8 nguy cơ cho phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi cần lưu ý đề phòng

Cùng với sự phát triển của xã hội nên những người phụ nữ hiện nay thường lập gia đình và có con muộn. Tuy nhiên việc phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm mà bạn cần lưu ý. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.

1. Những tiềm ẩn nguy hiểm khi phụ nữ lớn tuổi mang thai 

1.1. Dị tật thai nhi

Việc ngoài phụ nữ quyết định mang thai ở tuổi ngoài 35 sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy hiểm. Đầu tiên là việc thai nhi có thể bị những dị tật bẩm sinh mà phổ biến nhất hiện nay đó chính là hội chứng Down.

Nguyên nhân của tình trạng này là do các nhiễm sắc thể bên trong tế bào trứng khi người phụ nữ lớn tuổi không tách biệt tốt nên dễ dẫn đến tình trạng chúng dễ kết dính lại với nhau và tạo thành những nhiễm sắc thể của hội chứng Down.

Bên cạnh đó việc thừa hay thiếu nhiễm sắc thể cũng làm cho thai nhi bị nhiều dị tật khác.  Hiện nay với sự phát triển của khoa học y khoa nên những dị tật bẩm sinh này có thể được phát hiện và chẩn đoán sớm để có phương pháp chữa trị tốt nhất.

Bé có tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh cao khi mẹ sinh ở độ tuổi lớn

Bé có tỷ lệ bị dị tật bẩm sinh cao khi mẹ sinh ở độ tuổi lớn (Nguồn: s.yimg.com)

1.2. Nguy cơ sảy thai cao hơn

Mang thai khi đã lớn tuổi thường cũng có tỷ lệ sảy thai khá cao. Theo thống kê của các nhà khoa học thì có khoảng 15% phụ nữ bị sảy thai ở tuổi dưới 35 tuổi, tuy nhiên tỷ lệ này lại tăng cao lên 25% khi mang thai ở tuổi 35 đến 37 tuổi.

Đặc biệt tỷ lệ sảy thai sẽ khoảng 40% nếu phụ nữ mang thai ở tuổi trên 40. Chính vì vậy việc mang thai và sinh con khi lớn tuổi cũng tiềm ẩn nguy cơ sảy thai này.

1.3. Nguy hiểm trong lúc chuyển dạ

Thông thường những người phụ nữ sinh con khi lớn tuổi thì sẽ có nguy cơ gặp nguy hiểm trong lúc chuyển dạ, khó có thể đẻ thường và rơi vào trường hợp sinh khó. Lúc này họ phải sử dụng các phương pháp khác để sinh con dễ hơn như đẻ mổ, gây tê màng cứng hay thúc chuyển dạ …

1.4. Đối mặt với nhiều biến chứng khi sinh

Khi phụ nữ mang thai ở tuổi cao cũng sẽ đối mặt với những biến chứng khác như là cao huyết áp, u xơ tử cung, bị đái tháo đường giai đoạn thai kỳ… Bên cạnh đó người mẹ cũng dễ bị tử vong trong quá trình sinh em bé. Sau sinh thì người mẹ dễ bị nghẽn mạch phổi, viêm tĩnh mạch …

Bà bầu cũng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng khi sinh

Bà bầu cũng có nguy cơ gặp nhiều biến chứng khi sinh (Nguồn: vietlifeclinic.com)

1.5. Mẹ có nguy cơ bị tiền sản giật, huyết áp cao, nhau tiền đạo

Mang thai khi đã lớn tuổi cũng mang nhiều tiềm ẩn nguy hiểm cho người mẹ. Đó là tình trạng người phụ nữ sẽ gia tăng nguy cơ bị tiền sản giật, bị các bệnh về cao huyết áp cũng như nhau tiền đạo. Những điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ nguy hiểm cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh con.

1.6. Trẻ sơ sinh dễ mắc các hội chứng về hô hấp

Ngoài việc người mẹ gặp nhiều nguy hiểm thì em bé sinh ra cũng có thể mắc nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ sinh con trễ. Trẻ sơ sinh ra đời dễ bị mắc các hội chứng về đường hô hấp như bị khó thở, hen suyễn …

1.7. Trẻ sinh ra dễ bị hội chứng Down

Như đã nhắc đến ở phần đầu Down được xem là một trong những hội chứng khá phổ biến nhất khi người phụ nữ mang thai lúc lớn tuổi. Việc các cặp nhiễm sắc thể bị dính lại với nhau sẽ gây nên tình trạng này.

1.8. Tỷ lệ trẻ bị bệnh tự kỷ cao hơn

Người phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi khiến gia tăng tỷ lệ mắc căn bệnh tự kỷ ở trẻ em và đứa trẻ sinh ra sẽ chậm phát triển về mặt trí tuệ hơn.

