớn trong thể tích của máu (Nguồn: blog.Useful.com)
2. Thành phần huyết tương
Nước: Nước chiếm khoảng 90% lượng thể tích trong plasma với vai trò là một chất dung môi hòa tan cũng như tạo điều kiện hấp thu và vận chuyển các chất. Thành phần này có thể khuếch tán qua thành của những mạch máu nhỏ.
Protein huyết tương: Thành phần này chiếm tới 7% trong thể tích của plasma và bao gồm các loại protein quan trọng như albumin với vai trò tạo nên áp suất thẩm thấu của máu, duy trì sự cân bằng giữa mô và máu, hơn nữa chất này còn là đầu mối giúp quá trình vận chuyển các chất hòa tan một phần hoặc không hòa tan trong nước trong môi trường của loại thành phần này. Globulin là một kháng thể giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn. Và cuối cùng là Fibrinogen, chất tham gia quá trình đông máu, hạn chế tình trạng mất máu khi bị thương.
Các thành phần hữu cơ: Các thành phần này bao gồm glucose, vitamin, amino acid,… Ngoài ra trong thành phần còn chứa các loại muối khoáng như Na, Ca, K,…
Plasma chứa nước, protein và nhiều thành phần hữu cơ, muối khoáng (Nguồn: blog.Useful.com)
3. Đặc điểm của huyết tương
Để hiểu rõ hơn về plasma, cùng tìm hiểu những đặc điểm đặc trưng của thành phần này:
Màu sắc: Như đã biết, thành phần này tồn tại ở trạng thái dịch trong và có màu vàng nhạt. Nhưng tại sao huyết tương có màu vàng? Nguyên nhân là do các sắc tố màu vàng tồn tại trong thành phần này.
Mùi vị: Rất nhiều người tò mò và thắc mắc liệu huyết tương có mùi gì? Các nghiên cứu cho thấy, thành phần này có vị hơi mặn và mùi đặc biệt của các loại acid béo.
Thay đổi như thế nào trong cơ thể: Trong cơ thể, khối lượng thành phần này có thể tăng hoặc giảm, tuy nhiên vẫn đảm bảo ở một giới hạn sinh lý tối thiểu nhất, đảm bảo cho cơ thể không gặp các vấn đề về sức khỏe. Bên cạnh đó, tùy theo tình trạng sinh lý của cơ thể mà màu sắc của plasma có thể đục hơn (ngay sau khi ăn) hoặc trong hơn (sau khi ăn nhiều giờ đồng hồ).
Plasma có màu vàng nhạt và dễ thay đổi tùy theo sinh lý cơ thể (Nguồn: amazonaws.com)
4. Huyết tương có tác dụng gì?
Chiếm một khối lượng lớn trong thể tích của máu, plasma là thành phần chiếm giữ vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, làm đẹp và cả điều trị các loại bệnh.
4.1. Tác dụng của plasma trong cơ thể
4.1.1 Chức năng tạo áp suất keo của máu
Như đã biết, trong thành phần của máu này có một loại protein rất quan trọng đó là albumin. Chất này có tác dụng tạo nên áp suất keo có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình trao đổi nước trong thành mao mạch, từ đó giúp lưu giữ nguyên vẹn lượng nước trong các mạch máu. Bên cạnh đó, áp suất này còn giúp cân bằng lượng nước giữa máu và các dịch kẽ tế bào. Albumin được sản sinh tại gan sau đó được vận chuyển vào máu. Sự suy giảm của lượng Albumin chính là nguyên nhân gây nên các bệnh về gan như phù gan, suy dinh dưỡng,…
4.1.2 Vai trò vận chuyển các nguyên liệu quan trọng của cơ thể
Thành phần Protein trong plasma còn có vai trò vận chuyển đối với nhiều loại chất vô cơ và hữu cơ khác như lipit, thyroxin,…. Chính điều này mà thành phần còn có một vai trò nữa trong cơ thể là vận chuyển chất này thành chất kia, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
4.1.3 Chức năng bảo vệ miễn dịch cho cơ thể
Một loại Protein có trong plasma với vai trò là chất kháng thể, bảo vệ cơ thể đó là Globulin. Trong thành phần chất này bao gồm IgA, IgM, IgE… với vai trò tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.
4.1.4 Chức năng cầm máu
Một tác dụng quan trọng của thành phần này đó chính là tham gia vào quá trình đông máu, giúp cầm máu và tránh mất máu khi cơ thể bị thương. Đó là nhờ sự có mặt của một loại protein là Fibrinogen. Chất này cùng được sản sinh ra tại gan, sau đó được vận chuyển vào máu.
Bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh (Nguồn: amazonaws.com)
4.2. Ứng dụng của Plasma trong làm đẹp
Plasma được phân chia thành hai loại là plasma nghèo tiểu cầu và giàu tiểu cầu. Trong đó, loại giàu tiểu cầu được ứng dụng trong dịch vụ thẩm mỹ chăm sóc da và làm đẹp với nhiều lợi ích tuyệt vời như:
4.2.1 Kích thích tăng sinh Collagen
Trong plasma thường chứa một lượng tiểu cầu nhất định. Và đây chính là yếu tố kích thích và tăng sinh Collagen, làm lành các mô da bị tổn thương. Đặc biệt hơn, sử dụng collagen sẽ giúp bề mặt da mịn màng, săn chắc và ngày càng tươi trẻ.
4.2.2 Bảo vệ tế bào chống lại tia UV
Khi các tiểu cầu trong thành phần này bị vỡ ra, một lượng lớn dinh dưỡng từ tiểu cầu sẽ giúp tạo nên lớp màng bảo vệ da, tạo kháng thể giúp chống lại các tác nhân gây hại, đặc biệt là tia UV. Nhờ đó làn da khỏe mạnh và săn chắc hơn.
4.2.3 Giảm sưng viêm
Các thành phần trong plasma giàu tiểu cầu với tác dụng kích thích các tế bào biểu mô cùng các mạch máu phát triển. Từ đó giúp tái sinh lại các mô bị tổn thương, giúp tế bào trở nên khỏe mạnh hơn. Và nhờ vậy làn da cũng khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng viêm, sưng,… Bên cạnh đó, nhiều yếu tố có trong thành phần này cũng giữ vai trò quan trọng trong giảm đau, kháng viêm hiệu quả.
4.2.4 Làm lành vết thương trẻ hóa da
Liệu pháp trẻ hóa da bằng huyết tương giàu tiểu cầu được ứng dụng nhiều trong làm đẹp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tiểu cầu có vai trò trong chữa lành các mô tổn thương. Chính vì thế, sử dụng loại giàu tiểu cầu là phương pháp để da khỏe mạnh, trẻ trung hơn, các nếp nhăn cũng mờ hẳn nhờ các collagen được sản sinh, lỗ chân lông được thu nhỏ và các tình trạng nám, sạm cũng suy giảm rõ rệt.
Bảo vệ da trước tác hại của tia UV (Nguồn: marry.vn)
4.3. Ứng dụng của huyết tương trong trị bệnh
Ngoài những lợi ích tuyệt vời đối với làn da, cơ thể, plasma còn có vai trò to lớn trong chữa bệnh. Cùng tìm hiểu một số ứng dụng của huyết tương trong điều trị bệnh dưới đây:
4.3.1 Có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu
Đây là bệnh rối loạn máu nguy hiểm có thể gây tử vong. Bệnh được điều trị bằng cách thay thế plasma được lấy từ cơ thể người khỏe mạnh. Phương pháp này sẽ được thực hiện hàng ngày cho đến khi số lượng tiểu cầu trong cơ thể người bệnh tăng lên.
4.3.2 Xuất hiện các rối loạn khi truyền máu
Với sự phát triển của y học như hiện nay, các thành phần của máu có thể được tách ra, người bệnh bị thiếu thành phần nào sẽ được truyền thành phần đó. Tương tự với plasma cũng vậy. Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được chỉ định truyền thành phần, trong đó trường hợp bệnh nhân bị thiếu antithrombine III khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
4.3.3 Chảy máu và không thể đông máu
Bệnh hình thành do sự thiếu hụt yếu tố đông máu trong 12 yếu tố giúp đông máu. Người bị bệnh sẽ có tình trạng chảy máu kéo dài, khó cầm máu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng. Nhờ sự có mặt của một loại protein là Fibrinogen, một chất tham gia vào quá trình đông máu nên plasma được sử dụng trong điều trị chứng bệnh này. Chất này sẽ hỗ trợ tốt hơn quá trình đông máu, cầm máu khi cơ thể gặp một tổn thương nào đó.
Bệnh có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu (Nguồn: nhathuoclongchau.com)
Rõ ràng huyết tương là một thành phần quan trọng và có nhiều lợi ích trên nhiều mặt. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về thành phần quan trọng này. Để được thăm khám và trải nghiệm công nghệ y khoa hiện đại, hãy nhanh tay đăng ký lọc máu Plasmapheresis hoặc lọc máu kết hợp kiểm tra và bổ sung amino acid, vitamin và dinh dưỡng qua Useful nhé bạn.