Ung thư máu là căn bệnh ác tính, mỗi năm trên thế giới có thêm 300.000 bệnh nhân mắc căn bệnh này và có 220.000 người chết vì nó. Do có nhiều dấu hiệu gần giống với bệnh ốm sốt thông thường nên mọi người thường chủ quan. Vậy cách phòng bệnh ung thư máu như thế nào là đúng?
1. Ung thư máu nguy hiểm như thế nào? Có thể đề phòng không?
Ung thư máu còn được gọi là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng là căn bệnh ác tính, xảy ra khi cơ thể có hiện tượng số lượng của bạch cầu gia tăng một cách đột biến. Do bạch cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể nhưng khi gia tăng một cách đột biến như vậy sẽ bị thiếu đi thức ăn và nguồn dinh dưỡng.
Khi đó, nó sẽ ăn lấy chính hồng cầu – thành phần quan trọng của máu. Từ đó, hồng cầu ngày càng bị vỡ khiến người bệnh bị thiếu máu và dễ dẫn đến quá trình tử vong, đây cũng là một căn bệnh duy nhất về ung thư mà không có khối u. Tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu tùy thuộc vào số lượng của bạch cầu phát triển như thế nào, người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi và trẻ em từ 3-7 tuổi có cơ hội phục hồi cao nhất.
Ung thư máu hay còn gọi là bệnh máu trắng (Nguồn: bmsstudyconnect.com)
2. Những nguyên nhân, nguy cơ dẫn đến ung thư máu
2.1. Di truyền
Một số hội chứng di truyền có thể làm gia tăng rất nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư máu: thiếu máu Fanconi – khiếm khuyết về di truyền; Bloom hay còn gọi là hội chứng rối loạn trong di truyền; Ataxia-telangiectasia là một căn bệnh có khả năng di truyền và gây ra một vài khuyết tật; Schwachman-Diamond gọi là hội chứng rối loạn từ khi bẩm sinh. Cha hoặc mẹ là bệnh nhân của ung thư máu thì đứa con khi được sinh ra sẽ thuộc nhóm nguy cơ mắc bệnh cao về bạch cầu.
2.2. Bệnh lý rối loạn về máu
Rối loạn máu làm tăng lên nhanh nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Rối loạn này chưa myeloproliferative mãn tính (đây là điều kiện cho tế bào của máu có thể phát triển nhanh chóng, bất thường), cơ thể lúc này bắt đầu sản sinh ra rất nhiều hồng cầu, làm tăng tiểu cầu cần thiết cũng như myelofibrosis tự phát lên đáng kể.
Ung thư máu có rất nhiều nguyên nhân phát triển bệnh (Nguồn:vtv1.mediacdn.vn)
2.3. Phóng xạ biến đổi gen
Khi tiếp xúc nhiều với bức xạ liều cao sau chiến tranh, những người ở vùng chiến tranh hạt nhân cũng có khả năng gây tổn thương gen và ảnh hưởng đến sự phát triển của tế bào.
2.4. Nghiện thuốc lá, rượu bia
Nghiện thuốc lá, rượu bia hay các chất kích thích rất dễ gây ra các căn bệnh ung thư khác và ung thư máu cũng nằm trong số đó. Hút thuốc thường được biết đến gây ra ung thư phổi, ung thư khoang miệng, khói thuốc lại gây ra ung thư máu.
2.5. Dị tật bẩm sinh khi mang thai
Xảy ra khi máu có những bất thường hoặc rối loạn từ trong thai nhi nhưng không được phát hiện kịp thời. Nguyên nhân là do di truyền hoặc quan hệ cận huyết, mẹ bầu mang thai khi tuổi đã cao (trứng và tinh trùng của những người lớn tuổi cao không được đảm bảo dẫn đến những bất thường trong việc phân chia nhiễm sắc thể),…
2.6. Hóa chất tích tụ trong cơ thể
Tiếp xúc nhiều với các hóa chất như benzen – một loại chất hóa học được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp cao su, dầu khí, sản xuất hóa chất và các ngành công nghiệp liên quan đến xăng cũng tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư máu. Ngoài ra, chất formaldehyde cũng là một chất hóa học gián tiếp gây ra ung thư máu.
