HUD hay còn gọi là Head up display trước đây chỉ được trang bị cho các phương tiện quân sự nhưng giờ đây đã được ứng dụng cho các dòng xe dân dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu biết về HUD, tác dụng, lợi ích của nó ra sao? Có bao nhiêu loại? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có khái niệm bao quát về thiết bị này.
HUD là gì?
HUD viết tắt của (Head Up Display) là màn hình giúp hiển thị thông tin lên trên kính lái ô tô. Chiếc màn hình này được trang bị đúng tầm quan sát của tài xế, hiển thị tất cả các thông số như trên bảng đồng hồ của xe giúp người lái thuận tiện hơn khi cần biết thông số cụ thể mà không cần phải cúi xuống nhiều lần gây mất tập trung. Chính vì những tiện ích này mà có khá nhiều người hiện nay khi mua xe rất quan tâm đến việc xe có được trang bị màn hình HUD hay không?
Tác dụng khi trang bị màn hình HUD
Bảo đảm an toàn:
Tác dụng dễ dàng nhìn thấy nhất đầu tiên chính là giúp người lái có thể xem thông tin nhanh nhất mà không phải cúi đầu quan sát bảng đồng hồ, giúp người lái tập trung cao độ trong khi điều khiển xe, bảo đảm an toàn tuyệt đối trong quá trình di chuyển.
Hiển thị thông số của xe tạo sự thuận tiện cho người lái:
Nếu chưa bao giờ lắp đặt màn hình HUD, chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc màn hình HUD có thể hiển thị những thông số gì? Câu trả lời đó là tùy vào mỗi dòng xe. Như đã nói ở trên HUD chỉ là thiết bị giúp hiển thị thông tin lên kính lái cho nên các thông tin hiển thị trên HUD phụ thuộc vào từng hãng xe, có giống hoặc khác nhau. Thông thường sẽ có những thông số cơ bản như sau:
- Tốc độ xe: giúp người lái luôn được cập nhật tốc độ lái thường xuyên và điều chỉnh tăng – giảm tốc độ phù hợp.
- Vòng tua động cơ: hiển thị vòng tua của động cơ, có thể thiết lập cảnh báo khi vòng tua đạt tới giới hạn.
- Quãng đường di chuyển: số km mà xe đã đi được.
- Nhiệt độ nước làm mát xe: phát ra cảnh báo nếu nhiệt độ nước trên 110*c giúp người lái kiểm soát dễ dàng.
- Mức tiêu hao nhiên liệu hiện tại: tính trên 100 km.
- Cảnh báo quá tốc độ: màn hình HUD sẽ thông báo khi xe chạy quá tốc độ đã cài đặt trước đó.
m thanh cảnh báo: có thể tùy chỉnh tắt hoặc mở tùy theo nhu cầu. - Điện áp ACCU: HUD sẽ thông báo cho người lái khi bình ắc quy yếu để có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Báo lỗi ECU: khi ECU bị lỗi vì một nguyên do nào đó màn hình HUD sẽ lưu lại và báo cho lái biết để kịp thời điều chỉnh.
- Điều chỉnh ánh sáng tự động nếu có.
Ngoài các thông số cơ bản đã được liệt kê như trên thì tùy vào từng hãng xe khác nhau, với thiết bị HUD theo xe hoặc gắn ngoài thì sẽ thể hiện thêm các thông số riêng đặc trưng của từng hãng, từng dòng xe khác nhau như cảnh báo sang số, hiển thị áp suất lốp, các thông số về thiết lập (settings) của hệ thống xe v.v… Nhìn chung mọi thông tin được hiển thị trên HUD đều giúp người tài xế dễ dàng nhìn được các chỉ số, thông số hoạt động của xe, giúp cho người lái tập trung vào quan sát đường tốt hơn.
