Lái xe ban đêm an toàn cần lưu ý những gì?

Tránh hiện trạng kẹt xe và tận hưởng không khí tĩnh lặng, mát mẻ,.. Tuy nhiên, lái xe ô tô ban đêm có thể xem là thử thách của các bác tài do tầm nhìn hạn chế, nhiều rủi ro tiềm ẩn đang chờ đợi. Dưới đây là một vài lưu ý góp phần đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô ban đêm.

 

  • Kinh nghiệm lái xe ban đêm an toàn cho tài mới
  • Kinh nghiệm lái xe đường sương mù cho tài mới
  • Kinh nghiệm lái xe đường dài cho tài mới

 

Danh mục bài viết

1. Kiểm tra tầm nhìn

 

Vào ban đêm, hoạt động của các giác quan sẽ bị hạn chế,trên hết là thị giác, các bác tài nên đi kiểm tra mắt định kỳ, đặc biệt đối với những bác ngoài 45 tuổi, nếu cần thiết có thể sử dụng các loại kính hỗ trợ tăng khả năng quan sát trong lúc lái xe.

 

Kiểm tra tầm nhìn

 

2. Di chuyển với tốc độ phù hợp, giữ khoảng cách an toàn

 

Đi chậm là nguyên tắc đầu tiên cần thực hiện khi lái xe ban đêm, bởi tầm quan sát vào ban đêm không được tốt như khi lái xe ban ngày. Bên cạnh đó, các bác tài nên tăng khoảng cách an toàn với các xe đang di chuyển phía trước theo nguyên tắc 4 giây để kịp thời phản ứng với những tình huống bất ngờ. Theo nguyên tắc 4 giây này, giả sử tài xế chạy với vận tốc 50km/h tương đương 13.89m/s thì khoảng cách an toàn bác tài cần phải căn là 4 x 13,89 = 55,6m.

 

Di chuyển tốc độ phù hợp

 

3. Sử dụng hợp lý hệ thống đèn pha, cos

 

Cũng như xe gắn máy, hệ thống đèn chiếu sáng của xe ô tô cũng có 2 chế độ: đèn pha và cốt (cos). Đèn cos là đèn có góc chiếu gần và thấp, giúp người lái quan sát được tình trạng mặt đường. Thường được sử dụng khi di chuyển vào ban đêm, các khu vực nội thành, khu dân cư. Ngược lại, đèn pha sẽ có cường độ sáng mạnh, chiếu xa giúp người điều khiển dễ dàng phát hiện các chướng ngại, biển báo từ xe, nên thường được sử dụng khi đi trên các tuyến đường cao tốc hay các đoạn đường vắng.

 

Sử dụng đèn pha hợp lý

 

4. Nghỉ ngơi nếu phải lái xe vào ban đêm trong nhiều giờ, tránh say xỉn, mệt mỏi

 

Lái xe vào ban đêm đòi hỏi độ tập trung cao dẫn đến hệ thần kinh dễ mệt mỏi. Buồn ngủ là mối nguy hiểm lớn nhất khi lái xe ban đêm. Đặc biệt, trường hợp lái xe khi trong cơ thể có nồng độ cồn, người lái không làm chủ được phương tiện. Đây là nguyên nhân chính gây ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng hiện nay.Do đó, bất cứ khi nào cảm thấy cơ thể có dấu hiệu mất tập trung nên đỗ xe vào nơi an toàn, chợp mắt một lát, uống một tách trà hay cà phê lấy lại sự tỉnh táo rồi mới lái xe tiếp.

 

Nghỉ ngơi đầy đủ

 

5. Đảm bảo yếu tố an toàn như lái xe ban ngày

 

Ngoài những yếu tố trên, cần chắc chắn rằng các yếu tố an toàn đều hoạt động tốt như chỉnh ghế, gương, thắt dây an toàn, thử hệ thống đèn, còi, vệ sinh hệ thống gương, bỏ điện thoại di động sang một bên và tập trung khi ngồi sau vô-lăng.

 

Với những chia sẻ trên đây, các bác sẽ đúc kết được kinh nghiệm lái xe ban đêm cho riêng mình, với tiêu chí hàng đầu an toàn là trên hết, không những cho bản thân mà cho cả xã hội.

Mục nhập này đã được đăng trong Ô tô. Đánh dấu trang permalink.