2.7. Tiền sử mắc ung thư
Ung thư máu là căn bệnh có nguy cơ tái phát cao do đó việc phòng ngừa tái phát sau khi điều trị ung thư máu là việc rất cần thiết. Đây cũng là cách giúp bạn bảo vệ chính bản thân và những người thân trong gia đình. Bên cạnh đó, cần bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp cho bệnh nhân ung thư máu để tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ tái phát sau điều trị.
2.8. Lối sống không khoa học, stress thường xuyên
Một số khảo sát cho thấy chế độ ăn uống nghèo nàn, không đầy đủ chất dinh dưỡng, ít vận động, căng thẳng và môi trường sống ô nhiễm cũng là một trong số các nguyên nhân gây ra ung thư máu.
Stress trong công việc liên tục (Nguồn: lifealth.com)
3. Cách phòng bệnh ung thư máu quan trọng
3.1. Tránh tiếp xúc với hóa chất
Tiếp xúc hóa chất với tần suất cao là một trong các nguyên nhân gây hại cho bạch cầu, do đó việc hạn chế tiếp xúc các loại chất hóa học: thuốc trừ sâu, benzen, thuốc diệt cỏ là cách phòng ngừa quan trọng nhất. Tuy nhiên có thể do tính chất một số công việc, việc hạn chế là không thể, vì vậy cách đề phòng ung thư máu là nên trang bị trang phục bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, nón,…
3.2. Tránh tiếp xúc với bức xạ
Những người thường xuyên tiếp xúc với bức xạ như công nhân trong nhà máy hạt nhân, người dân sống ở vùng xảy ra chiến tranh, thương binh, người bệnh thường xuyên xạ trị,… nên giảm thiểu thời gian tiếp xúc với các bức xạ này là một trong những cách phòng bệnh ung thư máu.
3.3. Tập thể dục thường xuyên
Theo Hiệp hội ung thư Hoa kỳ (ACS), tập thể dục hàng ngày giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư. Để phòng ngừa bệnh ung thư máu nên tập thể dục 30 phút mỗi ngày và tối thiểu 5 ngày trong tuần bằng nhiều hình thức như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội, thể lực,…
Bên cạnh đó, nên tìm hiểu các triệu chứng của bệnh ung thư máu để phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả nhất.
Tập thể dục giúp hạn chế nguy cơ gây ung thư máu (nguồn: elleman.vn)
3.4. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Cần thiết lập một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh chính là cách đề phòng ung thư máu tốt nhất cho mình và những người thân. Tăng cường chất xơ bằng cách bổ sung nguồn rau, củ giàu chất xơ, vitamin trong thực đơn hằng ngày, tránh thực phẩm nhiều đường, chất béo và thức uống có gas.
3.5. Dùng các thực phẩm bổ máu, tăng hệ miễn dịch cơ thể
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học, nên bổ sung các thực phẩm chức năng tốt cho máu, tăng cường hệ miễn dịch là cách phòng ngừa bệnh ung thư máu đặc biệt là nhóm người có nguy cơ mắc ung thư máu cao.
3.6. Tầm soát ung thư máu định kì
Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe bản thân và gia đình. Các bệnh nhân ung thư máu nên đưa người thân thường xuyên khám tầm soát ung thư máu tại bệnh viện chất lượng hàng đầu. Bạn có thể tìm mua, hay chọn các gói tầm soát ung thư định kì tại bệnh viện Vinmec tại Useful với chất lượng hàng đầu, uy tín và nhiều ưu đãi khác giúp bạn luôn an tâm về sức khoẻ và tiết kiệm được kha khá chi phí khám chữa bệnh.
3.7. Lưu trữ tế bào gốc khi vừa sinh em bé
Lưu trữ tế bào gốc chính là máu ở cuống rốn chịu trách nhiệm bổ sung máu và tái tạo hệ miễn dịch cho trẻ trong cả cuộc đời. Điều này đồng nghĩa với việc có thể chữa trị ung thư máu nếu trẻ chẳng may mắc phải. Có thể tham khảo dịch vụ lưu trữ máu cuống rốn tiết kiệm, đảm bảo lâu dài để có nhiều thông tin và sự chọn lựa phù hợp nhất.
Như vậy, việc trang bị kiến thức cho bạn và gia đình về cách phòng bệnh ung thư máu rất quan trọng. Bởi lẽ đây là căn bệnh nguy hiểm và khó phát hiện. Thường xuyên thăm khám, kiểm tra tổng quát sức khỏe giúp phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của cơ thể và kịp thời điều trị.