3 tips cần nhớ để mua thủy sản chuẩn sạch cho gia đình

Bên cạnh những kinh nghiệm mua thuỷ hải sản tươi ngon, những lưu ý sau đây sẽ giúp người tiêu dùng chọn lựa thực phẩm chuẩn sạch cho gia đình.

1. Lựa chọn thuỷ hải sản có tem VietGAP

VietGAP là cách gọi tắt của quy phạm thực hành nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. VietGAP được ban hành nhằm  đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng bằng việc kiểm soát sự an toàn sức khỏe của thuỷ sản cũng như có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Theo chia sẻ của các chuyên gia thủy sản, mỗi sản phẩm ở từng cơ sở nuôi chuẩn VietGAP đều có mã số riêng nên người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm nguồn gốc xuất xứ của thủy sản mình sử dụng. Đồng thời nếu có các phản ánh liên quan đến chất lượng hay nguồn gốc, các cơ quan chức năng có thể dễ dàng điều tra, xử lý và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Mục tiêu trọng tâm của VietGAP là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp thủy sản sạch

Mục tiêu trọng tâm của VietGAP là đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp thủy sản sạch (Nguồn: Internet)

Để đạt chuẩn VietGAP, người nuôi trồng thuỷ sản và các đơn vị sản xuất sẽ phải đảm bảo nhiều tiêu chí chuẩn quốc tế được quy định, điển hình gồm: cơ sở nuôi không sử dụng thuốc – chế phẩm sinh học, địa điểm nuôi trồng có nằm trong vùng quy hoạch được phép nuôi trồng thủy sản tại địa phương, xây dựng tại khu vực ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm hoặc ô nhiễm được kiểm soát, địa điểm nuôi trồng phải đảm bảo an toàn lao động với người chăn nuôi,….

Với những quy phạm chặt chẽ như vậy, mọi thuỷ hải sản khi đã vượt qua kiểm định và được chứng nhận VietGAP đều đảm bảo chất lượng về cả giá trị dinh dưỡng lẫn an toàn thực phẩm. Đồng thời thuỷ hải sản có tem VietGAP cũng là sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều thị trường khắt khe trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản… Vì vậy, người nội trợ hoàn toàn có thể tin tưởng lựa chọn dòng thực phẩm này cho bữa cơm nhà để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình.

2. Lựa chọn thuỷ hải sản nhập khẩu

Song song với việc xuất khẩu số lượng lớn thủy sản ra thị trường quốc tế, Việt Nam cũng là nước nhập khẩu lượng thủy hải sản lớn. Theo Báo cáo của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2022, nước ta chi đến 1,7 tỷ đô-la Mỹ để nhập khẩu thuỷ sản từ Ấn Độ (chiếm 21% tỷ trọng), Na Uy (chiếm 11% tỷ trọng) và các nước khác như Đài Loan, Nhật Bản, Nga,….

Người tiêu dùng Việt có thể lựa chọn thuỷ hải sản sạch được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau

Người tiêu dùng Việt có thể lựa chọn thuỷ hải sản sạch được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau (Nguồn: Internet)

Khi nhập khẩu vào Việt Nam, sản phẩm của các quốc gia này đều phải thông qua các khâu kiểm định chặt chẽ, có chứng chỉ an toàn thực phẩm của quốc gia đó, đạt các tiêu chí về an toàn thực phẩm quốc tế như GlobalGAP. Lựa chọn thuỷ hải sản nhập khẩu cũng là một trong những kinh nghiệm mà người tiêu dùng có thể tham khảo và cân nhắc chọn lựa. Tuy dòng thực phẩm này sẽ có giá cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường, thế nhưng, vấn đề lo ngại về chất lượng và an toàn vệ sinh sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng.

3. Lựa chọn thuỷ hải sản tại các đơn vị uy tín

Trên thực tế, số lượng thủy sản đạt chứng nhận VietGAP và GlobalGAP không đủ để đáp ứng nhu cầu thủy hải sản hiện nay. Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cùng các cơ quan chức năng vẫn khuyên người dân nên mua thuỷ hải sản tại các đơn vị, đại lý uy tín trên cả nước.

Người tiêu dùng nên mua thủy sản sạch tại các đơn vị, đại lý, siêu thị uy tín để được đảm bảo an toàn chất lượng

Người tiêu dùng nên mua thủy sản sạch tại các đơn vị, đại lý, siêu thị uy tín để được đảm bảo an toàn chất lượng (Nguồn: VinMart)

Trên đây là những lưu ý quan trọng để lựa chọn thủy hải sản. Hy vọng rằng, với những lưu ý quan trọng này, người nội trợ Việt có thể dễ dàng mua thuỷ hải sản chuẩn sạch, loại bỏ các thực phẩm “bẩn” xuất hiện trong căn bếp nhà mình.