Mẹ lớn tuổi sinh con cũng có thể gây nguy hiểm cho bé

Mẹ lớn tuổi sinh con cũng có thể gây nguy hiểm cho bé (Nguồn: poh.vn)

2. 7 lưu ý cho mẹ bầu mang thai khi đã lớn tuổi

2.1. Làm đầy đủ các xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa

Khi người lớn tuổi mang thai cần lưu ý gì? là trăn trở khá phổ biến của nhiều bà mẹ hiện nay. Đầu tiên nên bạn quyết định có con khi đã ngoài 35 tuổi thì cần phải làm đầy đủ các xét nghiệm máu và dị tật thai nhi theo yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa. Việc này sẽ giúp bác sĩ có thể theo dõi được tình hình sức khỏe của người mẹ cũng như em bé, để tránh những trường hợp bị dị tật ở em bé hay sẩy thai ở người mẹ.

Xét nghiệm máu ở mẹ còn giúp kiểm tra được tình trạng của men gan, mỡ máu đường huyết cũng như phát hiện được một số bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, hay đột biến nhiễm sắc thể.

2.2. Kiểm tra huyết áp và Cholesterol

Bà bầu cũng nên đi kiểm tra huyết áp cũng như lượng Cholesterol trong máu để cập nhập được hiện trạng sức khỏe của bản thân.

2.3. Kiểm tra nội tiết tố

Việc người phụ nữ đi xét nghiệm kiểm tra nội tiết tố sẽ giúp biết được chất lượng của trứng có tốt hay không và có tình trạng nhiễm sắc thể bị dính hay đột biến hay không.

2.4. Chụp hình tử cung, vòi trứng

Chụp hình hay siêu âm tử cung và vòi trứng để giúp các mẹ phát hiện được những bất thường bên trong vòi trứng, để tránh được tình trạng mang thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé.

2.5. Kiểm tra tính di truyền

Nếu trong gia đình của bạn có lịch sử những người đã bị các bệnh di truyền như hội chứng Down, máu không đông, chậm phát triển trí tuệ, các bị tật bẩm sinh, thần kinh … thì nên kiểm tra lại để tránh trường hợp thai nhi bị những bệnh di truyền này.

Mẹ bầu nên đi xét nghiệm máu và làm các kiểm tra sức khỏe khi mang thai

Mẹ bầu nên đi xét nghiệm máu và làm các kiểm tra sức khỏe khi mang thai (Nguồn: conlatatca.vn)

2.6. Tuân thủ các hướng dẫn, khuyến cáo của bác sĩ

Tuân thủ theo những nguyên tắc, lời khuyên hay khuyến cáo của bác sĩ là một trong những điều bạn cần phải làm khi được hỏi người lớn tuổi mang thai cần lưu ý gì? Bác sĩ sẽ có nhiệm vụ theo dõi tình hình của thai nhi để cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

2.7. Tầm soát dị tật, hội chứng Down

Việc khám tầm soát dị tật hay hội chứng Down cũng sẽ giúp người mẹ phát hiện được những bệnh này sớm để có được phương pháp chữa trị bệnh một cách tốt nhất.

2.8. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng

Quan trọng nhất trong quá trình mang thai là người phụ nữ cần phải được bổ sung đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của bà mẹ.

Tuy nhiên các chất dinh dưỡng này cũng cần được bổ sung theo mức cần thiết không quá dư cũng không nên thiếu thông qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày đảm bảo an toàn, vệ sinh và cung cấp dưỡng chất cần thiết.

2.9. Tập thể dục nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ

Các bà mẹ cũng nên thường xuyên tập các bài tập thể dụng nhẹ nhàng theo chỉ dẫn của bác sĩ để sức khỏe của mẹ được đảm bảo mà thai nhi sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Đăng ký các lớp học Yoga cho bà bầu sẽ mang lại những lợi ích tích cực.

2.10. Tránh xa những thói quen không lành lạnh: rượu, bia, thuốc lá

Nếu bạn đã quyết định mang thai khi đã lớn tuổi thì cần tập lối sống lành mạnh, khoa học, tránh xa với các chất kích thích có hại cho sức khỏe của bé cũng như của mẹ như rượu, bia thuốc lá hay các loại thuốc độc hại khác.

Bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ

Bạn cũng nên bổ sung chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ (Nguồn: basqnyc.co.uk)

3. Tuổi nào có thể sinh con tốt nhất

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hiện nay thì độ tuổi từ 20 đến 35 là thời gian sinh con thích hợp nhất của người phụ nữ. Sinh con trong độ tuổi này sẽ đảm bảo được sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi được khỏe mạnh chào đời. Bạn không nên sinh đẻ quá sớm hay quá muộn sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm đến cả em bé và người mẹ.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây sẽ giúp các chị em có thêm được kiến thức bổ ích cho bản thân mình. Để đảm bảo cho sức khỏe của chính mình và đứa con tương lai thì bạn không nên sinh con quá muộn mà tốt nhất là theo khuyến cáo ở lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi.

Còn nếu bạn mang thai khi quá tuổi này tốt nhất nên chủ động khám sản phụ khoa với bác sĩ giỏi, chuyên môn cao, nhiều năm trong nghề để được tư vấn và kiểm tra tốt nhất.