Vay tiêu dùng lãi suất cao, nguyên nhân là gì?

Theo các chuyên gia kinh tế, một trong những lý do khiến lãi suất cho vay tiêu dùng cao như hiện nay là do cơ sở dữ liệu về khách hàng rất thiếu, các tổ chức tín dụng thiếu căn cứ tín nhiệm để cho vay một cách an toàn. Chính vì vậy, muốn giảm lãi suất, trước hết, phải xây dựng cơ sở dữ liệu công dân của quốc gia. Ngoài ra, các công ty tài chính cần minh bạch thông tin, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền cho khách hàng và quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

Và có không ít người thắc mắc tại sao vay tiêu dùng lại có mức lãi suất cao hơn so với mức lãi suất của ngân hàng. Để giải đáp vấn đề này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây!

Vay tiêu dùng là gì?

Vay tiêu dùng là hình thức vay vốn nhằm hỗ trợ tài chính cho các nhu cầu mua sắm, hàng gia dụng, mua xe, du học, tổ chức đám cưới, đi du lịch, mua đồ nội thất, xây sửa nhà, và các nhu cầu khác tất yếu khác trong cuộc sống hàng ngày

Lãi suất là gì?

Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).

Ví dụ, một công ty nhỏ vay vốn từ một ngân hàng để mua tài sản mới cho doanh nghiệp của mình, và ngược lại người cho vay nhận được tiền lãi theo lãi suất quy định cho việc trì hoãn sử dụng các khoản tiền và thay vào đó bằng việc cho vay nó cho người vay. Lãi suất thường được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm của tiền gốc trong một khoảng thời gian một năm.

Lãi suất vay vốn tiêu dùng sẽ có sự khác nhau tùy vào sản phẩm vay mà khách hàng lựa chọn cũng như phụ thuộc vào đơn vị cho vay. Hiện nay, theo báo cáo của ngân hàng nhà nước mới nhất thì mặt bằng lãi suất vay vốn kinh doanh hiện nay ở mức lãi suất vay tiêu dùng giao động trong khoảng từ 6% – 28% tùy vào hình thức mà khách hàng lựa chọn để vay vốn.

Vì sao lãi suất vay tiêu dùng cao?

Nhiều ý kiến cho rằng, mức lãi suất cho vay tiêu dùng hiện vẫn còn cao, tuy nhiên, cao do đâu? và cao hơn so với cái gì? thì lại chưa được phản ánh một cách rõ ràng và cụ thể. Ở đây, chúng ta đang so sánh giữa lãi suất cho vay tiêu dùng với lãi suất cho vay thương mại truyền thống.

Việc lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn so với lãi suất cho vay thương mại là đương nhiên. Điều này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà xảy ra ở hầu hết các quốc gia khác, vì nó xuất phát từ sự khác biệt trong mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh của các công ty tài chính tiêu dùng hoàn toàn khác biệt so với mô hình của các ngân hàng thương mại truyền thống.

  • Thứ nhất, đối tượng cho vay và tính chất khoản vay khiến cho các công ty tài chính có nhiều rủi ro trong kinh doanh hơn, đồng nghĩa với việc họ phải bỏ ra nhiều chi phí hơn đề bù đắp rủi ro. Cùng với đó là chi phí về hệ thống quản trị, về con người… để thực hiện quản trị rủi ro phù hợp.
  • Thứ hai, các công ty tài chính không được huy động tiền gửi từ dân cư, dẫn đến nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là vốn tự có, vốn đi vay với lãi suất cao hơn.
  • Thứ ba,các công ty cho vay tiêu dùng cũng không có hệ thống mạng lưới như các ngân hàng thương mại, họ cần có một hệ thống điểm giao dịch rất lớn và việc phát triển mạng lưới điểm giao dịch để khách hàng có thể tiếp cận nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các công ty này.

Tất cả những yếu tố trên khiến cho cấu trúc chi phí của các công ty tài chính tiêu dùng khác biệt so với các ngân hàng thương mại. Sự khác biệt đó cũng cho thấy rõ, lãi suất cho vay buộc phải đủ bù chi phí đầu vào cũng như bảo đảm một phần lợi nhuận cho sự phát triển bền vững của công ty tài chính.

Trên thực tế, theo tôi được biết hiện nay các công ty tài chính tiêu dùng cũng không áp dụng cứng một loại lãi suất, mà xây dựng một “dải” lãi suất, thậm chí có cả các chương trình hỗ trợ người tiêu dùng với lãi suất 0%. Việc quyết định khách hàng được vay với mức lãi suất nào sẽ dựa trên vấn đề khách hàng có thể chứng minh được khả năng trả nợ, nguồn thu nhập… đến đâu.

Mấu chốt nằm ở mức độ rủi ro

Bản chất sự so sánh giữa lãi suất cho vay tiêu dùng và lãi suất của ngân hàng đã là một sự khập khiễng. Đối tượng đi vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) thường phải có tài sản đảm bảo hoặc chứng minh thu nhập. Trong khi các đối tượng khách hàng của các công ty này thu nhập thường bấp bênh, không có tài sản đảm bảo hay có chỉ số xếp hạng tín dụng thấp dẫn đến rủi ro đối với bên cho vay lớn hơn nhiều. Trong lĩnh vực tài chính, mức lãi suất luôn tỉ lệ thuận với mức độ rủi ro, do vậy các công ty tài chính thường có lãi suất cao hơn vay ngân hàng.

Ngay cả NHTM khi họ cho vay tiêu dùng qua thẻ tín dụng tức vay không có tài sản thế chấp thì khung lãi suất cũng khá cao 18 – 38%/ năm, dù cho khách hàng thẻ tín dụng của các NHTM vẫn phải cung cấp giấy tờ và chứng minh khả năng tài chính theo chuẩn của ngân hàng chứ không dễ dàng như khoản vay tại công ty tài chính.

Trên thực tế, mức lãi suất cho vay tiêu dùng của Việt Nam so với thế giới đang nằm ở mức trung bình (20 – 50% năm). Trong khi đó, lãi suất cho vay tiêu dùng ở Ấn Độ khoảng 12 – 48%/ năm, tại Brazil 30 – 70% năm, tại Mỹ chỉ khoảng 8 – 36%/ năm, Trung Quốc áp dụng từ 10 – 40%/ năm.

Giá trị của khoản vay nhỏ lẻ, kỳ hạn vay ngắn (18 – 24 tháng) dẫn đến các chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ cao hơn bình thường. Như vậy, với những chi phí mà công ty phải bỏ ra cho một khoản vay tiêu dùng tín chấp thì áp dụng khung lãi suất như hiện tại là điều không khó hiểu.