1. Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ cần chú ý điều gì
1.1. Ăn sáng đầy đủ
Đối với tất cả mọi người bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất để bạn khởi động một ngày mới hiệu quả, bữa sáng càng quan trọng hơn đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường vì lượng đường huyết sẽ giảm xuống sau một đêm dài. Ăn bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp mẹ bầu ổn định đường huyết, cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, tránh gây cảm giác đói và thèm ăn dẫn đến việc ăn vặt nhiều khó kiểm soát.
Nếu như các mẹ bầu không có thời gian thì có thể chuẩn bị một bữa sáng nhanh chóng với yến mạch hoặc ngũ cốc nguyên hạt dinh dưỡng kết hợp trái cây, sữa chua. Đây là những thực phẩm cung cấp năng lượng có chỉ số gia tăng đường huyết thấp phù hợp với bệnh nhân tiểu đường.
1.2. Đa dạng thực phẩm trong ngày
Chế độ ăn tiểu đường thai kỳ phải kiêng ăn rất nhiều món vốn được yêu thích của các mẹ bầu như đồ ngọt, nước uống có gas, đồ ăn chiên xào… Vì vậy cần đa dạng thực phẩm trong ngày để đảm bảo bạn không bị cảm giác chán ăn. Menu 41 món ăn dành cho bà bầu, bổ dưỡng, thơm ngon, đa dạng thực phẩm sẽ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho mẹ và bé, cân bằng nhiều nhóm chất như tinh bột, đạm, đường, chất béo, vitamin với lượng vừa đủ.
1.3. Ăn nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ như rau – củ – quả hữu cơ an toàn, trái cây tươi sạch, giàu vitamin thường được khuyên nên có trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ. Vì lượng chất xơ góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa giúp cho quá trình chuyển hóa đường của insulin trong máu không bị quá tải, lượng đường huyết của mẹ bầu nhờ vậy ổn định hơn, bên cạnh đó ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ các mẹ sẽ kiểm soát được cân nặng, tăng cân một cách điều độ và vừa phải. Các thực phẩm rau, củ quả là thực phẩm bổ sung chất xơ số 1 còn góp phần cung cấp một lượng vitamin đáng kể rất tốt cho cơ thể.
1.4. Ăn nhiều lần trong 1 ngày
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên được chia làm nhiều bữa không nên ăn quá no trong ba bữa chính. Để cơ thể tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn bạn hãy chia khẩu phần ăn thành 5 hoặc 6 bữa nhỏ trong một ngày, mỗi bữa chỉ ăn một lượng vừa đủ. Cách ăn này vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho mẹ bầu vừa tránh gây cảm giác thèm ăn vặt không kiểm soát, bạn sẽ không còn lo lắng về lượng đường trong máu nữa.
1.5. Cắt giảm chất béo bão hòa
Các thực phẩm chứa chất béo bão hòa thường có chỉ số GI – chỉ số tăng đường huyết cao. Nhóm thực phẩm này sẽ giải phóng Glucozo rất nhanh làm lượng đường trong máu thay đổi đột ngột khó kiểm soát gây nguy hiểm cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Đa số thức ăn có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, các sản phẩm làm từ sữa đều chứa một lượng lớn chất béo bão hòa nên trong bữa ăn hàng ngày bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ. Các mẹ bầu hãy thay thế thực phẩm nhiều chất béo bão hòa bằng dầu oliu nguyên chất, dầu cải, dầu đậu phộng và thay thế bơ sữa bằng bơ hạt để đảm bảo cung cấp đủ lượng chất béo cần thiết cho cơ thể mà vẫn có thể cân bằng đường huyết.