Ưu, nhược điểm khi trang bị màn hình HUD
Bất kỳ một sản phẩm hay một thiết bị nào đều sẽ có những ưu, nhược điểm nhất định và màn hình HUD cũng không phải ngoại lệ. Với nhiều những tiện ích mà nó mang lại là thế nhưng trên thực tế, màn hình HUD vẫn có nhược điểm và hạn chế của nó.
Ưu điểm:
Chúng ta không thể bỏ qua những lợi ích khi sử dụng màn hình HUD cho xe như sau
- Ứng dụng công nghệ hiện đại mang lại sự tiện lợi cho người dùng.
- Hiển thị nhiều thông số cần thiết cho tài xế trong quá trình di chuyển.
- Đàm bảo an toàn cho người lái khi không cần phải cúi đầu nhìn bảng đồng hồ quá nhiều mà vẫn nắm đầy đủ các thông tin vận hành.
- Thiết bị lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng.
Nhược điểm
- Tất cả các thông tin đều được hiển thị trên kính lái nên sẽ gây hạn chế tầm nhìn cho các bác tài.
- Các âm thanh và đèn báo đôi khi dễ làm tài xế mất tập trung gây nguy hiểm.
Các loại màn hình HUD hiện nay
Hiện nay trên thị trường HUD có 2 loại chính đó là HUD dùng GPS và HUD dùng OBD II với những đặc điểm cùng ưu, nhược điểm khác nhau trong đó màn hình HUD dùng OBD II là được nhiều người ưa chuộng hơn.
Màn hình HUD dùng GPS | Màn hình HUD dùng OBD II | |
Đặc điểm | Sử dụng tín hiệu vệ tin GPS để xác định vận tốc, quãng đường di chuyển y như một thiết bị GPS thông thường. | Được sử dụng khá nhiều hiện nay vì đa phần các dòng xe đời mới đều có cổng kết nối ODB II (On-board Diagnostics) giúp hiển thị đầy đủ các thông số xe trực tiếp từ hệ thống. |
Ưu điểm | – Dễ dàng lắp đặt, có thể gắn trên bất kỳ loại xe nào dù mới hay cũ. – Hiển thị tốc độ theo thời gian thực tốt hơn loại dùng cổng ODB II. | – Phù hợp với nhiều dòng xe đời mới. – Dễ dàng lắp đặt. – Hiển thị đầy đủ các thông số của xe. |
Nhược điểm | – Không hiển thị được các thông số khác do không được kết nối trực tiếp với hệ thống. – Vận tốc xe chỉ hiển thị chính xác trong điều kiện thời tiết đẹp và quãng đường di chuyển dài. | – Không hiển thị thông số nếu như bộ giải mã của HUD không tương thích với tín hiệu từ OBD II của xe. – Vận tốc của xe luôn có độ tr64 so với đồng hồ ODO. – Không lắp được cho xe không có cổng OBD II. |
Là một thiết bị tương tự như chiếc điện thoại thông minh smartphone, do đó trên thị trường còn có rất nhiều loại HUD khác nhau có các chức năng và chất lượng cũng khác nhau. Chính vì vậy tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà người dùng có thể chọn lựa màn hình HUD phù hợp nhất với dòng xe mình đang đi, tuy nhiên nên chú ý đến đến hai thông số chính yếu là chất lượng hiển thị và các chức năng đi kèm để đáp ứng được trong quá trình di chuyển của bản thân. Nếu bạn chưa nắm rõ đặc điểm của từng loại thì nên nhờ sự hỗ trợ tư vấn từ những người có chuyên môn tại nơi cung cấp sản phẩm.
Kết luận
HUD là một thiết bị hỗ trợ rất tốt cho quá trình vận hành xe của các bác tài, giúp tăng sự tập trung cho người lái và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Bên cạnh các màn hình HUD được trang bị sẵn cho các dòng xe đời mới, đắt tiền hiện nay thì trên thị trường có rất nhiều loại HUD của các hãng sản xuất thứ ba giúp người tài xế có thể lựa chọn một loại phù hợp với đời xe và nhu cầu cá nhân. Anycar hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bác tài nhiều thông tin hữu ích.