Ban nhiễm trùng trẻ em là chứng bệnh ngoài da khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu cụ thể triệu chứng và cách trị bệnh hiệu quả cho trẻ
1. Ban nhiễm trùng là gì
Ban nhiễm trùng trẻ nhỏ được xếp thứ năm trong danh sách các bệnh phát ban ngoài da thường thấy ở trẻ nhỏ dưới các bệnh như sởi, rubella,… Điểm đặc biệt của chứng bệnh này là phụ huynh thường khó nhận biết triệu chứng bệnh cho đến khi mẩn đỏ xuất hiện.
Tình trạng phát ban sau đó sẽ nhanh chóng trở nên dày đặc gây lo lắng cho phụ huynh. Tuy nhiên, chứng ban nhiễm trùng trẻ em này thường được xếp ở dạng bệnh nhẹ, có thể tự điều trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện triệu chứng phát ban, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm nhất để được tư vấn lộ trình điều trị hiệu quả.
2. Nguyên nhân bệnh ban nhiễm trùng
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng ban nhiễm trùng là do một loại virus đặc thù có tên Parvovirus B19. Loại virus này có thời gian ủ bệnh khá lâu và thường trẻ sẽ không có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào trong thời gian ủ bệnh.
Nguy hiểm hơn, loại virus này có thể lây qua hô hấp, qua đường hít thở, nói chuyện trực tiếp, khi hắt xì giống như các bệnh cảm cúm thông thường. Đặc biệt, việc chạm tay vào một bề mặt chứa virus sau đó đưa lên mũi hay miệng cũng có thể hoàn toàn là nguyên nhân cho chứng ban nhiễm trùng trẻ em.
Ban nhiễm trùng gây ra chủ yếu bởi virus Parvovirus B19 (Nguồn: virology.wisc.edu)
3. Triệu chứng ban nhiễm trùng ở trẻ
Khi bắt đầu phát bệnh, thông thường trẻ sẽ có rất nhiều triệu chứng ban nhiễm trùng diễn ra cùng lúc khiến cơ thể mệt mỏi.
3.1. Sốt, sổ mũi, mệt mỏi
Ốm sốt gần như là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên và thường thấy nhất ở hầu hết các ca bệnh. Cơ thể sốt cao có thể lên tới 38- 40 độ C dễ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc.
Đồng thời, những triệu chứng như sổ mũi, ho có thể đến kèm với sốt gây khó chịu cho trẻ. Khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu của chứng ban nhiễm trùng trẻ em này, phụ huynh nên đặc biệt lưu ý và theo dõi tình trạng trẻ, tránh sốt quá cao có thể dẫn đến co giật ở trẻ.
Bệnh khiến bé ốm sốt, quấy khóc khiến bố mẹ càng thêm lo lắng (Nguồn: bekhoebetai.com)
3.2. Buồn nôn, nôn
Dấu hiệu tiếp theo thường thấy ở trẻ bị ban nhiễm trùng là buồn nôn và nôn. Khi gặp phải triệu chứng này, cơ thể bé sẽ rất khó chịu, đồng thời khiến bé gặp vấn đề trong ăn uống, gây chán ăn, cơ thể càng không có sức đề kháng.
3.3. Nổi phát ban bắt đầu từ 2 bên má
Nổi phát ban sẽ diễn ra chậm hơn 1-2 ngày so với các triệu chứng trên. Tuy nhiên, một khi đã bắt đầu có dấu hiệu nổi phát ban thì tình trạng ban thường dày đặc lên rất nhanh chóng.
Những nốt phát ban thường có màu hồng, cảm giác hơi gợn khi sờ vào xuất hiện đầu tiên ở khu vực hai má. Ngay sau đó, ban có thể lan rất nhanh ra khắp cơ thể như tay, chân, bụng, thậm chí là ngứa lòng bàn chân. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có thể yên tâm khi thấy phát ban xuất hiện. Thông thường, triệu chứng phát ban sẽ chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của bệnh và có thể giảm dần sau khoảng 5-10 ngày.
Giai đoạn bệnh phát ban thì bố mẹ có thể an tâm vì bé đang dần hồi phục và bệnh không còn khả năng truyền nhiễm (Nguồn: loveofmom.vn)
4. Ban nhiễm trùng có nguy hiểm không
Dù biểu hiện của ban nhiễm trùng ở trẻ khá dày đặc tạo cảm giác lo lắng cho phụ huynh tuy nhiên ban nhiễm trùng có giống như sốt phát ban ở trẻ sơ sinh, có nguy hiểm không. Thực tế bệnh hoàn toàn có thể được điều trị tại nhà và tự khỏi sau 1-3 tuần.
Cùng với đó, bệnh ban nhiễm trùng ở trẻ hoàn toàn không lây truyền ở giai đoạn phát ban, giúp bố mẹ an tâm hơn khi chăm sóc con cái bị bệnh. Tuy nhiên, phụ huynh vẫn cần theo dõi sát sao tiến triển của bệnh, tránh việc biến chứng bệnh nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
5. Điều trị ban nhiễm trùng
Phụ huynh có thể chăm sóc và điều trị ban nhiễm trùng cho trẻ mà không cần đến viện ngay lập tức. Dinh dưỡng cũng góp phần rất lớn trong việc cải thiện sức khỏe, tăng khả năng đề kháng giúp bé mau chóng khỏi bệnh.
Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất cùng với việc bổ sung thực phẩm tươi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp sẽ giúp cơ thể bé mau chóng sản sinh đề kháng chống lại virus gây bệnh. Ngoài ra, trước khi bé bước vào giai đoạn phát ban thì virus vẫn có thể lây qua đường hô hấp.
Bởi vậy, khi trẻ có những dấu ban đầu nghi mắc ban nhiễm trùng ở trẻ, cần lập tức cách ly bé với các trẻ còn lại. Cho bé nghỉ học và theo dõi thường xuyên nhiệt độ, nếu thấy trẻ có biểu hiện sốt cao, sốt kéo dài thì nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp cùng nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp bé hồi phục nhanh chóng hơn (Nguồn: conlatatca.vn)
6. Phòng ngừa bệnh ban nhiễm trùng
Ban nhiễm trùng là chứng bệnh gây ra bởi virus bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Giữ vệ sinh sạch sẽ, xây dựng thói quen rửa tay bằng xà phòng, dùng các sản phẩm chăm sóc da cho trẻ giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn.
Không chỉ vậy, việc tăng cường và cải thiện hệ miễn dịch cho bé cũng rất quan trọng. Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, cơ quan miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, hiệu quả hơn giúp hạn chế các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Tuy không quá nguy hiểm tuy nhiên nếu không kịp thời phát hiện và điều trị cẩn thận, bệnh ban nhiễm trùng ở trẻ vẫn có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe của bé. Phụ huynh nên lưu ý cho bé đi khám tổng quát sức khỏe cũng như nếu phát hiện trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường thì nên cho trẻ đi khám nhi tại các bệnh viện, phòng khám uy tín để thăm khám kịp thời.