1.6. Tránh xa thực phẩm có chỉ số GI cao
Chỉ số GI hay còn gọi là chỉ số đường huyết, cho biết mức độ tăng đường huyết sau khi ăn các loại thực phẩm vì vậy các thực phẩm có chỉ số GI cao nên hạn chế có trong chế độ ăn tiểu đường thai kỳ. Thực phẩm được chia làm ba nhóm có chỉ số GI cao, trung bình và thấp. Thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường có chỉ số GI trên 70 sẽ giải phóng glucozo nhanh khiến insulin không chuyển hóa kịp làm lượng đường trong máu tăng cao. Nhóm thực phẩm có chỉ số GI cao là cơm trắng, khoai tây, bánh mì, đồ ngọt… Ăn thức ăn có chỉ số GI thấp giúp các mẹ kiểm soát tốt cân nặng và đường trong máu.
2. Tại sao thực đơn cho thai phụ bị tiểu đường lại quan trọng
2.1. Giữ mức đường huyết ổn định
Thực đơn cho thai phụ bị tiểu đường là yếu tố quyết định lượng đường trong máu. Kiểm soát tốt lượng đường huyết luôn giữ được ở mức ổn định, điều chỉnh và liên hệ bác xi kịp thời ngay khi phát hiện chỉ số đường huyết ở mức nguy hiểm, bạn sẽ có được sinh hoạt bình thường và sức khỏe ổn định trong suốt thời gian mang thai. Lượng đường huyết quá cao hay quá thấp đều gây nguy hiểm cho mẹ và bé, khi mang thai cơ thể người mẹ bị thay đổi hormone đặc biệt là insulin (hormone có tác dụng chuyển hóa glucozo) vì vậy lượng đường trong máu thường không ổn định. Bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt để có thể làm chủ, kiểm soát được bệnh tiểu đường thai kỳ.
2.2. Bảo vệ tim mạch
Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hợp lý ngoài tác dụng kiểm soát lượng đường huyết bạn còn có thể đẩy lùi các nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhóm thực phẩm trong thực đơn cho bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ là các thực phẩm ít béo, ít đường bột chủ yếu giàu vitamin và chất xơ như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt rất có lợi cho việc kiểm soát cân nặng, huyết áp vì vậy bảo vệ tim mạch khỏe mạnh và ổn định.
2.3. Duy trì cân nặng hợp lý
Việc tăng cân thể hiện sự phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai, tuy nhiên nên duy trì cân nặng theo lời khuyên của bác sĩ. Nếu có chế độ ăn uống hợp lý, với lượng thức ăn vừa phải và đầy đủ dinh dưỡng cơ thể mẹ bầu sẽ kiểm soát tốt lượng đường huyết tránh được cảm giác hay đói, thèm ăn vặt nhờ vậy bạn sẽ luôn duy trì được cân nặng hợp lý.
2.4. Ngừa biến chứng đái tháo đường
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sản phụ như bị co giật, các bệnh liên quan đến thận, võng mạc, đa ối và gây ra các biến chứng cho thai nhi như thai chết lưu, sẩy thai, em bé có khả năng cao bị dị tật, bệnh suy hô hấp, chứng tăng hồng cầu sau khi sinh. Vì vậy thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ nếu hợp lý và khoa học sẽ giúp các mẹ bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết ngăn ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây nên. Nếu có điều kiện bạn nên khám tổng quát cho mẹ bầu để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất và có thể hạn chế được những biến chứng mà đái tháo đường gây ra.
2.5. Giữ sức khỏe mẹ bầu
Với chế độ ăn uống hợp lý trong thời gian bị tiểu đường thai kỳ các mẹ sẽ duy trì được lượng đường trong máu ổn định tránh các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược, mất ngủ vì đi tiểu đêm nhiều… Đảm bảo mẹ bầu có một cuộc sống bình thường, sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái tạo điều kiện cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển toàn diện nhất. Vì vậy thiết kế thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ là việc rất cần thiết và quan trọng trong thời gian mang thai. Và ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu để theo dõi và cập nhật các chỉ số và tình trạng các chất dinh dưỡng để bổ sung kịp thời.
3. Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
3.1. Buổi sáng
Sau một đêm dài cơ thể mẹ bầu sẽ bị thiếu hụt đường huyết nên bữa sáng là bữa ăn quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bị tiểu đường thai kỳ bạn vẫn nên chú ý hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau để thiết kế một bữa sáng dinh dưỡng.
Cháo kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt là bữa sáng ít đường bột và giàu chất xơ. Nếu thích bánh mì bạn nên chọn bánh mì nguyên cám như bánh mì lúa mạch đen để hạn chế tinh bột, có thể ăn kèm với một ít thịt hoặc cá thu, cá hồi hun khói để bổ sung năng lượng. Trứng luộc hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu đa năng, tiện lợi là một gợi ý cho bữa sáng nhanh chóng và đủ chất, bạn nên kết hợp với sữa chua để bữa ăn thêm hấp dẫn và ngon miệng hơn.
3.2. Buổi trưa
Thực đơn bữa trưa nên được bố trí thêm thực phẩm giàu chất xơ như rau củ luộc, hấp để góp phần làm chậm quá trình tiêu hóa giúp cơ thể chuyển hóa và hấp thu tốt hơn.
Bạn nên chọn nguồn tinh bột có chỉ số đường huyết thấp như gạo lứt, bánh mì nguyên cám, kết hợp với thức ăn bổ sung đạm bằng cá, trứng chế biến đơn giản, ít gia vị và chất béo. Để cơ thể tiêu hóa tốt hơn các mẹ nên hạn chế thịt, tích cực ăn bổ sung các thực phẩm tươi như rau củ luộc, hấp hoặc làm salad trong các bữa ăn… Bên cạnh đó, mẹ bầu ăn khoai lang giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, chống táo bón hiệu quả.
3.3. Buổi tối
Trong thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ buổi tối nên ăn các món dễ tiêu hóa, càng ít tinh bột và đường càng tốt, bữa ăn tối ưu tiên rau và đạm có thể không có tinh bột.
Một số món ăn tối đủ chất bạn có thể tham khảo như canh xương hầm rau củ, một lượng nhỏ mỳ ý hoặc pasta nguyên hạt ăn kèm với sốt thịt và rau xà lách, các loại salad trộn kết hợp với thịt hun khói và trứng luộc…Nếu có thói quen ăn cơm hàng ngày các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn một lượng rất ít.
3.4. Bữa phụ
Đối với phụ nữ mang thai bữa ăn phụ là không thể thiếu vì cơ thể rất mau đói và cần cung cấp năng lượng. Tuy nhiên bạn nên chọn các món ăn phụ lành mạnh, ít ngọt để không làm lượng đường trong máu tăng đột ngột. Một số món ăn vặt tốt cho mẹ bầu là trái cây tươi, sạch nguyên quả, các loại ngũ cốc sấy khô nguyên hạt, bánh quy lạt làm từ bột nguyên cám… Lựa chọn thức ăn nhẹ phù hợp sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng và duy trì lượng đường huyết ổn định.
Ngoài thói quen sinh hoạt khoa học và lành mạnh, các mẹ bầu cần có sự theo dõi, kiểm tra sức khỏe thường xuyên của bác sĩ để có được sức khỏe tốt nhất và mua bổ sung thực phẩm dinh dưỡng, cần thiết. Đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có tần suất khám thai định kỳ nhiều hơn gấp ba lần các thai phụ bình thường.
Mách bạn một cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí cho bản thân và gia đình là hãy truy cập Useful đăng ký gói khám sức khỏe tại bệnh viện Vinmec để được tư vấn kỹ càng hơn. Đừng quên mua dịch vụ thai sản trọn gói chăm sóc toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng chào đón thiên thần, trải nghiệm khoảnh khắc tuyệt vời, đáng nhớ trong cuộc đời. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt, tinh thần thảnh thơi trong suốt giai đoạn mang thai của mình.